Các chính sách, giải pháp đã thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều

4.1.1. Các chính sách, giải pháp đã thực hiện

4.1.1.1. Các chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Giang

- Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 05/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt đề án hỗ trợ ghép cải tạo, cơ cấu lại giống vải tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008-2010. Với mục tiêu: Cải tạo, cơ cấu lại giống vải, tăng tỷ lệ diện tích vải chín sớm nhằm rải vụ thu hoạch; giảm sức ép tiêu thụ vải vào thời điểm chính vụ; nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thâm canh vải; Nâng diện tích Vải chín sớm của tỉnh từ 7,5% (năm 2005) lên 20-25% (năm 2010), tương đương diện tích từ 7.000- 9.000 ha; Tuyển chọn 100 ha vải giống chín sớm đạt tiêu chuẩn ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang và Sơn Động để cấp giấy chứng nhận công nhận vườn đạt tiêu chuẩn nhân giống để quản lý chất lượng mắt ghép giống vải tốt trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí Đề án là 36,771 tỷ đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ là 5,621 tỷ đồng, vốn đối ứng của người dân là 31,15 tỷ đồng.

- Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 10/5/2006 của Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006-2010. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp là tập trung chỉ đạo phát triển mạnh 4 loại cây trồng gồm: Cây ăn quả (chủ yếu là cây vải), cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nghị quyết số 43/NQTU ngày 22/02/2011 của Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 996/KH-UBND ngày 18/5/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn mô hình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Trong đó yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả 08 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của tỉnh trong đó có cây vải. Cụ thể: Ổn định diện tích cây vải khoảng 30.000-33.000 ha, sản lượng vải hàng hóa 135.000 -150.000 tấn/năm, trong đó diện tích vải sớm 6.000 - 6.500 ha (chiếm 20%) và diện tích vải sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 10.000 - 10.500 ha (chiếm 35%). Biện pháp thực hiện:

Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2020; tiếp tục chuyển đổi, cơ cấu lại giống vải để rải vụ thu hoạch bằng các giống vải sớm. Tập trung thâm canh cây vải bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu, điều kiện xuất khẩu. Đầu tư nguồn lực để hỗ trợ các mô hình sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap; bảo quản, chế biến vải, nhất là quả tươi…; sử dụng có hiệu quả thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Quyết định số 1121/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. Theo đó, diện tích vải an toàn trên địa bàn huyện Lục Ngạn (được quy hoạch trên địa bàn 20 xã) với tổng diện tích đến năm 2015 là 7.600 ha, năm 2020 là 10.550 ha. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng vải an toàn; ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông; đào tạo nguồn nhân lực; giải pháp thị trường.

- Kế hoạch số 802/KH-UBND ngày 02/4/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2014-2020, với các nội dung: Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa, các tiến bộ kỹ thuật mới, các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa và hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ, duy trì giữ vững thương hiệu nông sản hàng hóa đã được bảo hộ (trong đó có vải thiều Lục Ngạn), xây dựng và phát triển một số thương hiệu mới.

- Kế hoạch số 3110/KH-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về xúc tiến xuất khẩu vải thiều năm 2015 và những năm tiếp theo. Theo Kế hoạch, các giải pháp về xúc tiến xuất khẩu vải thiều cần được các Sở, ngành, huyện liên quan thực hiện đồng bộ các nội dung từ công tác phát triển sản xuất, bảo vệ và phát triển thương hiệu, công nghệ bảo quản, công tác thị trường, xúc tiến thương mại.

4.1.1.2. Tình hình triển khai tổ chức thực hiện các chính sách

a. Về tổ chức phát triển sản xuất

Các cấp, các ngành tỉnh Bắc Giang rất quan tâm đến việc quy hoạch phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây vải thiều ở huyện Lục Ngạn. Năm 2004, UBND tỉnh đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án đăng ký chỉ dẫn địa lý cho vải

thiều Lục Ngạn. Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cấp, các ngành, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Qua đó, xác định các đặc thù về chất lượng của vải thiều Lục Ngạn, các đặc thù về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình…) quyết định chất lượng đặc thù của Vải thiều Lục Ngạn, xây dựng bản đồ vùng tương ứng với chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn.

Bảng 4.1. Diện tích bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn

ĐVT: ha

Stt Đơn vị hành chính Diện tích được bảo hộ

Diện tích xin bảo hộ chỉ dẫn địa lý I Vùng I 1 Tân Sơn 964,10 1046,41 2 Tân Hoa 517,06 616,65 II Vùng II 1 TT Chũ 91,81 91,81 2 Đồng Cốc 793,89 799,47 3 Biên Sơn 380,55 401,76 4 Giáp Sơn 957,18 979,51 5 Quý Sơn 838,47 878,16 6 Kiên Lao 971,00 1.079,32 7 Kiên Thành 1.024,92 1.247,26 8 Nghĩa Hồ 242,90 299,26 9 Phì Điền 435,09 435,09 10 Phượng Sơn 1.151,02 1.151,02 11 Hồng Giang 2.162,82 2.440,07 12 Tân Quang 1.033,34 1.045,68 13 Thanh Hải 910,46 970,12 14 Trù Hựu 710,32 718,80 III Vùng III 1 Mỹ An 848,88 856,07 2 Tân Lập 1.366,29 1.369,77 3 Nam Dương 912,17 912,84 4 Tân Mộc 727,28 729,96 Tổng: 17.039,55 18.069,03

Kết quả dự án: Điều tra tổng số 18.069,03 ha đất thuộc 20 xã của huyện Lục Ngạn, có 17.039,55 ha phù hợp để trồng vải, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn (còn lại 1.029,48 ha không phù hợp để trồng vải do không đáp ứng được các yêu cầu đặc thù tự nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu, không được bảo hộ).

UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND cấp huyện hướng dẫn, khuyến cáo nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với mục tiêu kéo dài thời vụ, nâng cao năng suất, chất lượng quả vải, hướng tới sản phẩm sạch, an toàn nhằm giữ vững thương hiệu vải thiều của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý đối với các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức tập huấn sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mở rộng diện tích vải theo tiêu chuẩn VietGAP từ 9.500 ha (năm 2014) lên 12.300 ha (năm 2015). Đặc biệt năm 2016, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp 18 mã số vườn cho 327 hộ sản xuất vải thiều xuất khẩu vào thị trường Mỹ tại các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Sơn, Tân Quang, Tân Mộc và Kiên Lao, huyện Lục Ngạn với diện tích 217,89 ha theo tiêu chuẩn Globalgap; Viện Quy hoạch Phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp mã vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap cho 12 hộ với diện tích 5 ha tại thôn Kép 1, xã Hồng Giang. Tổng sản lượng vải thiều theo tiêu chuẩn Globalgap là 1.160 tấn. Vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap khoảng 12.560 ha, sản lượng đạt 55.450 tấn. Chất lượng và năng suất của vùng vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap cao hơn so với các vùng khác sản xuất theo phương pháp truyền thống.

Năm 2016 có thêm nhiều hộ có sản lượng lớn, mẫu mã đẹp hơn so với năm 2015, tập trung tại xã Giáp Sơn, xã Tân Sơn... Bước đầu triển khai mô hình hợp tác xã sản xuất vải thiều có hiệu quả trong việc tăng cường năng lực sản xuất, tạo mối liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều bền vững.

b. Về lựa chọn công nghệ bảo quản

Ngoài các biện pháp bảo quản truyền thống như bảo quản vải thiều tươi cùng đá trong thùng xốp, vận chuyển bằng xe lạnh... Năm 2015, để phục vụ cho xuất khẩu vải thiều tươi sang một số thị trường mới, cao cấp, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu triển khai các mô hình thử nghiệm, tổ chức các hội nghị, hội thảo giúp các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ bảo quản phù hợp; giới thiệu các địa chỉ, công ty chiếu xạ vải thiều đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ. Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản và nâng cao chất lượng quả vải Lục Ngạn bằng màng bao gói khí quyển biến đổi MAP nhằm kéo dài thời hạn sử dụng, nâng cao chất lượng để phục vụ xuất khẩu; tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ canh tác tiên tiến trong sản xuất và dây truyền xử lý xông khí SO2 theo công nghệ của Isarel. Để phục vụ công tác quảng bá, giới thiệu vải thiều tươi vào thời gian giữa hai vụ vải, UBND tỉnh đã giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng xử lý 05 tấn vải thiều tươi bằng công nghệ CAS (Cells Alive System hay "hệ thống tế bào còn sống”) của Nhật Bản. Hiện nay, số vải thiều này được bảo quản tại Hợp tác xã Bình Minh, mẫu mã và chất lượng quả vải khi được dã đông tương tự như vải thiều mới thu hoạch (Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang, 2015).

c. Công tác truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương, UBND các huyện có vải thiều chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, tình hình thị trường đảm bảo chính xác, kịp thời.

Vụ vải năm 2016, tỉnh Bắc Giang nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều cơ quan truyền thông từ Trung ương đến địa phương như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang... các báo: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Công Thương, Nông nghiệp Việt Nam, Kinh tế nông thôn, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tuổi trẻ, Hà Nội mới, Pháp luật, Bắc Giang... Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại một số nước đã kịp thời tuyên truyền, định hướng dư luận, thông tin một cách đầy đủ, khách quan, thường xuyên về tình hình sản xuất, sản lượng, chất lượng vải, thị trường tiêu thụ để hỗ trợ nông dân, thương nhân và doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều thuận lợi.

UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với UBND các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn thông tin các nội dung về tình hình sản xuất, sản lượng vải thiều, giá cả, công tác đảm bảo an ninh trật tự; các nội dung về đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với thương nhân nước ngoài. Tổ chức quảng bá sản phẩm nông sản của tỉnh nói chung và sản phẩm vải thiều nói riêng, nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiều của tỉnh (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

d. Công tác bảo hộ thương hiệu

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các ngành, huyện tiếp tục duy trì, phát triển chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn. Thương hiệu

Vải thiều Lục Ngạn đăng ký bảo hộ tại 09 quốc gia, đến tháng 5/2017 đã được cấp văn bằng bảo hộ tại 07 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia; Singapore, Úc và hiện đang trong quá trình theo dõi, xét đơn tại 02 quốc gia Mỹ, Malaysia (UBND tỉnh Bắc Giang, 2017).

e. Công tác xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu

Hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng có nhiều đổi mới cả về quy mô và hình thức, tạo ra điểm nhấn và hiệu ứng mạnh mẽ, giúp việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi hơn. Ngay từ đầu vụ mỗi vụ vải,UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều tại huyện Lục Ngạn; đồng thời tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại các tỉnh có cửa khẩu như Lào Cai, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu thị trường nội địa luôn được xác định là giữ ổn định nhằm khai thác hết tiềm năng sẵn có, tiếp tục duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống và tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo đó, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng liên quan trong tỉnh với các nội dung: Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường để tìm hướng ra cho quả vải thiều; quản lý kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại; đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thu mua, tiêu thụ vải thiều; đảm bảo an toàn giao thông, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong vụ thu hoạch vải thiều; chỉ đạo đảm bảo đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

Năm 2016, UBND tỉnh đã phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai và UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều đối với thị trường xuất khẩu Trung Quốc (vào ngày 27/05/2016 và 13/06/2016), với sự tham gia của các cơ quan chức năng phía Trung Quốc tại các cửa khẩu, hiệp hội kinh doanh hoa quả và trên 100 doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc. Thông qua các hội nghị, đã chuyển tải các thông điệp của tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lào Cai, tỉnh Lạng Sơn về cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thương nhân đến phối hợp với thương nhân Việt Nam Việt Nam tổ chức thu mua, tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu vải thiều.

Đối với thị trường mới như: Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia... UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc, mời gọi các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vải thiều sang thị trường mới. UBND tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ vải thiều với các đối tác của Úc, Malaysia. Năm 2016, sản lượng vải thiều xuất khẩu sang các thị trường này đã tăng lên 13.000 tấn, chiếm tỷ trọng 19% sản lượng xuất khẩu (năm 2015 chỉ chiếm 7%).

Đặc biệt, trong vụ vải năm 2016, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với Sở Công Thương thành phố Hà Nội tổ chức thành công “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn- Bắc Giang” tại Hà Nội năm 2016 tại siêu thị Big C Thăng Long và Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), (từ ngày 24 - 31/6/2016). Đây cũng là hoạt động nhằm cụ thể hóa kế hoạch hợp tác liên kết chuỗi tiêu thụ nông sản, hàng hóa chủ lực giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020. Qua sự kiện này, vải thiều Lục Ngạn đã được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và khẳng định thương hiệu đến đông đảo người tiêu dùng Việt Nam cũng như nước ngoài tại thành Phố Hà Nội (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

f. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và các điều kiện khác hỗ trợ công tác tiêu thụ vải thiều

Các sở, ngành chức năng của tỉnh đã chủ động phối hợp với UBND các huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)