Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở một số địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Chi cục thuế huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Chi cục Thuế huyện Can Lộc thuộc Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, là một trong 13 Chi cục thuế của Cục thuế Hà Tĩnh, Chi cục Thuế huyện Can Lộc vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục thuế Hà Tĩnh về nghiệp vụ cũng như chỉ tiêu kế hoạch, vừa chịu sự lãnh đạo nhiều mặt của UBND huyện Can Lộc.
Chi cục Thuế huyện Can Lộc được giao nhiệm vụ quản lý tất cả các nguồn thu phát sinh trên địa bàn quận bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, tiền thuê đất, phí, lệ phí, lệ phí trước bạ…
Hiện nay, Chi cục Thuế huyện Can Lộc có 34 cán bộ được tổ chức bao gồm: Chi cục trưởng, 2 phó chi cục trưởng và 6 Đội Thuế. Trong đó Đội kiểm tra thuế và Đội Nghiệp vụ - Tuyên truyền hỗ trợ - Thu nhập cá nhân – Kê khai - Kế toán thuế và tin học giúp Chi cục Trưởng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kê khai thuế đối với các doanh nghiệp và các loại hồ sơ khác liên quan và giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; Nhận dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
Chi cục huế huyện Can Lộc luôn ý thức coi kê khai thuế và kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ then chốt của công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm qua, luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kê khai thuế của NNT nhằm phát hiện, uốn nắn và xử lý kịp thời, nghiêm khắc những sai phạm trong kê khai, tính thuế, nộp thuế GTGT. Phát hiện kịp thời những dấu hiệu vi phạm luật thuế của các đối tượng nộp thuế. Do đó, góp phần tích cực trong việc chống thất thu thuế. Trong đó có thuế GTGT trên địa bàn.
Trong những năm gần đây qua công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp nhỉ và vừa đã phát hiện truy thu tiền thuế GTGT đối với các doanh nghiệp được kiểm tra như sau:
Năm 2016: Số DN được kiểm tra là 56 DN, tổng số tiền thuế, tiền phạt truy thu là 1.997 triệu đồng, trong đó thuế GTGT là 861 triệu đồng. Năm 2017 số DN được kiểm tra là 50 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế, tiền phạt truy thu là 1.874 triệu đồng, trong đó thuế GTGT là 781 triệu đồng.
Về kiểm tra hồ sơ khai thuế: năm 2017 Chi cục đã kiểm tra 846 lượt hồ sơ khai thuế, qua kiểm tra yêu cầu đơn vị điều chỉnh 21 hồ sơ. Số thuế đơn vị điều chỉnh tăng 76 triệu đồng thuế GTGT, tăng 127% so với cùng kỳ năm 2016.
Về công tác quản lý nợ thuế: Chi cục đã luôn tăng cường quản lý nợ thuế, áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu nợ và cưỡng chế nợ theo đúng quy trình. Thực hiện phân loại từng doanh nghiệp nộp thuế, thực hiện tốt cơ chế phối hợp các ngành liên quan trong huyện đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ
thuế. Kết quả là năm 2017 đã cưỡng chế thu được 12 tỷ đồng. Trong đó, bằng biện pháp quản lý nợ là 8,5 tỷ đồng. và bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 3,5 tỷ đồng.
Đạt được kết quả như trên là do sự quan tâm của lãnh đạo Chi cục, luôn chú ý nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất của cán bộ thuế, trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện thông tin hiện đại cho cán bộ công chức thuế của khu vực (Chi cục Thuế huyện Can Lộc, 2018).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Chi cục thuế huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế nói chung và thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng; đồng thời, phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp về kê khai, nộp thuế, thời gian qua, Chi cục thuế huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát công tác kê khai nộp thuế đối với các doanh nghiệp góp nhằm thể hiện sự nghiệm minh của Pháp luật Thuế, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế và làm tăng thu cho ngân sách địa phương.
Thông qua việc tập hợp cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp như: báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tình hình kê khai, nộp tờ khai, quyết toán thuế và các thông tin khác từ các cơ quan chức năng địa phương đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bộ phận phụ trách kê khai thuế và kiểm tra thuế sẽ tiến hành phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá mức độ tuân thủ, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế; phân tích thông tin kê khai thuế, về doanh số, số thuế nộp, đối chiếu với các tài liệu liên quan như bản kê hoá đơn, báo cáo tài chính DN, kết quả phân loại DN hoàn thuế ... đồng thời tra cứu so sánh với doanh thu, thuế kê khai cùng kỳ năm trước để phát hiện, phân tích lập danh sách các DN có dấu hiệu bất thường, cố tình khai man, trốn thuế. Căn cứ danh sách các DN nghi vấn có dấu hiệu vi phạm về thuế, bộ phận kiểm tra sẽ lập kế hoạch kiểm tra cụ thể tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của DN theo đúng quy trình của Luật Quản lý thuế. Cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra thuế các đơn vị có rủi ro thất thu về thuế cao, các đơn vị không chấp hành chính sách pháp luật về thuế, các đơn vị có đơn thư tố cáo có hành vi khai man trốn thuế…
Theo kế hoạch của Phòng Kiểm tra thuế, trong năm 2017, Chi cục đã kiểm tra 56 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua kiểm tra đã phát hiện truy thu trên 1.796 triệu đồng, trong đó thuế GTGT là 869 triệu đồng. Công tác kiểm tra sau hoàn thuế cũng được bộ phận chức năng của cơ quan thuế tiến hành thường xuyên, năm 2017 Chi cục thuế đã tiến hành kiểm tra 16 hồ sơ, phát hiện 5 hồ sơ của DN hoàn có gian lận, qua đó thu hồi 546 triệu đồng do hoàn không đúng.
Bên cạnh đó, công tác giám sát hồ sơ khai thuế đã phát hiện và đã điều chỉnh tờ khai thuế GTGT đối với các doanh nghiệp với tổng số tiền đề nghị điều chỉnh và phạt trên 48 triệu đồng thu nộp vào ngân sách nhà nước.
Hiện nay, Chi cục Thuế huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đang đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách, chống thất thu. Trong thời gian tới, Chi cục Thuế huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp theo hướng trọng tâm, trọng điểm của từng ngành nghề, từng thời điểm nhằm chấn chỉnh sai sót, phát hiện, xử lý những trường hợp khai sai, trốn lậu thuế… Đồng thời, đôn đốc, xử lý sai phạm, thu hồi số tiền phát hiện, truy thu sau kiểm tra vào ngân sách nhà nước theo luật định (Chi cục Thuế huyện Nghi Xuân, 2018).
2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh trong quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm qua thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh gặp không ít khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu là do khách quan mạng lại. Đó là do kinh tế trên địa bàn phát triển chậm, hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn do đầu tư công giảm sút, thị trường bất động sản trầm lắng.
Về công tác quản lý các sắc thuế nói chung đối với các doanh nghiệp và thuế GTGT nói riêng trong những năm qua Chi cục đã thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT cần khắc phục cụ thể: Do cơ chế tự khai tự nộp nên nhiều doanh nghiệp còn tìm mọi cách để gian lận kê khai, nộp thuế, một số doanh nghiệp hiểu biết Pháp luật Thuế còn hạn chế, công tác hạch toán kế toán thiếu trung thực, khách quan....mà chỉ qua công tác giám sát kê khai thuế và kiểm tra thuế mới phát hiện được. Bên cạnh đó năng lực, trình độ, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ thuế chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Vì vậy Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh có thể vận dụng các bài học kinh nghiệm vào công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác hỗ trợ kê khai nộp thuế cho các doanh nghiệp. Thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ, cơ quan thuế cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời hướng dẫn các thủ tục cũng như giải đáp nhanh những khó khăn, vướng mắc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất các doanh nghiệp kê khi nộp thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế trong đó có thuế GTGT đến tận các doanh nghiệp thông qua các buổi tập huấn, đối thoại, phát tờ rơi. Đồng thời phối hợp với mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, và các cơ quan truyền thông đại chúng như báo, đài, tạp chí, phổ biến, giải thích các chính sách, pháp luật về thuế GTGT cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, tăng cường công tác giám sát kê khai và kiểm tra thuế các doanh nghiệp trong đó tập trung vào sắc thuế GTGT, việc giám sát kê khai và kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế và được phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu ở cấp trung gian, cấp cơ sở. Hoạt động giám sát kê khai và kiểm tra thuế phải được chuyên môn hoá cao.
Thứ ba, xây dựng được chiến lược kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp một cách khoa học, đúng đắn. Phải thực hiện những biện pháp kiểm tra thật phù hợp, xác định nhiệm vụ kiểm tra rõ ràng, hàng năm phải lập kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí rủi ro thông qua phân tích hồ sơ khai thuế.
Thứ tư, tạo điều kiện cho cán bộ công chức đơn vị học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bố trí cán bộ làm công tác giám sát hồ sơ khai thuế và cán bộ kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp phải đáp ứng tốt cả về năng lực nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống. Đó là:
Về chuyên môn, cán bộ giám sát hồ sơ khai thuế và cán bộ kiểm tra thuế phải có kỹ năng, kinh nghiệm và sự hiểu chế biết sâu, rộng về chính sách pháp luật của nhà nước, về luật thuế và am hiểu về độ kế toán và các chính pháp pháp luật liên quan như luật hình sự, dân sự, bảo hiểm…
Về kỹ năng xã hội, cán bộ giám sát hồ sơ khai thuế và cán bộ kiểm tra thuế kiểm tra thuế phải phát huy được kỹ năng xã hội bao gồm việc giải quyết các xung đột, kỹ thuật đàm phán và thảo luận trong triển khai thực hiện nhiệm vụ;
Về ý thức trách nhiệm, cán bộ giám sát hồ sơ khai thuế và cán bộ kiểm tra thuế kiểm tra thuế trong thực hiện nhiệm vụ phải sử dụng toàn bộ nỗ lực của mình một cách tốt nhất cho công tác giám sát hồ sơ khai thuế và kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp, kiểm tra thuế phải được thực hiện theo cách chuyên nghiệp hiệu quả đúng quy trình;
Thứ năm, cơ quan thuế phải được trang bị một hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế. Vì yếu tố công nghệ thông tin là điều kiện để cán bộ làm công tác giám sát hồ sơ khai thuế và cán bộ kiểm tra thuế có thể khai thác các dữ liệu, phân tích thông tin các doanh nghiệp phục vụ cho công tác kiểm tra một cách nhanh nhất, kịp thời và chính xác nhất.
Thứ sáu, cơ quan thuế cần chủ động phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Biết rằng trong hoạt động kiểm tra thuế thì cơ quan thuế phải là vai trò chính, nhưng qua thực tiễn cho thấy rằng vai trò của một số bộ phận chức năng của một số cơ quan khác đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan khác có liên quan thì hoạt động kiểm tra thuế sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Thứ bảy, tăng cường các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp nợ thuế dây dưa kéo dài đến thời hạn cưỡng chế theo quy định (nợ thuế trên 90 ngày), đặc biệt là các doanh nghiệp nợ thuế GTGT và đây là khoản thuế gián thu.