4.1.4 .Cung ứng đầu vào cho chăn nuôi vịt thịt thương phẩm
4.1.8. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt thương phẩm
4.1.8.1. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt thương phẩm theo quy mô a) Quy mô và sản lượng chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của các hộ điều tra
Với các quy mô chăn nuôi khác nhau ở 3 mức, đầu tư chăn nuôi theo từng nhóm hộ chăn nuôi ở các quy mô được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tình hình chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Lương Tài theo quy mô
Tính bình quân cho 1 hộ chăn nuôi
Diễn giải ĐVT QML QMV QMN
Số con nuôi BQ/1 lứa con 1146,67 666,67 270
Số con XC BQ/1 lứa con 1114,54 628.00 255.61
Số lứa BQ/năm lứa 3,7 3,6 3,2
Tỷ lệ sống đến khi XC % 97,2 96,42 94,67
Trọng lượng BQ/con kg 3,45 3,17 2,89
Thời gian nuôi BQ/lứa ngày 52,22 55,45 58,89
Giá bán BQ/kg nghìn đồng 37,92 35,68 33,96
SL xuất chuồng BQ/ lứa kg 3.845,17 1990.77 738.71 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Mỗi năm các hộ nuôi bình quân 3,2 lứa/năm. Cụ thể ở nhóm hộ chăn nuôi với QMN số lứa bình quân/năm là 3,2 lứa, nhóm hộ chăn nuôi theo QMV là 3,6 lứa/năm và nhóm hộ chăn nuôi với QML là 3,7 lứa/năm. Nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ bình quân là 255 con, qui mô vừa là 628 con, qui mô lớn là 1146 con. Trọng lượng BQ/con của 3 nhóm hộ khác nhau khá lớn, của các hộ thuộc QMN là 2,89 kg/con, các hộ QMV là 3,17 kg/con và các hộ QML là 3,45 kg/con. Nguyên nhân của sự chênh lệch là nhóm các hộ QML nuôi 100% vịt Super, giống này có trọng lượng BQ/con từ 3,5 - 4kg/ con, các hộ thuộc hai nhóm QMV và QMN ngoài giống Super M ra còn nuôi thêm giống khác là vịt bầu cánh trắng. loại vịt này chỉ cho năng suất 2,3- 2,5 kg/con. Thời gian nuôi bình quân/lứa của các hộ thuộc QMN lớn nhất là 58,89 ngày, của QMV
và QML lần lượt là 55,45 ngày và 52,22 ngày. Nguyên nhân là trong 30 hộ điều tra thuộc QMN thì có 13 hộ chăn nuôi nuôi theo phương thức thả đồng nên kéo dài thời gian nuôi lên 60- 70 ngày.
b) Chi phí chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của các hộ điều tra
Chi phí sản xuất sẽ là một phần phản ánh hiệu quả trong chăn nuôi vịt của hộ nông dân. Với những quy mô khác nhau chi phí bình quân tính cho một hộ chăn nuôi sẽ phản ánh hiệu quả đầu vào trong chăn nuôi. Tôi chia ra thành nhiều nhóm hộ chăn nuôi để so sánh chi phí trong chăn nuôi vịt của các nhóm hộ (tính bình quân cho 100 kg thịt). Qua đó có thể nhận xét được nhóm hộ nào sử dụng đầu vào hiệu quả hơn với giả định là giá bán tương đương giữa các nhóm hộ.
Bảng 4.9. Chi phí chăn nuôi vịt thịt thương phẩm theo quy mô của hộ
(Tính trên 100kg thịt hơi) ĐVT : nghìn đồng Chi Phí QML QMV QMN 1. Thức ăn 2611,34 2560,10 2407,08 2. Con giống 476,30 471,02 473,41 3. Thú y 39,08 36,62 31.61 4. Điện năng 17,87 17,08 12.5
5. Lao động thuê ngoài 0 0 0
Chi phí trung gian 3.144,59 3.084,82 2.924,6
6. Khấu hao TSCĐ 65,34 58,35 52,08
Tổng chi phí 3.209,93 3.143,17 2.976,68
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Số hộ điều tra được phân theo quy mô, các nhóm hộ khác nhau có thể có chi phí bình quân khác nhau do sự khác nhau về việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà ở đó quy mô chăn nuôi giồng nuôi... sẽ có sự ảnh hưởng lớn đến sự sai khác đó.
Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất của hộ nông dân (trên 80%). Nhóm hộ nuôi có quy mô lớn đầu tư cho thức ăn lên đến 2611,34 triệu đồng, chiếm 83,73 % chi phí của hộ. Trong khi đó, nhóm hộ có quy mô vừa và nhỏ tỷ trọng thức ăn công
nghiệp chỉ chiếm lần lượt là 2560 nghìn đồng và 2407 nghìn đồng. Bên cạnh sử dụng thức ăn công nghiệp, các nhóm hộ thuốc QMV và QMN tận dụng một phần thức ăn rơi vãi và sẵn có trên cánh đồng. Khác với các vật nuôi khác, chi phí thú y và chi phí điện trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm tương đối ít so với các chi phí khác, chỉ chiếm gần 2% tổng chi phí.
Các hộ sử dụng 100% lao động gia đình. Về chi phí cho thú ý, phòng chữa bệnh cho vịt của hộ chăn nuôi ở QML là cao nhất so với nhóm hộ còn lại. Chi phí thú y cho chăn nuôi vịt thịt của các hộ QML là cao nhất. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy do thói quen chăn nuôi người chăn nuôi QML sẽ cẩn thận trong công tác khử trùng tiêm phòng cho đàn vịt vì một khi vịt bị mắc bệnh sẽ dễ lây lan, khó kiểm soát.
c) Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của hộ theo quy mô
Bảng 4.10. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt thương phẩm theo quy mô
Tính trên 100kg thịt hơi
I. Kết quả sản xuất ĐVT QML QMV QMN
1.Giá trị sản xuất (GO) nghìn đồng 3796,03 3587,72 3432,87 2.Tổng chi phí (TC) nghìn đồng 3209,93 3143,17 2976,68 3.Chi phí trung gian (IC) nghìn đồng 3144,59 3084,82 2924,6 4.Giá trị gia tăng (VA) nghìn đồng 651,44 502,9 508,27 5.Thu nhập hỗn hợp (MI) nghìn đồng 586,1 444,55 456,19
6. LĐGĐ công 10,94 12,35 15
II. Các chỉ tiêu hiệu quả
GO/TC lần 1,18 1,14 1,15 VA/TC lần 0,20 0,16 0,17 MI/TC lần 0,18 0,14 0,15 GO/IC lần 1,20 1,16 1,17 VA/IC lần 0,20 0,16 0,17 MI/IC lần 0,18 0,14 0,15 GO/LĐGĐ nghìn đồng 346,98 290,50 228,86 VA/LĐGĐ nghìn đồng 59,55 40,72 33,88 MI/LĐGĐ nghìn đồng 53,57 35,99 30,41
Qua bảng 4.10 ta thấy đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ngoài chi phí giống chi phí thức ăn thì hộ nông dân không mất thêm khoản chi phí nào trong quá trình nuôi vịt. Chăn nuôi quy mô nhỏ chủ yếu là tận dụng thức ăn thừa thức ăn kiếm được nên chi phí sản xuất/1 lứa nuôi thịt vịt hơi xuất chuồng là thấp hơn so với các quy mô khác.
Tính cho 100 kg vịt thịt hơi xuất chuồng, giá trị sản xuất thu được tính bình quân chung là 3,57 triệu đồng, trong đó nhóm hộ quy mô lớn có giá trị sản xuất cao nhất được 3,796 triệu đồng, nhóm quy mô nhỏ có giá trị sản xuất thấp nhất chỉ được 3,432 triệu đồng. Tổng chi phí cho chăn nuôi vịt thịt của các hộ thuộc QML là lớn nhất, tính trên 100 kg thịt hơi xuất chuồng là 3,2 triệu đồng, lớn hơn 1,06 lần so với QMV và hơn 1,12 lần so với QMN.Số công lao động gia đình bỏ ra để chăn nuôi 100 kg thịt đối với nhóm hộ thuộc QMN mất 15 công, nhóm hộ lớn chỉ mất gần 11 công. Các hộ nuôi theo QML và QMN đa phần là nuôi nhốt nên tốn ít công hơn, các hộ QMN có 13 hộ nuôi theo phương thức thả đồng nên tốn công trông nom.
Chỉ tiêu GO/IC của hộ quy mô lớn là 1,20 tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,20 đồng giá trị sản xuất, cao gấp 1,02 lần so với hộ có quy mô nhỏ và cao gấp 1,03 lần so với hộ có quy mô vừa. Chỉ tiêu VA/IC của hộ nuôi quy mô lớn là 0,2, quy mô vừa là 0,16 và quy mô nhỏ là 0,17. Tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì các hộ QML, QMV và QMN thu được làn lượt là 0,2 đồng, 0,16 đồng và 0,17 đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu MI/IC của hộ thuộc QML là 0,18 gấp 1,27 lần so với hộ QMV và gấp 1,2 lần so với hộ thuộc QMN.
Chỉ tiêu GO/LĐGĐ của hộ thuộc QML là 347 nghìn đồng cao hơn 57 nghìn đồng so với hộ thuộc QMN và hơn 118 nghìn đồng so với hộ thuộc QMN. Chỉ tiêu MI/LĐGĐ của hộ thuộc QML là 54 nghìn đồng cao hơn 18 nghìn đồng so với hộ thuộc QMN và hơn 23 nghìn đồng so với hộ thuộc QMN
Nhìn vào kết quả ta thấy, tuy giá trị sản xuất của các hộ nuôi theo QMV lớn hơn các hộ QMN nhưng do chi phí thức ăn của các hộ QMN ít hơn do tận dụng thức ăn có sẵn ngoài đồng nên hiệu quả kinh tế của các hộ thuộc QMN cao hơn các hộ QMV.
Từ những phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng chăn nuôi vịt trên địa bàn huyện Lương Tài có hiệu quả, vì vậy nên mở rộng qui mô chăn nuôi để đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.
4.1.8.2.. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt thịt thương phẩm theo phương thức nuôi
a)Quy mô và sản lượng chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của các hộ điều tra
Với hai phương thức nuôi khác nhau, đầu tư chăn nuôi theo từng nhóm hộ được thể hiện ở bảng 4.11.
Cụ thể ở nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức thả đồng (II) nuôi 2 lứa/năm, nhóm hộ chăn nuôi nhốt (II) là 3,6 lứa/năm. Số con nuôi BQ/lứa của các hộ nuôi chạy đồng là 350 con, của các hộ nuôi nhốt là 793 con. Các hộ nuôi thả đồng nuôi theo vụ lúa, là vụ chiêm và vụ xuân. Trọng lượng BQ/con của 2 nhóm hộ khác nhau khá lớn, của các hộ nuôi chạy đồng là 2,34 kg/con, các hộ nuôi nhốt là 3,4 kg/con. Nguyên nhân của sự chênh lệch là do con giống. Nhóm các hộ nuôi nhốt thả 100% vịt Super, giống này có trọng lượng BQ/con từ 3,5-4kg/ con, nhóm hộ nuôi chạy đồng lại nuôi vịt bầu cánh trắng, loại vịt này chỉ cho năng suất 2,3- 2,5 kg/con. Thời gian nuôi bình quân/lứa của các hộ nuôi chạy đồng là 54,64 ngày, của các hộ nuôi nhốt là 63,25 ngày.
Giá bán của các hộ nuôi nhốt cao hơn so với các hộ nuôi theo chạy đồng do thời điểm các hộ nuôi thả vịt đồng xuất chuồng, tuy nhu cầu tiêu thụ cao nhưng cũng là lúc nguồn cung vịt tăng mạnh, nên giá thấp hơn so với bình quân giá của các hộ nuôi nhốt.
Bảng 4.11. Tình hình chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Lương Tài theo phương thức nuôi
Diễn giải Đơn vị Nuôi chạy đồng Nuôi nhốt
Số con chăn nuôi BQ/1 lứa con 350 792,86
Số con XC BQ/1 lứa con 330,37 765,74
Số lứa BQ/năm lứa 2 3,42
Tỷ lệ sống đến khi XC % 94,39 96,58
Trọng lượng BQ/con kg 2,34 3,40
Thời gian nuôi BQ/lứa ngày 63,25 54,64
Giá bán BQ/kg nghìn đồng 32,65 37,92
SL xuất chuồng BQ/ lứa kg 773,05 2.603,53
b) Chi phí chăn nuôi vịt của hộ nông dân
Phương thức chăn nuôi là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi vịt thịt. Phương thức nuôi khác nhau sẽ chọn con giống và cách thức cho ăn khác nhau. Đây lại là hai yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí.
Bảng 4.12. Chi phí chăn nuôi của hộ theo phương thức nuôi
(Tính trên 100kg thịt hơi)
ĐVT: nghìn đồng
Chi phí Nuôi chạy đồng CC Nuôi nhốt CC
1. Thức ăn 2041,07 78,38 2616,15 81,48 2. Con giống 462,73 17,77 472,52 14,71 3. Thú y 33,35 1,28 37,91 1,18 4. Điện 15,36 0,58 17,25 0,53 5.LĐ thuê ngoài 0 0 0 0 CP trung gian 2.552,51 3.143,83 6. Khấu hao 51,5 1,97 66,58 2,07 Tổng chi phí 2.604,01 100,00 3.210,51 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Các hộ điều tra nuôi theo phương thức thả đồng chi cho giống 462,73 nghìn đồng (chiếm 17,77% tổng chi phí), chi cho thức ăn là 2,041 triệu đồng (chiếm 78,38% tổng chi phí). Có thể thấy, chi phí thức ăn dù phân theo quy mô hay mô hình nuôi đều chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là chi phí giống (chiếm 10%). Các hộ nuôi nhốt chi cho thức ăn là hơn 2,6 triệu đồng (chiếm 81,48% tổng chi phí), chi cho con giống là 472,52 nghìn đồng (chiếm 14,71 % tổng chi phí).
Chi phí thức ăn của các hộ nuôi chạy đồng thấp hơn hẳn so với các hộ nuôi nhốt là 574,93 nghìn đồng. Chi cho thú y của hai phương thức không chênh nhau nhiều, các hộ đều tiêm phòng khá đầy đủ cho đàn vịt.
c) Kết quả, hiệu quả chăn nuôi vịt của hộ nông dân theo mô hình
Xét các chỉ tiêu hiệu quả của các hộ nuôi chạy đồng: Về hiệu quả sử dụng vốn cứ 1 đồng chi phí mà hộ bỏ ra thì tạo ra được 1,2 đồng giá trị sản xuất, tạo ra
được 0,22 đồng giá trị gia tăng và tạo ra 0,2 đồng thu nhập hỗn hợp. Cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 1,23 đồng giá trị sản xuất, tạo ra 0,23 đồng giá trị gia tăng và tạo ra 0,21 đồng thu nhập hỗn hợp . Trung bình 1 ngày công lao động của hộ thuộc của các hộ nuôi chạy đồng tạo ra được được 215,66 nghìn đồng giá trị sản xuất, tạo ra 40,59 nghìn đồng giá trị gia tăng và tạo ra 37,06 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.
Có thể thấy, mặc dù giá trị sản xuất của các hộ nuôi nhốt cao hơn so với các nuôi thả chạy đồng, nhưng do chi phí thức ăn và chi phí giống của nhóm hộ này cao hơn nhiều so với các hộ nuôi thả, nên hiệu quả kinh tế các hộ chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt kém hiệu quả hơn so với các hộ nuôi thả chạy đồng.
Bảng 4.13. Kết quả, hiệu quả của hộ nông dân tính theo phương thức nuôi
Tính trên 100kg thịt hơi
I. Kết quả sản xuất ĐVT Nuôi chạy đồng Nuôi nhốt
1.Giá trị sản xuất (GO) nghìn đồng 3.144,37 3.796,03
2.Tổng chi phí (TC) nghìn đồng 2.604,01 3.210,51
3.Chi phí trung gian (IC) nghìn đồng 2.552,51 3.143,83
4.Giá trị gia tăng (VA) nghìn đồng 591,86 652,20
5.Thu nhập hỗn hợp (MI) nghìn đồng 540,36 585,62
6. LĐGĐ công 14,58 10,62
7. Khấu hao nghìn đồng 51,5 66,58
II. Các chỉ tiêu hiệu quả
GO/TC lần 1,20 1,18 VA/TC lần 0,22 0,20 MI/TC lần 0,20 0,18 GO/IC lần 1,23 1,20 VA/IC lần 0,23 0,20 MI/IC lần 0,21 0,18 GO/LĐGĐ nghìn đồng 215,66 357,44 VA/LĐGĐ nghìn đồng 40,59 61,41 MI/LĐGĐ nghìn đồng 37,06 55,14