Ảnh hưởng do thời tiết ấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 97 - 99)

4.2.2. Nhóm yếu tố kỹ thuật

a. Ảnh hưởng của việc bón phân

Các hộ sản xuất vải tuy có kinh nghiệm nhiều nhưng hầu như là sản xuất theo thói quen truyền thống là chính nên có phần lạc hậu và thiếu hiểu biết về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy mà việc bón phân cho cây vải thường không đồng đều đúng cách làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do vậy các hộ tìm hiểu việc bón phân, về quy trình, về khối lượng lẫn cách bón. Các hộ phải ghi chép vào nhật ký nên việc chăm sóc rất khoa học và hiệu quả đáp ứng đúng quy trình sản xuất vải thiều.

“Do thời tiết ấm nên nhiều diện tích vải thiều của gia đình tôi ra lộc. Với cây vải thiều, vào thời điểm ra hoa nó lại ra cả lộc là thôi xong, gia đình coi như là năm nay sản lượng không đạt yêu cầu so với năm 2016. Chúng tôi cũng đã sử dụng nhiều biện pháp để cho nó ra hoa như phun kích hoa, ủ mầm hoa, nhưng đến nay (cuối tháng Giêng năm Đinh Dậu) khả năng là sẽ không có hoa. Toàn bộ diện tích vải thiều của gia đình đến giờ ước chỉ đạt khoảng 20% số cây là ra hoa nhưng trong hoa lại lẫn lộc”

b. Công nghệ bảo quản

Bảo quản vải thiều đã thu hoạch rất phức tạp, do những thay đổi về sinh lý, sinh hóa suốt quá trình bảo quản, chúng dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản do có nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay theo quy trình sản xuất mới thì vải thiều không được để trực tiếp xuống đất và phải để trên bạt. Hầu hết các hộ dân đều tuân thủ vì sản phẩm khi hái xong thường được bán tươi luôn. Tuy nhiên cũng có những lần sản phẩm thu hoạch xong không được bán ngay nên vấn đề bảo quản đang là vấn đề đặt ra khi chưa có biện pháp bảo quản tươi nào thực sự hiệu quả.

c. Thời vụ và dịch bệnh

Thời vụ có ảnh hưởng đến năng suất cây vải thiều. Thời vụ trồng vào các tháng 2 - 3 - 4 và 8 - 9. Tuy nhiên thì thời tiết tốt nhất trồng vải thường vào tháng 2. Trong tháng 2 nếu nhiệt độ thấp (11 – 150C) trời quang từ ngày 15-22 ngày trở lên, thời gian chiếu sáng 117 giờ/ tháng, số ngày mưa ít ( ít hơn 10 ngày), lượng mưa ít (dưới 50mm), độ ẩm không khí thấp (<73%) thì năm đó được mùa. Thời vụ này đáp ứng đầy đủ các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng để cây vải phát triển và cho năng suất cao. Có 100% hộ rất lo ngại về thời tiết, đây là yếu tố bất khả kháng, cũng chính vì vậy mà năng suất có thể tăng hay giảm. Thời tiết không thuận lợi cũng là yếu tố chung dẫn đến sâu bệnh. Như vậy thời vụ là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của sản xuất vải thiều sau này.

Dịch bệnh cũng là mối quan tâm của các hộ sản xuất vải thiều, có 68,5% hộ cho rằng sâu bệnh làm giảm năng suất, trong giai đoạn hiện nay các bệnh như mốc sương, bọ xít… do các bệnh chủ yếu do virus gây nên điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người trồng vải. Đối với việc hộ dân áp dụng theo quy trình VietGAP thì bệnh trên cây cũng giảm do phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và thời gian. Song những bệnh phổ biến thì không khó tránh khỏi.

- Bọ xít: Bọ xít thường đẻ trứng vào các tháng 2,3,4, bọ xít non gây hại lộc, hoa và quả non, làm cho lộc, lá non, hoa, quả non kém phát triển, teo tóp, rụng và chết sớm. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và tiếp xúc cao như Selecron 500 ND…

- Sâu đục thân cành: Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục có phân dạng mùn cưa đùn ra, làm cho cành, thậm chí thân bị gãy, chết. Với sâu đục quả, thường xuyên kiểm tra các lứa sâu để phun làm 3 đợt chính: cuối tháng 4, cuối

tháng 5 và giữa tháng 6 mới hiệu quả. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu: Regent 800WG, Fastac 5 EC…

- Nhện lông nhung: gây hại khi cây ra lộc non.Thu gom những lá bị nhện đem đốt để tránh lây lan. Dùng các loại thuốc trừ nhện như Pegasus 500ND, Ortus 5SC phun ngay sau khi lộc non mới nhú.

- Trong thời gian ra hoa nếu gặp mưa phùn, thiếu ánh sáng, cây vải thường bị các bệnh thối hoa như mốc sương, sương mai, thán thư tấn công gây hại. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1% hoặc Aliette 80 WP 0,15% để phun phòng làm 2 lần: lần 1 khi cây mới ra giò, lần 2 khi các giò hoa đã nở được 5-7 ngày cho kết quả rất tốt.

d. Chất lượng giống

Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế vải thiều, những năm trước 2008 theo các hộ điều tra thì một số giống vải thiều Trung Quốc như: Quế Vị, Hoài Chi… cho năng suất và hiệu quả, song do giống này ngày càng thoái hóa, khi trồng thì mắc nhiều bệnh. Do đó từ năm 2008 người dân thay đổi giống cây trồng và áp dụng sản xuất với giống vải Thanh Hà cho năng suất cao và sản phẩm vải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tóm lại, giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả sản xuất vải thiều. việc trồng vải đòi hỏi phải có giống tốt đảm bảo chất lượng. Qua đó cũng là điều kiện thúc đẩy hộ dân mở rộng sản xuất và phát triển sản phẩm này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)