Kết quả nộp thuế GTGT của các DN tự kê khai, giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 87)

giai đoạn 2016-2018

Diễn giải Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

DN kê khai đúng (lượt) 915 918 857

DN kê khai sai, kê khai thiếu thuế (lượt) 15 17 21 Tổng số thuế kê khai (triệu đồng ) 12.769 11.425 10.618 Tổng số thuế kê khai sai (triệu đồng) 154 176 181 Nguồn: Chi cục Thuế TX Hồng Lĩnh (2019)

Qua bảng 4.14 cho ta thấy ý thức chấp hành kê khai thuế các DN ngày càng tăng. Cụ thể:

Số DN kê khai đúng ngày càng giảm, năm 2016 có 915 lượt, năm 2018 còn 857. Số DN kê khai sai, kê khai thiếu ngày càng tăng, năm 2016 có 15 lượt, năm 2018 tăng lên 21 lượt. Tổng số thuế kê khai sai ngày càng tăng, năm 2016 các DN kê khai sai 154 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 181 triệu đồng.

c) Thu nộp thuế

Việc các DN không tuân thủ trong việc nộp thuế và việc DN không nộp hoặc nộp chậm tiền thuế so với hồ sơ đã kê khai hoặc so với tiền thuế ấn định của cơ quan thuế hoặc theo thông báo của cơ quan thuế thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 4.15. Kết quả nộp thuế GTGT của các DN tự kê khai, giai đoạn 2016-2018 giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng số thuế kê khai ( Tr.đ) 12.769 11.425 10.618 2 Tổng số thuế thu được( Tr.đ) 11.700 10.125 9.898

3 Tổng số thuế còn nợ 1.069 1.300 720

4 Tỷ lệ DN nộp thuế

- GTGT đã nộp đủ (%) 91,63 88,62 93,22

- GTGT còn đọng (%) 8,37 11,38 6,78

Nguồn: Chi cục Thuế TX Hồng Lĩnh (2019)

Qua số liếu tại bảng 4.15 ta thấy các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nộp thuế GTGT tự kê khai còn hạn chế, năm 2016 tỷ lệ nợ đọng là 8,37%; năm 2017 tỷ lệ nợ đọng tăng lên 11,38%. Tuy nhiên bằng các biện pháp đôn đốc thu nợ đồng bộ, năm 2018 tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT giảm xuống còn 6,78% trên

tổng số thuế kê khai. Tỷ lệ nợ đọng cao là do các các DN còn chây ỳ chờ đợi chính sách gia, giảm thời gian nộp thuế và tình hình về nguồn vốn, tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn.

4.2.3. Công tác quản lý nợ và xử lý nợ đọng thuế GTGT

Công tác này có vai trò rất quan trọng, trước tiên để đảm bảo sự công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế; thứ hai là thể hiện vài trò của cơ quan thuế trong cộng đồng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan thuế và NNT; và thứ ba là tăng cường sự tuân thủ của NNT thông qua các tác động lên lợi ích kinh tế và tác động tâm lý của NNT.

Qua bảng 4.16 về tình hình nợ thuế GTGT qua các năm cho thấy công tác quản lý nợ thuế của Chi cục còn hạn chế, không những số nợ không giảm mà lại tăng nhanh tính đến thời điểm 31-12 hàng năm tỷ lệ nợ thuế GTGT là: Năm 2016, 5,42% ; năm 2017, 9,01%; năm 2018, 10,23% so với số dự toán giao thu toàn Chi cục.

Đối với việc xử lý, thu hồi các khoản nợ thuế, có hai nhóm biện pháp: Thứ nhất là những khoản nợ dưới 90 ngày sẽ thực hiện các biện pháp đôn đốc nhắc nhở bằng điện thoại, thông báo số thuế còn nợ và số tiền phạt nộp chậm đã tính; Thứ hai, đối với các khoản từ 90 ngày trở lên, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế như: bằng biện pháp trích từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Ngoài ra còn thực hiện các biện pháp khác như thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về danh tính NNT còn nợ thuế, phối hợp với cơ quan công an thị xã mời giám đốc doanh nghiệp lên làm việc về vấn đề thanh toán nợ thuế...

Để làm tốt công tác quản lý nợ và xử lý nợ đọng phải phân tích số thuế nợ theo “tuổi nợ”, nợ 90 ngày và nợ trên 90 ngày để có biện pháp xử lý nợ đọng ; Nợ có khả năng thu và nợ không có khả năng thu. (Nợ không có khả năng thu bào gồm các DN đã giải thể, phá sản, chủ doang nghiệp chết, mất tích... Điển hình như: DN Trung Quân nợ trên 400 triệu đồng, Giám đốc bị chết đột tử...DN tư nhân Lam Hồng vay lãi tín dụng đen dẫn đến mất khả năng thanh toán, giám đốc bỏ trốn kéo theo nợ thuế trên 200 triệu đồng...).

Theo số liệu thống kê về kết quả thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ đã áp dụng năm 2016 và năm 2017 ở bảng 4.17 thì thấy rằng Chi cục đã vào cuộc

quyết liệt trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, công tác quản lý nợ đã thực hiện triệt để đúng tuần tự quy trình, điều đó được thể hiện trong năm 2017 chi cục đã sử dụng 3.317 lượt biện pháp, các doanh nghiệp nợ thuế đều được thông báo hàng tháng và gửi đến tận doanh nghiệp. Có tới 2.286 lượt thông báo nợ, gọi điện thoại nhắc nhở 676 cuộc, áp dụng biện pháp cưỡng chế qua tài khoản và thông báo đình chỉ sử dụng hóa đơn 99 lượt, công khai nợ trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh truyền hình thị xã và tỉnh) 256 lượt. Tương tự năm 2018 chi cục áp dụng 3.736 lượt biện pháp. Trong đó có tới 2.576 lượt thông báo nợ, gọi điện thoại nhắc nhở 699 cuộc, áp dụng biện pháp cưỡng chế qua tài khoản và thông báo đình chỉ sử dụng hóa đơn 113 lượt, công khai nợ trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh truyền hình thị xã và tỉnh) 348 lượt.

Tuy nhiên nhìn vào bảng 4.16 và 4.17 cho chúng ta thấy: Tình hình nợ đọng ngày càng phứ tạp, nợ thuế vẫn còn kéo dài và có xu hướng gia tăng, tình trạng trốn thuế, lách luật vẫn xảy ra, ảnh hưởng dư luận xã hội, mất công bằng trong xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Biện pháp thông báo nợ thuế, gọi điện thoại nhắc nhở, công khai nợ thuế chỉ có tác dụng đối với nhóm NNT đang cố gắng tuân thủ, còn đối với nhóm NNT chống đối hoặc không hợp tác thì các biện pháp này tác động không lớn. Những nhóm NNT này phải áp dụng biện pháp mạnh hơn đó là cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên hiện có một số doanh nghiệp Chi cục đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn không có hiệu quả, số doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực xấy dựng cơ bản và thực sự rất khó khăn về tài chính.

Như vậy một chế tài rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế và tăng cường sự tuân thủ của NNT thông qua các tác động lên lợi ích kinh tế và tác động tâm lý của NNT đã không thực hiện. Đồng thời một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất kinh doanh đó là giảm, giãn gia hạn thời gian nộp thuế theo quy định. Đây là một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng rất nhanh số thuế nợ đọng qua các năm. Mặt khác việc cưỡng chế nợ đọng bằng biện pháp trích tài khoản tại Ngân hàng thì DN lại là khách hàng của Ngân hàng. Do vậy biện pháp trích tiền từ khoản của DN để nộp thuế là rất khó khăn.

Bảng 4.16. Tình hình nợ thuế GTGT đến thời điểm 31/12 hàng năm, giai đoạn 2016-2018 Người nộp thuế Số thuế nợ So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số thuế nợ (Tr.đ) Tỷ lệ nợ/DT thu (%) Số thuế nợ (Tr.đ) Tỷ lệ nợ/DT thu (%) Số thuế nợ (Tr.đ) Tỷ lệ nợ /DT thu (%) Số tuyệt đối (Tr.đ) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tr.đ) Số tương đối (%) Công ty TNHH 5.903 3,58 6.802 6,07 6.780 6,65 899 115,23 (22) 99,68 Công ty cổ phần 2.488 1,51 2.864 2,56 3.213 3,15 376 115,11 349 112,19 Doanh nghiệp TN 556 0,34 422 0,38 441 0,34 (134) 75,90 19 104,50 Tổng cộng 8.947 5,42 10.088 9,01 10.434 10,23 1.141 112,75 346 103,43

Dự toán giao thu 165.000 100 112.000 100 102.000 100 (53) 67,88 (10) 61,82

Nguồn: Chi cục Thuế TX Hồng Lĩnh (2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)