4.1.4 .Cung ứng đầu vào cho chăn nuôi vịt thịt thương phẩm
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên
4.2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi vịt
hộ khác là chính còn sự hiểu biết qua đọc tài liệu và qua tập huấn kỹ thuật còn hạn chế. Vì trên thực tế, chăn nuôi vịt đã có từ rất lâu trước đây, người dân chỉ cần tiếp tiếp thu và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi vịt thịt thương phẩm sẽ mang lại năng suất cao.
4.2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm vịt thịt thương phẩm
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển chăn nuôi vịt thịt, kết hợp với phân tích đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt thịt giúp cho chúng ta có bức tranh rõ nét về tình hình phát triển chăn nuôi vịt thịt của huyện Lương Tài. Từ những kết quả đánh giá và phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên địa bàn huyện những năm qua, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong luận văn, sự phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm có những điểm mạnh, yếu, cơ hội thách thức chính được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 4.16. Bảng phân tích SWOT
Điểm mạnh (S)
- Diện tích mặt nước lớn - Kinh nghiệm trong chăn nuôi
Điểm Yếu (W)
- Hệ thống cơ sở giết mổ trên địa bàn sơ sài, yếu kém - Tiêu thụ vịt thịt thương phẩm phụ thuộc lớn vào người thu gom
Cơ hội (O)
- Có nhiều chính sách tạo đà cho phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm ở địa phương
- Khoa học kĩ thuật phát triển
SO
- Chính quyền tạo điều kiện cho nông dân mở rộng qui mô chăn nuôi.
- Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.
WO
- Xây dựng đội ngũ khuyến nông về thị trường và quản trị kinh doanh. - Nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Thách thức (T)
- Cạnh tranh đầu vào với các ngành nghề khác - Chịu nhiều rủi ro
- Giá thức ăn không ổn định
ST
- Quản lý tốt cửa hàng thuốc thú y, công tác dự báo dịch bệnh, phòng bệnh từ các cơ quan.
- Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm.
WT
- Có chính sách hỗ trợ vốn trong khâu phòng chữa bệnh trong chăn nuôi. - Khuyến khích các mô hình liên kết trong chăn nuôi từ các khâu đầu vào và đầu ra.
a) Điểm mạnh
- Diện tích mặt nước lớn
Với ưu thế hơn 1300 ha diện tích mặt nước, huyện Lương Tài là nơi tập trung nhiều ao, hồ, sông ngòi nhiều nhất trên địa bàn tỉnh. Theo điều tra, 92% các hộ chăn nuôi vịt thịt thương phẩm đều có ao, hoặc nuôi gần sông, hồ. Có thể thấy, nguồn nước một trong những thế mạnh lớn của huyện, đáp ứng điều kiện cần thiết để phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm được hiệu quả.
- Kinh nghiệm trong chăn nuôi
Là một huyện thuần nông, chăn nuôi vịt trên địa bàn huyện Lương Tài đã có từ lâu và đang phát triển chủ yếu theo hướng công nghiệp. Với 90 hộ điều tra, bình quân số năm kinh nghiệm của các hộ là 8 năm.
b) Điểm yếu
- Hệ thống cơ sở giết mổ trên địa bàn sơ sài, yếu kém, chủ yếu là các cơ sở giết mổ gia súc, các cơ sở giết mổ gia cầm còn ít, công suất nhỏ
- Tiêu thụ vịt thịt thương phẩm phụ thuộc lớn vào người thu gom: Với hơn 64% tiêu thụ vịt qua thương lái, người thu gom do đó dễ bị ép giá. Vấn đề quản lý giá cả và chất lượng hầu như thả nổi không có sự kiểm soát. Nhiều khi giá thịt vịt còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các mặt hàng thày thế như thịt lợn,thịt gà cũng như liên quan mật thiết đến dịch bệnh, mặc dù vùng đó có dịch hay không.
c) Cơ hội
- Có nhiều chính sách tạo đà cho phát triển chăn nuôi vịt thịt ở địa phương Hiện nay, có nhiều chính sách hướng đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng và Nhà nước cụ thể là:
Chính sách hỗ trợ đầu tư : Để khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi,
xây dựng công nghiệp giết mổ, chế biến gia cầm, ngày 13/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 394/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ khuyến khích ngành chăn nuôi gia cầm, ngành giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp.
Quyết định 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm và Quyết định 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 về Quy trình kiểm soát giết mổ động vật.
Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm. Nội dung cơ bản quy định chỉ đạo thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, kiểm soát đàn gia cầm giống, chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm dịch vận chuyển, giết mổ gia cầm để khống chế, không để tái phát trở lại. Chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 22/2004/CT- TTG ngày 15 tháng 6 năm 2004 về phòng chống dịch cúm gia cầm.
- Khoa học kĩ thuật
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, chăn nuôi vịt thịt thương phẩm nói riêng và cả chăn nuôi nói chung đã không còn thủ công và lạc hậu như trước đây. Hộ nông dân đã có nhiều biện pháp kĩ thuật chăm sóc khác thể hiện ở 72 % hộ điều tra đều nuôi theo phương thức công nghiệp, 28% còn lại nuôi bán công nghiệp. Đã có nhiều công cụ, dụng cụ và máy móc phục vụ chăn nuôi vịt hiện đại hơn như hệ thống nước uống, hệ thống máng ăn tự động,… giúp hộ nông dân tối thiểu được công chăm sóc và chi phí chăn nuôi . Kĩ thuật trong nuôi vịt thịt thương phẩm đã được nông dân ngày càng quan tâm và cũng có nhiều hơn các lớp tập huấn kĩ thuật cho hộ chăn nuôi, bên cạnh đó cón nhiều kênh thông tin sách báo nói về kĩ thuật chăn nuôi và phòng bệnh nông dân có thể dễ dàng tiếp cận.
d) Thách thức
- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ: Việc xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp và quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng dẫn tới đất giành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, đất đai đang trong quá trình quy hoạch lại, không ổn định sản xuất.
- Chịu nhiều rủi ro: Rủi ro trong chăn nuôi mà các hộ đang phải đối mặt như rủi ro về con giống cao, rủi ro do giá cả thị trường luôn biến động, rủi ro về dịch bệnh,… Các rủi ro thường gặp phải như mua phải con giống kém chất lượng, khi mua về vịt giống bị tiêu chảy, bị mắc bệnh, … Nếu các huyện lân cận công bố dịch cúm, dù huyện Lương Tài không có dịch nhưng vịt vẫn khó bán và bán với giá thấp.
- Giá thức ăn không ổn định
Chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì chi phí thức ăn luôn là rất lớn, giá thức ăn có thể quyết định lợi nhuận thu được từ chăn nuôi. Trong giai đoạn hiện nay giá thức ăn biến đổi rất lớn, với đợt khủng hoảng lương thực năm 2008 vừa
qua giá thức ăn chăn nuôi đã có thời điểm lên rất cao khiến người chăn nuôi không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Với tình hình kinh tế thế giới nhiều phức tạp như hiện nay thì giá thức ăn chăn nuôi còn rất nhiều biến động và có thể tăng cao, không ổn định. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.