Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình thị xã Hồng Lĩnh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở toạ độ 105,45 kinh đông - 18,32 vĩ bắc, là nơi giao nhau của Quốc lộ 1A&8A, cách thành phố Vinh 20 Km về phía Bắc và thị xã Hà Tĩnh (tỉnh lỵ) 30Km về phía nam, cách cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo 92 km về phía tây và là nốt giao thông Bắc Nam và Quốc tế rất quan trọng của khu vực, được xác định là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.

+ Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và tỉnh Nghệ An + Phía Nam giáp huyện Can Lộc

+ Phía Đông giáp núi Hồng Lĩnh (chủ yếu thuộc huyện Nghi Xuân)

+ Phía Tây giáp huyện Đức Thọ

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình thị xã Hồng Lĩnh là một thị xã miền núi có độ dốc từ Đông sang Tây bao gồm 3 dạng chính: Địa hình núi cao, địa hình thung lũng hẹp và một phần đồng bằng. Có sông Nhà Lê chạy uốn quanh thị xã.

Địa hình núi cao với các đỉnh cao > 390m, độ dốc sườn núi > 20%, là các vùng giáp ranh với huyện Nghi Xuân và Can Lộc.

Địa hình thung lũng hẹp: Chạy dọc theo quốc lộ 8B (đường 18 cũ) thuộc phường Đậu Liêu, có cao độ trung bình từ 12- 15m.

Địa hình đồng bằng: Nằm ở phía tây thị xã, trải dài từ Bắc xuống Nam, với cao độ trung bình 3- 5m.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số - lao động

Về dân số: có 36.686 nhân khẩu (tăng 17,2% so với năm 1992 năm thành lập thị xã Hồng Lĩnh);

Nguồn nhân lực: Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay có 17.276 lao động. Trong đó: Lao động Nông Lâm nghiệp 9.517 người; Công nghiệp chế biến 2.126 người; Thuỷ

sản 436 người; Công nghiệp khai thác mỏ 452 người; Dịch vụ sữa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và sản xuất đồ dùng cá nhân 1.732 người, còn lại là những ngành nghề khác…; Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên 1.100 người chiếm 6,2%.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Trong những năm qua nhờ có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước cũng như của tỉnh, thị xã nhà cho nên nền kinh tế thị xã Hồng Lĩnh phát triển tương đối nhanh, cơ cấu nền kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng về thương mại dịch vụ. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn đạt ở mức cao (xấp xỷ 17 – 18%). Thị xã có 01 xã duy nhất và đã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế các lĩnh vực trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẽ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng lợi thế của mình.

Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, dưới đây là một số nội dung chính:

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Hồng Lĩnh đã phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, vươn lên dành được nhiều thành tựu nổi bật: Kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm gần đây đạt trên 13%. Năm 2017, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ chiếm 92,5%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ còn 7,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,6 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt 108 tỷ đồng; tổng huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 550 tỷ đồng. Thị xã là đơn vị đầu tiên trong tỉnh hoàn thành quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 cho 100% phường, xã. Từ quy hoạch được xác định, kết cấu hạ tầng ngày càng được củng cố và đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại như các công trình: mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A, 8A, hệ thống thoát nước đô thị, đường 3/2, Trung tâm Văn hoá thị xã…, các tuyến đường liên phường, xã và thôn, xóm, khối phố được bê tông, nhựa hoá. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở xã Thuận Lộc đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đến nay đã đạt chuẩn nông thôn mới. Mạng lưới thông tin, viễn thông phủ sóng toàn thị xã, đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin, liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hoá, xã hội cũng có bước phát triển nhanh, công tác xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo đến nay chỉ còn 4,82%. Giáo dục – Đào tạo phát triển khá đồng bộ ở tất cả các ngành học, cấp học, chất lượng đội ngũ

giáo viên ngày được nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được hoàn thiện, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đạt trên 95%; toàn thị xã có 15/21 trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, mở rộng, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, y tế được tăng cường về số lượng và chất lượng, 5/6 phường, xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu, hàng năm có trên 85% gia đình đạt chuẩn văn hoá; công tác đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, bảo tồn và phát huy các di tích, lễ hội văn hoá truyền thống được toàn xã hội quan tâm.

Cải cách hành chính tiếp tục được tăng cường. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.

Công tác chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới đang được tập trung đẩy mạnh trên địa bàn thị xã, phấn đấu đến năm 2020 tiến tới đô thị loại 3 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2015-2020.

3.1.3. Giới thiệu tổng quát về Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

3.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đơn vị: Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh Địa chỉ: Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Điện thoại: 02393835028 Fax: 02393835208

Email: ccttxhonglinh.hti@gdt.gov.vn Năm thành lập: 1992

Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh được thành lập vào năm 1992 theo Quyết định số 216/TC/QĐ /TCCB ngày 02/5/1992 của Bộ Tài chính.

Từ năm 1992 đến nay, Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh đã trải qua nhiều cột mốc lịch sử khác nhau với mục tiêu kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả quản lý thuế nói riêng trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.

Đến thời điểm 31/12/2018 số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại Chi cục là 35 người, bao gồm: Chi cục trưởng, 2 phó chi cục trưởng, 5 đội trưởng và 7 đội phó. Về trình độ của CBCNV: 02 người có trình độ thạc sỹ, 26 người có trình độ đại học, 7 người có trình độ cao đẳng, trung cấp và chuyên môn khác (bao gồm 4 cán bộ hợp đồng theo Quyết định 68).

Những năm qua, Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đã thực hiện rất tốt trong công tác quản lý nói chung và quản lý thuế nói riêng, đạt được nhiều thành tựu đáng mừng và nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ cũng như UBND tỉnh Hà Tĩnh và Cục thuế tỉnh... Kết quả hoạt động cụ thể sẽ được phân tích cụ thể ở các phần dưới đây của đề tài.

3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh được quy định cụ thể tuân theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. Cụ thể:

Chức năng

Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Hà Tĩnh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ

(1) Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

(2) Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

(3) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn.

(4) Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

(5) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

(6) Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

(7) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

(8) Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

(9) Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

(10) Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

(11) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế

(12) Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

(13) Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và về việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

(14) Xử lý vi phạm hành chính về thuế, theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

(15) Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(16) Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

(17) Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

(18) Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

(19) Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

(20) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

3.1.3.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh được biểu hiện trong hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh

Nguồn: Chi cục Thuế TX Hồng Lĩnh (2018)

Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh cũng như nhiều đơn vị chi cục thuế khác, đứng đầu bởi Chi cục trưởng, quản lý bởi các Phó chi cục trưởng và gồm nhiều đội nghiệp vụ khác nhau.

Chi cục Thuế Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh có năm đội chuyên môn bao Chi cục trưởng

Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng

Đội kiểm tra - quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế Đội Hành chính nhân sự -Tài vụ - Ấn chỉ Đội trước bạ và thu khác Đội nghiệp vụ, dự toán - TT hỗ trợ NNT - Kê khai, kế toán thuế Đội thuế liên xã, phường

gồm: (1) Đội kiểm tra - quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế; (2) Đội hành chính – Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ; (3) Đội Trước bạ và Thu khác; (4) Đội Nghiệp vụ, dự toán - Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - TNCN - Kê khai, Kế toán thuế & Tin học; (5) Đội thuế liên xã, phường. Mỗi đội có những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau được quy định cụ thể trong quy định hoạt động của Chi cục.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh khá đơn giản và gọn nhẹ, thể hiện rõ chức năng, mối liên kết giữa các bộ phận với nhau. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuế giá trị gia tăng nói riêng tại Chi cục.

3.1.3.4. Trang thiết bị làm việc của Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh

Nhằm thực hiện công cuộc cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh được Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh trang bị hệ thống máy vi tính, máy in, máy photo, máy scan, máy fax, máy chiếu,... Cụ thể số lượng trang thiết bị được trang bị như ở bảng 3.1 sau.

Bảng 3.1. Thống kê trang thiết bị tin học của Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh

Tên thiết bị ĐVT SL Bộ phận/cá nhân sử dụng

Bộ máy vi tính Bộ 34 Mỗi cá nhân được cấp 1 bộ Hệ thống máy chủ Hệ thống 01 Cán bộ tin học quản lý

Máy in A4 Cái 8 Tất cả các đội thuế và 3 lãnh đạo. Máy in A3-A4 Cái

4 Đội KK, đội hành chính, đội KT, đội liên xã phường

Máy photo Cái 2 Đội hành chính

Máy scan Cái 1 Đội hành chính

Máy fax Cái 1 Đội hành chính

Máy chiếu Cái 1 Đội hành chính

Máy tính xách tay Cái 8 Lãnh đạo chi cục + Các đội trưởng

Nguồn: Chi cục thuế TX Hồng Lĩnh (2018)

Số lượng bảng 3.1 cho thấy về cơ bản lãnh đạo Chi cục và các đội quản lý thuế được trang bị máy tính, máy in và các trang thiết bị làm việc tương đối đầy đủ đảm bảo các điều kiện để làm việc.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và thông tin

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)