Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 113 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ

4.4.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu

quả quản lý thuế GTGT

Hiện nay số doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chi cục quản lý tuy không nhiều nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế từ các doanh nghiệp, số doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế không nhiều, phần đông vẫn tìm mọi cách trốn thuế. Vì vậy Chi cục cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Việc thanh tra, kiểm tra của Chi cục không chỉ hạn chế thất thu NSNN mà còn có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm, tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, đảm bảo công bằng bình đẳng trong kinh doanh.

Để thực hiện chống gian lận thuế có hiệu quả chúng ta cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước; đồng thời tổng kết các hành vi vi phạm và nghiên cứu dự báo các hành vi vi phạm về thuế, đề ra các biện pháp phòng ngừa. Để công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thị xã Hồng Lĩnh ngày càng tốt hơn. Để làm được điều đó chúng ta cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế để thanh tra, kiểm tra. Do đối tượng nộp thuế trên địa bàn nhiều và ngày càng phát triển rộng cơ quan thuế không có khả năng thanh tra, kiểm tra được tất cả các đối tượng nộp thuế, mặt khác, các hành vi vi phạm thuế dù còn đang diễn ra ở phạm vi rộng nhưng cũng không phải tất cả các đối tượng nộp thuế đều vi phạm, và mức độ vi phạm của các đối tượng là khác nhau, do đó, để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao, cần thực hiện thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tượng có nghi vấn vi phạm, trước hết là các vi phạm nghiêm trọng. Cần thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ rủi ro và tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng thiếu tín nhiệm, có những dấu hiệu vi phạm, mức độ rủi ro cao. Với sự phân loại như vậy vừa đảm bảo công tác thanh tra đạt được hiệu quả cao vừa động viên khuyến khích các đối tượng nộp thuế thực hiện tốt chính sách thuế.

1. Nhóm đối tượng phản ứng hoặc trốn thuế

2. Nhóm đối tượng chỉ nộp thuế khi cơ quan thuế ép buộc 3. Nhóm đối tượng không muốn nộp thuế nhưng vẫn nộp đúng 4. Nhóm đối tượng luôn mong muốn làm đúng

Theo sự phân loại nói trên, chiến lược cung cấp dịch vụ cho các đối tượng nộp thuế cũng rất khác nhau:

Nhóm 1: Không tuân thủ “Gặp mặt một đối một, bắt buộc tại các quầy dịch vụ”.

Nhóm 2: Không muốn tuân thủ nhưng miễn cưỡng thực hiện “Gặp mặt một đối một, có hẹn ước”.

Nhóm 3: Tuân thủ nhưng chưa hiểu rõ về pháp luật thuế - Chương trình giáo dục và thông tin “một với nhiều người”.

Nhóm 4: Hoàn toàn tuân thủ: Đối tượng nộp thuế tự thực hiện thông qua các dịch vụ thông tin được cơ quan thuế cung cấp dưới nhiều hình thức.

Mô hình chuyển đổi:

Ghi chú:

1: Vi phạm nghiêm trọng

2: Có vi phạm không nghiêm trọng 3: Chấp hành tốt

Chuyển từ thanh tra, kiểm tra chủ yếu tại doanh nghiệp sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tại cơ quan thuế

Để làm tốt công tác phân loại, hàng năm cơ quan thuế phải thực hiện công tác rà soát, sàng lọc đối tượng nộp thuế trên cơ sở phân tích các thông tin về đối tượng nộp thuế để xây dựng các tiêu chí phân loại chính xác, phù hợp. Trên cơ sở các tiêu chí phân loại cụ thể, phù hợp, thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm vào các đối tượng có nhiều dấu hiệu vi phạm. Muốn làm tốt công tác phân loại đối tượng cũng như thực hiện quản lý tốt đối tượng nộp thuế thì cần thiết lập hệ thống thông tin về đối tượng nộp thuế càng nhiều càng tốt, cụ thể là hệ thống thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế qua các năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin từ các bộ, ngành có liên quan như thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa từ cơ quan Hải quan, thông tin về tình hinh thanh toán và tài khoản của doanh nghiệp, v.v..

Có thể mô tả các đối tượng nộp thuế theo hình chóp dưới đây trên cơ sở phân loại mức độ tuân thủ để từ đó có biện pháp đối xử và hình thức cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại đối tượng nộp thuế.

1

2

1

2

Cơ sở không thanh tra, kiểm Cơ sở thanh tra, kiểm tra

Mô hình:

Chuyển từ thanh tra, thanh tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra các nội dung theo chuyên đề.

Chuyển từ cơ chế thanh tra, kiểm tra nhằm vào tất cả các Đối tượng nộp thuế hiện hành sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới thanh tra, kiểm tra không có gian lận thì không thanh tra, kiểm tra.

Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra một cách đại trà, ngẫu nhiên sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm. Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế. Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.

Thứ hai, xây dựng triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế. Để công tác thanh tra có hiệu quả cùng với việc phân loại đối tượng nộp thuế để thực hiện thanh tra có trọng tâm, trọng điểm thì cần xây dựng, triển khai kỹ nghệ thanh tra có tính chất chuyên sâu vào từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp và từng loại vi phạm để đảm bảo việc thu thập thông tin tài liệu, phân tích thông tin tài liệu, xác định vi phạm và kết luận thanh tra nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

K.tra tại cơ quan thuế K.tra tại cơ sở KD

Nội dung theo chuyên đề

Toàn bộ nội dung thanh tra, kiểm tra

+ Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra. Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế.

+ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, lựa chọn, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm tương ứng.

+ Xây dựng hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp: (còn gọi là thẻ tình trạng sức khoẻ của doanh nghiệp).

Hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp sẽ ghi chép tất cả những thông tin nổi bật và chủ yếu cho phép cơ quan thuế nắm sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ tối đa cho việc quản lý thuế và phân tích, đánh giá, xếp loại mức độ tín nhiệm để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ ba, xây dựng chương trình tin học hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Để công tác thanh tra và kiểm tra có hiệu quả, có thể phát hiện nhanh, kết luận chính xác, đầy đủ các vi phạm về thuế thì rất cần thiết phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cho công tác phân loại, sàng lọc doanh nghiệp để thực hiện thanh tra kiểm tra có trọng điểm, cung cấp cho công tác thanh tra, kiểm tra các thông tin nhanh nhất về đối tượng nộp thuế, các tài liệu có liên quan để phân tích đánh giá, so sánh, đối chiếu xác định vi phạm. Để thực hiện triển khai công nghệ thông tin hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả ngoài việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ có chất lượng cao nhằm khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác phân loại doanh nghiệp, đánh giá rủi ro như đã trình bày ở trên thì công nghệ thông tin phải xây dựng được những phần mềm phân tích sâu với từng doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin đã thu thập được trên hệ thống và các thông tin cụ thể thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra để xác định được các vi phạm.

Thứ tư, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Đi cùng với những giải pháp về quản lý, kỹ thuật, việc tăng cường cán bộ cho công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những yếu tố quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay do các vi phạm về thuế đang còn diễn ra ở diện rộng, muốn ngăn chặn các vi phạm thì các cuộc thanh tra, kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, do đó cần tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra cả về số lượng và chất lượng, để đảm bảo cùng với kỹ thuật, các biện pháp quản lý tốt, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt phát hiện nhanh, kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm minh các vi phạm.

Lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế phải chiếm khoảng 25% đến 30% số cán bộ toàn ngành thuế, hiện nay cán bộ đội kiểm tra Chi cục đã được biên chế những người có trình độ đại học trở lên, tuy nhiên cần phải có trình độ chuyên sâu về chế độ chính sách thuế, về thủ tục hành chính, về kế toán tài chính doanh nghiệp và có tính chuyên nghiệp, kỷ năng mềm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, sử dụng thành thạo các phương tiện tin học vào công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế. Tuy nhiên một số cán bộ tại đội kiểm tra Chi cục chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay, bộ phận kiểm tra thuế còn mỏng về số lượng, bên cạnh trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế nên hiệu quả công tác kiểm tra chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)