Đánh giá điểm thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vả

4.2.6. Đánh giá điểm thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển

triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều tại huyện Lục Ngạn

a. Thuận lợi

Từ lâu, vải thiều đã là thứ quả đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng. Chất đất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, ... và những bí quyết, kinh nghiệm chăm sóc của các chủ vườn tại huyện Lục Ngạn đã tạo cho vải thiều Lục Ngạn hương vị thơm ngon đặc biệt. Chính vì vậy, sản phẩm vải thiều đã có vị trí nhất định trong thói quen mua bán của người tiêu dùng.

Do được sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp, Hội nông dân tỉnh Bắc Giang, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang và Trạm khuyến nông huyện Lục Ngạn đã tổ chức tập hợp nhân dân trồng vải thiều trong huyện để hướng dẫn, phổ biến áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt đặc biệt là lớp tập huấn về vải thiều được sản xuất theo quy trình mới. Hầu hết các hộ nông dân đều có ý thức cao trong việc sản xuất khi đã được tập huấn.

Bảng 4.19. Phân tích ma trận SWOT

Điểm mạnh

- Là một loại đặc sản của tỉnh Bắc Giang, sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn đã có thương hiệu trong nước và tại một số thị trường trên thế giới.

- Chính quyền địa phương các cấp từ tỉnh đến huyện, xã đã có sự quan tâm tích cực, những năm gần đây đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt trong phát triển sản xuất, tạo mọi điều kiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Vải thiều Lục Ngạn sang các thị trường mới.

Điểm yếu

- Diện tích trồng vải chia theo hộ còn nhỏ lẻ; kỹ thuật sản xuất vải theo tiêu chuẩn vải an toàn của người dân còn hạn chế; thói quen canh tác cũ vẫn còn tồn tại. - Những năm gần đây diễn biến thời tiết thất thường, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất và năng suất vải.

- Cơ sở hạ tầng vật chất còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động phát triển sản xuất và xuất khẩu Vải thiều Lục Ngạn. Cơ hội

- Nhu cầu vải an toàn ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, nhiều thị trường tiềm năng.

- Việt Nam có nhiều mối quan hệ trên trường quốc tế tạo ra tiềm năng mở rộng các kênh phân phối đến người tiêu dùng.

Thách thức

- Các thị trường mới giàu tiềm năng nhưng “khó tính”, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cạnh tranh giữa các sản phẩm vải thiều cùng loại trên thị trường và các nông sản khác về chất lượng.

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

b. Khó khăn

Là sản phẩm mang tính chất truyền thống, đặc trưng của Bắc Giang, nhưng sản phẩm vải thiều mới chỉ trở thành một thương hiệu và được nhiều người biến đến trong vài năm trở lại đây nên tiềm lực về sự tín nhiệm của người tiêu dùng, nội lực về khả năng cung cấp sản phẩm vải thiều vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Thị trường tiêu thụ: Để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh,

thành lập các vùng chuyên canh sản xuất vải thiều an toàn và cho khối lượng thu hoạch lớn thì khâu tiêu thụ vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ vào mùa của sản phẩm. Do đó, vẫn có tình trạng vải thiều bị rớt giá do bị tư thương chèn giá và chưa có thị trường tiêu thụ riêng.

Quy mô sản xuất: Mặc dù là vùng sản xuất vải thiều lâu đời nhưng quy mô sản xuất vẫn chưa thực sự lớn vẫn còn mang tính tự phát và rải rác. Diện tích trồng vải an toàn phân bố còn rải rác, không tập trung.

Kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP của người dân còn hạn chế, thói quen canh tác không an toàn vẫn tồn tại. Cơ sở vật chất phục vụ còn thiếu thốn.

c. Những cơ hội

Nhận thức rõ tiềm năng giá trị kinh tế do phát triển sản xuất vải thiều theo mang lại do đó chính quyền các cấp đã ban hành các chính sách hỗ trợ các sản phẩm nông sản an toàn tạo điều kiện cho phát triển vải thiều.

Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trên thế giới đã tạo điều kiện cho thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng.

Giao lưu mở rộng quan hệ với các nước tiên tiến trên thế giới giúp Việt Nam tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học mới.

Hơn nữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình sản xuất VietGAP và được rất nhiều nông dân làm vườn hưởng ứng cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương góp phần tạo nên một thương hiệu vải an toàn ngày càng có uy tín, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân.

d. Những thách thức

- Các thị trường mới giàu tiềm năng nhưng “khó tính”, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chưa có sự phân loại rõ ràng giữa vải an toàn và vải thường, vải Lục Ngạn và vải thiều khác trên thị trường tiêu thụ. Người sản xuất hoặc thương lái có thể giả mạo nhãn hiệu Vải thiều Lục Ngạn làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn.

Phải cạnh tranh với các sản phẩm vải thiều cũng như những loại trái cây khác trong nước Sự cạnh tranh ở đây bao hàm canh tranh về giá cả, cạnh tranh về marketing quan hệ,... nếu không thể bắt kịp được xu thế phát triển của nền kinh tế mới, có chiến lược phát triển kinh doanh sẽ rất khó đứng vững trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)