Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

Thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, Đảng bộ và Nhân dân huyện Lương Tài đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng từ 5,0%, Lương Tài đã khẳng định một hướng đi đúng, một cách làm hay trên bước đường CNH, HĐH (UBND huyện Lương Tài, 2017).

Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Lương Tài 2015- 2017 (Tính theo giá cố định 2010) (Tính theo giá cố định 2010)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

SL Cơ Cấu SL Cơ Cấu SL Cơ Cấu 16/15 17/16 BQ

(tr.đồng) % (tr.đồng) % (tr.đồng) % I- Tổng giá trị sản xuất 4.912.044 100,00 4.848.609 100,00 5.276.318 100,00 104,59 104,46 104,52 1- Nông nghiệp 968.956 19,72 1.013.439 20,90 1.058.600 20,06 104,54 102,63 103,58 - Trồng trọt 559.639 57,75 585.100 57,73 600.500 56,72 104,44 106,58 105,50 - Chăn nuôi 355.825 36,72 371.629 36,67 396.100 37,41 106,01 109,33 107,66 - Dịch vụ nông nghiệp 53.493 5,52 56.709 5,59 62.000 5,85 92,75 110,68 101,39 2- Công nghiệp 2.007.779 40,87 1.862.290 38,41 2.061.170 39,06 95,80 108,49 101,95 3. Xây dựng 1.016.218 20,68 973.537 20,07 1.056.271 20,02 108,73 110,10 109,41 4- Thương mại- dịch vụ 919.091 18,71 999.343 20,61 1.100.277 20,85 98,71 108,82 103,64

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2017)

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, GTSX của tổng thể các ngành kinh tế nói chung qua các năm 2015 – 2017 cơ bản là tăng. Bình quân tăng 3,58 %. Trong đó, tỷ trọng trồng trọt chiếm hơn 57% , tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 36% giá trị nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ đạt hơn 5,5 %. Ngành công nghiệp chiếm gần 40% trong tổng giá trị sản xuất. Bình quân tăng 1,95%. Công nghiệp năm 2016 giảm so với năm 2015 là 4,5 %. Tuy nhiên đến năm 2017 đã tăng lại, đạt 2.061.170 triệu đồng, tăng 8,49% so với năm 2016.

Ngành xây dựng và thương mại- dịch vụ tăng đều qua các năm. Bình quân ngành xây dựng tăng 9,41% và ngành thương mại-dịch vụ tăng 3,64%.

Công tác quản lý, điều hành ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Các nguồn thu được tập trung quản lý, đảm bảo việc thu, nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Chi ngân sách đảm bảo chi thường xuyên và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và tập trung chi đầu tư phát triển (UBND huyện Lương Tài, 2017).

Hoạt động tín dụng có bước phát triển mạnh trên cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Tổng huy động vốn tăng bình quân 128,1%/năm, đạt 1,9 lần nghị quyết đại hội. Tổng doanh số cho vay tăng bình quân 127%/năm, đạt 1,6 lần nghị quyết đại hội (UBND huyện Lương Tài, 2017).

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã và đang được chính quyền quan tâm. Tổng vốn đầu tư trong gần 5 năm đạt trên 600 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào chương trình xây dựng nông thôn mới và một số tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường nội thị Thị trấn Thứa. Kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển rõ rệt, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cấp điện, trường học, trạm y tế, chợ..., đến nay xã Trung Kênh hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 04 xã đạt 15-18 tiêu chí (Trung Chính, Phú Hòa, Tân Lãng, Trừng Xá), 06 xã đạt 10-14 tiêu chí (Quảng Phú, Phú Lương, An Thịnh, Lai Hạ, Minh Tân, Mỹ Hương), 02 xã đạt dưới 10 tiêu chí (Lâm Thao, Bình Định). Toàn huyện cứng hóa được 346,1 km đường bê tông nông thôn, xây dựng 99 điểm tập kết, trung chuyển rác thải. Các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mương được đầu tư cải tạo, nâng cấp khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá ở cấp học Mầm non đạt

89,9%, Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 96,5% và THPT đạt 100% (UBND huyện Lương Tài, 2017).

3.1.2.3. Về văn hóa- xã hội

Văn hóa:

Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục - thể thaođược tổ chức với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật, góp phần phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc được chú trọng thông qua việc quan tâm tu sửa, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, đình, chùa, tôn thờ anh hùng liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến, phát huy truyền thống giữ gìn đạo lý dân tộc, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa. Các thiết chế văn hoá thể thao ở cơ sở được tăng cường (UBND huyện Lương Tài, 2017).

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được thực hiện tốt. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện nghiêm túc theo Nghị quyết số 20, 22 của HĐND tỉnh khóa 17, có 354/1.948 đám tang (đạt 18,17%) thực hiện điện táng, hỏa táng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, luyện tập TDTT được duy trì, có mặt phát triển, 85% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (Nghị quyết đại hội - 80% số hộ), số làng văn hóa hàng năm đạt 60% và 85% cơ quan, đơn vị được công nhận công sở văn hóa(UBND huyện Lương Tài, 2017).

Giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thường xuyên được quan tâm, tiếp tục có bước phát triển ổn định, cơ sở vật chất được tăng cường, BCH Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU về phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2015. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS vững chắc, có 37/54 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT được công nhận chuẩn Quốc gia; 100% giáo viên Mầm non, Tiểu học và THCS có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều tiến bộ, các trung tâm học tập cộng đồng được duy trì, hoạt động hiệu quả; chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được giữ vững (UBND huyện Lương Tài, 2017).

Y tế:

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Hoạt động y tế dự phòng được tăng cường, kịp thời ngăn chặn và phòng chống một số dịch bệnh. Nội dung các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai thực hiện tại các xã, thị trấn, không xảy ra dịch bệnh lớn, nguy hiểm trên địa bàn. Hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở được tập trung củng cố về nhân lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, 14/14 xã, thị trấn có trạm y tế được xây dựng, nâng cấp với trang thiết bị cơ bản đầy đủ; 100% trạm y tế có bác sỹ công tác thường xuyên tại trạm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát huy kết quả đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010, một số xã tập trung phấn đấu đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Bệnh viện Đa khoa huyện tiếp tục được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất và bổ sung máy móc, thiết bị khám, chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân trong huyện. Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi hàng năm giảm 1,2%. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai toàn diện, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 9% (NQ đại hội- dưới 7,2%), 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (UBND huyện Lương Tài, 2017).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là phương pháp khoa học có tính quyết định tới quá trình nghiên cứu, kết quả và hiệu quả nghiên cứu. Việc chọn điểm nghiên cứu phù hợp sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, thể hiện rõ được tính khoa học của đề tài nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho việc thống kê, tìm hiểu các hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, tổng quát nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

Để nghiên cứu phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên địa bàn huyện Lương Tài đảm bảo tính khách quan và khoa học. Tôi chọn điều tra 3 xã:

- Xã An Thịnh: Là địa phương có ngành chăn nuôi vịt thịt thương phẩm phát triển tốt.

phát triển khá.

- Xã Quảng Phú: Là địa phương có ngành chăn nuôi vịt thịt thương phẩm phát triển trung bình.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a) Thu thập thông tin thứ cấp

Cấp Tài liệu thu thập Cách thu thập

Bộ (Bộ NN & PTNT, tổng cục thống kê, )

- Tài liệu tổng quan về chăn nuôi vịt - KQ nghiên cứu, báo, tạp chí, nghị quyết, nghị định liên quan đến phát triển chăn nuôi thủy cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng

- Qua các sách báo, tạp chí đã xuất bản, qua mạng Internet Tỉnh (Sở NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông, cục thống kê) - Báo cáo tổng kết - Các chính sách, định phát triển chăn nuôi - Báo, tạp chí, NQ, QĐ - Qua các sách báo, tạp chí đã xuất bản, qua mạng Internet Huyện (Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông

- Báo cáo tổng kết về chăn nuôi - Các tổng kết dự án

- Các chính sách định hướng - Các đề án phát triển

- Báo cáo thống kê

Trực tiếp liên hệ xin số liệu của các phòng và tìm các tài liệu đã xuất bản,

Thu thập số liệu thống kê, báo cáo chuyên môn, tài liệu công bố trên sách, tạp chí, báo cáo, hội thảo… liên quan đến phát triển nuôi vịt thịt thương phẩm. Các thông tin này được tôi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

b) Thu thập thông tin sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được lấy và tổng hợp bằng cách điều tra 90 hộ nuôi vịt thịt thương phẩm tại 3 xã Trung Chính, An Thịnh và Quảng Phú trên địa bàn huyện Lương Tài. Phỏng vấn theo bộ câu hỏi đóng, mở; phỏng vấn theo trọng tâm cho từng đối tượng là các hộ nuôi và các cán bộ chuyên môn của huyện.

- Theo quy mô:

Quy mô I: quy mô lớn (trên 900 con) Quy mô II : quy mô vừa (từ 450- 900 con) Quy mô III : quy mô nhỏ (dưới 400 con) - Theo phương thức nuôi:

Nuôi nhốt ( I ): 70 hộ và nuôi chạy đồng ( II ) : 20 hộ Ngoài ra, tôi còn phỏng vấn sau các đối tượng

- Người thu gom, buôn bán vịt thịt thương phẩm : 3 người - Cán bộ phòng nông nghiệp : 2 người

- Cán bộ thú y xã, huyện : 3 người ở 3 xã

Việc chọn hộ để điều tra căn cứ vào cách chọn điển hình phân loại có sự tham gia góp ý kiến của cán bộ lãnh đạo địa phương.

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng phương pháp thống kê so sánh để phân tích sự biến động theo thời gian và không gian về số lượng vịt nuôi, đồng thời so sánh các quy mô nuôi nhằm tìm ra quy mô đạt hiệu quả nhất, giúp chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên địa bàn huyện phát triển bền vững.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng sản xuất, chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của địa phương, các thông tin về nuôi vịt thịt thương phẩm, tình hình sản xuất, cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các hộ.

- Phương pháp phân tích SWOT: đề tài sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên địa bàn huyện. Trên cơ sở phân tích SWOT, kết hợp các yếu tố tổ chức sản xuất, phương thức chăn nuôi, khuyến nghị các giải pháp và chính sách phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trong thời gian tới.

+ Là phương pháp xác định các điểm mạnh (S), các điểm yếu (W) và đồng thời xem xét các cơ hội (O), thách thức (T) mà chúng ta phải đối mặt.

Bên trong S ( điểm mạnh) W (điểm yếu) Bên ngoài O ( cơ hội) T (Thách thức)

Điểm mạnh: đề cập đến những thuận lợi, ưu điểm, thế mạnh hiện tại mà địa phương/ngành có.

Điểm yếu: là những rào cản, khó khăn mà địa phương/ngành đang gặp phải. Chúng được coi là những rào cản đang hạn chế sự phát triển của địa phương/ngành do đó cần được khắc phục, thay đổi hoặc chấm dứt.

Cơ hội: là thời cơ đang xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trong tương lai mà địa phương/ ngành cần nắm bắt và tận dụng để phát triển.

Thách thức: Là nguy cơ có thể làm suy yếu hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển, cần tìm ra giải pháp để đối phó có hiệu quả.

Thông qua việc phân tích các yếu tố trong ma trận, kết hợp và đưa ra các giải pháp:

S W

O Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ (SO)

Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu (WO)

T Phát huy điểm mạnh, vượt qua thách thức (ST)

Giảm thiểu mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ (WT)

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất

+ Diện tích đất phục vụ nuôi vịt thịt thương phẩm (m2).

+ Vốn đầu tư cho chăn nuôi vịt thịt thương phẩm (triệu đồng). + Tổng số lao động của gia đình (người).

+ Lao động sử dụng cho chăn nuôi vịt thịt thương phẩm (ngày/người).

b) Nhóm chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

+ Số đầu con nuôi cả năm/hộ (con). + Số đầu con nuôi BQ/lứa (con/lứa). + Số lứa/ năm.

+ Thời gian nuôi thả BQ/lứa (ngày). + Tỷ lệ hao hụt (%).

+ Trọng lượng bình quân 1 con khi thu hoạch (kg). + Giá bán 1kg thịt vịt (nghìn đồng/kg).

c) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả - hiệu quả

- Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra ở một chu kỳ sản xuất. 1 * n i i i GO P Q  

- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra trong quá trình sản xuất.

1 n i i IC C   - Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = GO – IC – (A + T) – W. Trong đó: A: là khấu hao TSCĐ

T: là các khoản thuế phải nộp

W: là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có)

- Giá trị gia tăng (VA) là một chỉ tiêu phản ánh kết quả. VA = GO – IC

*) Hiệu quả tính trên một đồng chi phí

- Giá trị sản xuất/ 1 đồng chi phí (GO/ TC) - Giá trị gia tăng/ 1 đồng chi phí (VA/ TC) - Thu nhập hỗn hợp/ 1 đồng chi phí (MI/ TC)

*) Hiệu quả vốn đầu tư

- Giá trị sản xuất/ 1đồng chi phí trung gian (GO/IC) - Giá trị gia tăng/ 1đồng chi phí trung gian (VA/IC) - Thu nhập hỗn hợp/ 1đồng chi phí trung gian (MI/IC)

*) Hiệu quả sử dụng lao động

- Giá trị sản xuất/ LĐGĐ (GO/LĐGĐ) - Giá trị gia tăng/LĐGĐ (VA/LĐGĐ) - Thu nhập hỗn hợp/ LĐGĐ (MI/LĐGĐ).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT THỊT THƯƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI

4.1.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

Là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, Lương Tài đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế; trong đó phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là một trong hướng đi trọng tâm, với giá trị thu nhập mỗi năm đạt gần 1000 tỷ đồng, đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 55)