Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ
2.1.3. Nội dung quản lý thuế giá tri ̣ gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.3.1. Tuyên truyền về thuế giá trị gia tăng và hỗ trợ người nộp thuế
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được ngành thuế quan tâm thực hiện. Tuy nhiên nó phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp; tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất theo chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan thuế.
Việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều phương thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã được triển khai như: báo chí, phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử ngành thuế.
Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp đã từng bước được triển khai như, tổ chức tập huấn, toạ đàm, đối thoại, hướng dẫn các chính sách thuế, thủ tục về thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài các hình thức tiếp xúc tại cơ quan thuế, Chi cục còn cử cán bộ thuế đến tận trụ sở doanh nghiệp để hướng dẫn cung cấp, hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế cho doanh nghiệp theo quy định.
2.1.3.2. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
Trước tiên, các cơ quan quản lý thuế sẽ quản lý việc đăng ký thuế giá trị gia tăng, khai thuế, nộp thuế GTGT và ấn định thuế.
• Đăng ký thuế
Việc đăng ký thuế sẽ quy định về các đối tượng đăng ký thuế GTGT với các cơ quan quản lý, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế và chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Khi các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm phải đăng ký thuế với các cơ quan quản lý thuế và sẽ được cấp mã số thuế để giúp các cơ quan theo dõi và quản lý tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đó. Việc theo dõi tình hình đăng ký thuế và biến động số lượng các mã số thuế là một trong những nội dung của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại các cơ quan thuế.
• Khai thuế
Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Các cơ quan thuế phải theo dõi các hồ sơ khai thuế, thời hạn khai thuế cũng như theo dõi tình hình khai thuế của các đối tượng nộp thuế. Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). Những đối tượng này chịu trách nhiệm phải khai báo thuế với các cơ quan quản lý thuế.
• Nộp thuế
Các cơ quan quản lý sẽ theo dõi việc nộp thuế GTGT của các đối tượng nộp thuế, tình hình thu, kế hoạch thu và mức độ hoàn thành chỉ tiêu thu của cơ quan và đánh giá ý thức nộp thuế GTGT của các đối tượng nộp thuế.
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật GTGT là những đối tượng nộp thuế GTGT. Căn cứ theo những đối tượng này, các cơ quan thuế sẽ tiến hành việc quản lý thuế GTGT.
Theo dõi việc nộp thuế GTGT là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thuế GTGT. Các số liệu về số thuế GTGT đã nộp, số thuế còn nợ sẽ phản ảnh hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại các cơ quan thuế.
Đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ.
• Ấn định thuế
Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế, được quy định tại Điều 37, Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11. Chính vì vậy, việc quản lý ấn định thuế cũng rất quan trọng. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế GTGT phải nộp. Tùy thuộc vào phương thức kê khai của đối tượng nộp thuế GTGT mà việc ấn định sẽ được tiến hành tương ứng. Cụ thể như sau:
- Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:
+ Không đăng ký thuế;
+ Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
+ Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
+ Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
+ Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
+ Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
+ Có dấu hiệu bỏ trốn, phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:
+ Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
+ So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;
- Việc ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật thuế giá trị gia tăng (Quốc hội 2006).
2.1.3.3. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Quy trình quản lý thuế GTGT (Quy trình quản lý nợ thuế GTGT + quy trình cưỡng chế thuế GTGT) đối với doanh nghiệp được biểu hiện cụ thể trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý nợ thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thông qua sơ đồ trên, ta thấy được các bước trong quy trình quản lý nợ thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế, cụ thể:
Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ
+ Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ thuế GTGT trong năm.
+ Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ thuế GTGT trong năm.
Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp.
+ Phân công công chức quản lý nợ thuế GTGT đối với các doanh nghiệp. + Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ thuế GTGT đối với các doanh nghiệp. + Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ
+ Phân tích, đánh giá và xử lý nợ + Lưu hồ sơ
Quy trình quản lý nợ thuế GTGT đối với
doanh nghiệp
Lập kế hoạch thu nợ
Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ
Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ thuế GTGT đối với các doanh nghiệp.
+ Lập báo cáo
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ thuế GTGT đối với các doanh nghiệp.
Về quy trình cưỡng chế thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế, tác giả tổng hợp trong sơ đồ 2.3 dưới đây.
Thông qua sơ đồ 2.3, có thể thấy được các bước trong quy trình cưỡng chế thuế GTGT đối với các doanh nghiệp bao gồm:
- Xác định đối tượng phải cưỡng chế - Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin - Ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế - Tổ chức cưỡng chế nợ thuế
- Theo dõi thực hiện cưỡng chế nợ thuế - Lưu hồ sơ.
Quyết định số 751/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế ban hành ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế quy định rõ về điều này và áp dụng chuẩn cho tất cả các cơ quan thuế. Trong điều kiện thực tế, tùy thuộc vào tình hình quản lý thuế mà các cơ quan thuế sẽ có những điều chỉnh linh hoạt.
Có sáu biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm: a) Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản;
b) Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; c) Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; d) Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
đ) Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
e) Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề;
Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế được quyết định áp dụng.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật quản lý thuế chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Sơ đồ 2.3. Quy trình cưỡng chế thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế
Nguồn: Tổng cục Thuế (2018)
Xác định đối tượng phải cưỡng chế
Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin
Ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế
Tổ chức cưỡng chế nợ thuế
Theo dõi thực hiện cưỡng chế nợ thuế
2.1.3.4. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là một nội dung khác của công tác quản ký thuế GTGT tại các cơ quan quản lý thuế. Công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Quá trình kiểm tra, thanh tra thuế GTGT phải được diễn ra tại trụ sở cơ quan quản lý và tại trụ sở của đối tượng nộp thuế GTGT. Quá trình kiểm tra, thanh tra thuế GTGT được quy định cụ thể và tuân theo các điều luật trong luật quản lý thuế do Quốc hội nước ta ban hành. Các cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp trong kiểm tra, thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, bao gồm: Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
2.1.3.5. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
• Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế - Vi phạm các thủ tục thuế.
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
- Trốn thuế, gian lận thuế. (Quốc hội 2006)
• Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện, ngăn chăn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện.
- Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp.
- Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự (Quốc hội, 2006).
2.1.3.6. Hoàn thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.
Các trường hợp hoàn thuế GTGT được quy định cụ thể tại Điều 13 của Luật thuế GTGT năm 2008, Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể quy định tại Khoản 3, Điều 01 thông tư 130/TT-BTC, ngày 12/8/2016 quy định các điều kiện được hoàn thuế GTGT đối với các loại hình doanh nghiệp và các hình thức nộp thuế GTGT.
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Nếu các cơ sở này có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT- BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập: Các cơ sở mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo
từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
a) Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư: Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
b) Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới: Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu