Phòng trừ dịch bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 75)

4.1.4 .Cung ứng đầu vào cho chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

4.1.5. Phòng trừ dịch bệnh

Trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bênh là việc rất quan trọng giúp giảm những rủi ro cho người chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra. Trên địa bàn huyện Lương Tài, công tác thú y luôn nhận được sự quan tâm bằng việc tăng cường đội ngũ cán bộ thú y đến cấp xã, hàng năm thực hiện tốt việc tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm... tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn được kiểm soát chặt chẽ. Trong đó, việc công bố tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh luôn được tiến hành nhanh chóng, kịp thời tạo điều kiện chủ động để tiến hành dập dịch, tránh lây lan. Trong năm năm qua (từ năm 2013-2017) trên địa bàn huyện chưa bị bùng phát bệnh lớn như H5N1. Trong năm 2016, hai huyện kế bên là huyện Gia Bình và huyện Thuận Thành đầu đều đã xuất hiện dịch H5N6 và H5N1, làm thiệt hại về kinh tế hàng trăm triệu đồng.

Đa số các hộ điều tra đều có ý thức phòng trừ dịch bênh, vệ sinh thú y trước, trong và sau quá trình nuôi. Trước khi nuôi vịt, chuồng trại được tẩy rửa vệ sinh, phun thuốc sát trùng như: Biocid 0,3%, BKA 0,3%, Virkon 0,5%,… quét vôi trắng nền chuồng và quét vôi tường trên hành lang chuồng nuôi. Các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, cót quây gia cầm,… đều được tẩy rửa, phơi nắng cho khô và phun thuốc sát trùng trước khi sử dụng.

Hộp 4.2. Công tác thú y của các hộ chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

“ Đàn vịt là máu thịt của mình, nghìn rưỡi con vịt có phải ít đâu cháu. Giờ mà chết ra đấy thì tốn bao nhiêu tiền. Một lứa vịt lỗ thôi là coi như cả năm chả lãi được bao nhiêu. Ngoài cho vịt tiêm vắc- xin phòng bện, bác cũng đun nước lá ổi, nước tỏi cho vịt uống. vừa toàn lại hiệu quả”

Phỏng vấn ông Nguyễn Đình Nhận, 45 tuổi, hộ chăn nuôi vịt thịt thương phẩm, ngày 12/11/2017 tại thôn Thiên Lộc, xã Trung Chính, huyện Lương Tài.

Trong quá trình nuôi, thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. Thường xuyên diệt chuột và côn trùng ở khu vực nuôi, làm cỏ, phát

quang cây cối quanh chuồng nuôi để tránh những con vật mang mầm bệnh vào cho ngan vịt.

Sau mỗi lứa nuôi, các hộ thu gom phân, độn chuồng lẫn phân, rác thải vào nơi quy định và ủ kỹ để diệt mầm bệnh. Cọ rửa toàn bộ nền, tường, dụng cụ chăn nuôi sau đó sát trùng bằng chất khử trùng. Thường thì các hộ đều để trống 15-25 ngày mới nuôi lứa khác.

Bảng 4.6. Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng của các hộ

Ngày tuổi Thuốc và cách dùng

1-3 ngày Dùng thuốc phòng chống nhiễm trùng rốn, các bệnh đường ruột và ảnh hưởng tác nhân Stress

+ Step Tomyxin : 40mg/con + Bổ sung vitamin thay dầu cá

15- 18 ngày - Tiêm phòng Vacxin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ hay cánh)

- Phòng vacxin H5N1 lần 1.

- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng.

28- 46 ngày - Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng các loại kháng sinh, Sunfamid và bổ sung vitamin.

- Có thể tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng cho vịt. - Phòng vacxin H5N1 lần 2

56- 60 ngày Tiêm phòng vacxin dịch tả lần 2

Nguồn: Nguyễn Đức Trọng và Hoàng Văn Tiệu (2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 75)