Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh
2.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có rất nhiều công trı̀nh nghiên cứu về Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp, có thể kể đến như:
-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Tạ Văn Lợi, (2003), “Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Minh Hạnh, (2011), “Tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay theo tiếp cận quản lý kinh tế”, Đại học Thương mại.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, (2012), “Nghiên cứu thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ tài chính tại Việt Nam”, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
-Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lý Thị Thùy Trang, (2003), “Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang”, Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
-Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Đinh Thị Hậu, (2000), “Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
-Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thành Long, (2007), “Hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đã đề cập đến khía cạnh quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng đối với các doanh nghiệp trong phạm vi Việt Nam và nhiều địa bàn khác nhau, ví dụ như Hà Nội, An Giang… Tuy nhiên, hầu như các đề tài đều tập trung khai thác nội dung quản lý thuế GTGT đối với các DN nói chung, các đề tài về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế.