Nhóm giải pháp về chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 113 - 117)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Những giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều

4.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách của nhà nước

Các cơ quan Nhà nước, mà trực tiếp là các Bộ, ngành Trung ương liên quan; UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang; UBND huyện, huyện, các xã, vùng vải thiều cần có sự hỗ trợ nông dân trong quá trình mua sắm thiết bị, vật tư bảo quản vải thiều.

Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ: Tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và sơ chế vải thiều an toàn nói chung và sản xuất theo quy trình VietGAP nói riêng cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước.

4.3.1.1. Các chính sách tạo điều kiện cho nông dân trồng vải

Do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất của các hộ nông dân còn nhỏ. Vì vậy chính sách thị trường cần hướng tới một số chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ quảng cáo… Nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về sản xuất và tiêu thụ vải thiều. Các thủ tục hành chính cần đơn giản và thông thoáng hơn.

Việc nâng cao chất lượng quả vải thiều đã được các cấp chính quyền và người dân địa phương rất quan tâm. Phong trào sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng phát triển và nhân rộng. Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm huyện tổ chức khoảng 30 lớp tập huấn về quy trình sản xuất vải thiều VietGAP cho hàng nghìn hộ dân.

Nhằm tạo điều kiện giúp người dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều thuận lợi, hằng năm, UBND một số tỉnh chuyên sản xuất vải thiều chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chăm sóc vải thiều, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhất là theo quy trình sản xuất VietGAP. Cùng đó, huyện thành lập Ban Chỉ đạo Hỗ trợ nhân dân tiêu thụ vải thiều; tham mưu với cấp trên tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại cho sản phẩm; làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiểu thương về địa phương thu mua vải thiều.

Chính sách về công nhận chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận VietGAP, vải thiều an toàn…

Các cơ quan Nhà nước có liên quan, đặc biệt là Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Bắc Giang phải tích cực tổ chức công tác kiểm tra

chất lượng sản phẩm cho các hộ sản vải thiều.

Tổ chức tốt các việc cấp giấy chứng nhận theo quy trình VietGAP, sản xuất vải thiều an toàn.

Tổ chức kiểm tra nhanh chóng chất lượng vải thiều đối với tất cả diện tích đã được cấp giấy chứng nhận.

Chính sách thu hút thương lái, người tiêu dùng sản phẩm vải thiều của Bắc Giang tới địa phương vùng vải thiều.

Đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở, nhất là các tuyến đường giao thông nông thôn vùng sản xuất vải thiều nhằm thuận tiện đi lại vào mùa thu hoạch; có thể vận dụng và ưu tiên xe vận chuyển vải thiều quá tải qua lại trên địa bàn vùng vải thiều khi tham gia trao đổi mua bán sản phẩm vải thiều (với điều kiện đảm bảo an toàn); đồng thời đảm bảo an ninh trật tự cho khách đến mua buôn, mua lẻ, du lịch thăm quan vùng vải thiều, tạo sự yên tâm, thoải mái cho khách hàng đến với vùng đất đặc sản vải thiều Lục Ngạn.

4.3.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu

Rà soát lại các hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, trước hết là Luật Thương Mại, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và khuyến khích đầu tư trong nước. Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với các quy định cam kết với WTO, các điều lệ thỏa thuận của Hiệp định thương mại tự do FTA, trong môi trường toàn cầu hóa sâu rộng và xu hướng hội nhập toàn cầu.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý, tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyế khích họ chấp nhận bỏ vốn lâu dài, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phấn đấu làm cho các chính sách về thuế trở nên rõ ràng minh bạch hơn. Ví dụ cải cách gần đây: Trên cơ sở tự rà soát và tham khảo một số đánh giá của tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính quốc tế) trong tương quan giữa Việt Nam với mức bình quân chung của một số nước trong khu vực và trên thế giới về tiêu chí thực hiện thủ tục hành chính thuế, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan (Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2014),

Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện nhiều giải pháp về cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, giảm thời gian và thủ tục nộp thuế cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể: Thủ tục hải quan nhập khẩu và xuất khẩu đã giảm từ 126 giờ xuống còn 63 giờ, thuế xuất nhập khẩu cũng thực hiện cắt giảm thuế suất theo lộ trình cam kết (Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013). Về chính sách thuế giá trị gia tăng xuất khẩu được hưởng ưu đãi 0% so với các loại hình khác. Cần điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tang đối với các sản phẩm rau quả từ 10% xuống còn 5%.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Eu (EVFTA) đã ký chỉ ra những quy định chung về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU. Việt Nam cần nghiêm túc thực hiện đúng lộ trình thực hiện cũng như các cam kết đã kí như: thuế quan, nguồn lực….

4.3.1.3. Chính sách tín dụng

Hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, các đơn vị, địa phương, các hộ nông dân sản xuất, đầu tư vùng sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP, sản xuất vaie thiều an toàn (hỗ trợ qua hình thức tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất qua đầu tư, các ưu đãi về đất đai, chính sách thuế).

Cho vay ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và ưu đãi lãi suất vay phục vụ kinh doanh vải thiều an toàn. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn ngân hàng, có chính sách cho nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất vải thiều an toàn không cần thế chấp. Giảm thuế thu nhập trong 2 năm đầu và 50% trong 2 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp và các hộ tư nhân kinh doanh sản phẩm vải thiều an toàn.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp cho việc tuyên truyền nâng cao dân trí về sản xuất, tiêu dùng vải thiều an toàn, thực phẩm sạch, đào tạo, tập huấn nhân viên bán hàng. Tỉnh Bắc Giang cần chủ động bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ nông dân trong việc thực hiện một số khâu trong quy trình sản xuất vải thiều VietGAP, sản xuất vải thiều an toàn như: Kinh phí kiểm tra mẫu đất, mẫu nước, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; kinh phí kiểm tra áp dụng các quy trình sản xuất theo VietGAP, sản xuất vải thiều an toàn của vùng sản xuất, kiểm tra theo định kỳ đã quy định…

Đại bộ phận các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao. Vì thế, để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này, Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này, Nhà nước Việt Nam nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được những khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xâm nhập được những thị trường có yêu cầu rất khắt khe về hàng hóa và có kênh phân phối phức tạp trên thế giới.

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Xúc tiến thành lập các ngân hàng chuyên doanh của khu vực vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

Mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước cần thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không có đủ tài sản tế chấp vay vốn. Quỹ được thành lập dưới hình thức là một tổ chức tài chính của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận cho phép các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu có hiệu quả được vay vốn theo phương thức tự vay, tự trả.

Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.

Thông qua ngân hàng linh hoạt hạ mức lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngân hàng thực hiện chiết khấu sang kì phiếu và hồi phiếu chưa đến kì hạn thanh toán trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mà bị thiếu vốn. Nếu lãi suất triết khấu hạ thì giá hàng hóa xuất khẩu cũng hạ, do đó khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam tăng lên và chúng ta mở rộng được xuất khẩu.

các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường và kênh phân phối phức tạp nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Do vậy các chính sách tín dụng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt có vốn đầu tư cho sản xuất để nâng cao chất lượng vải thiều, đa dạng hóa các loại sản phẩm được chế biến từ vải thiều, cải tiến mẫu mã tăng khả năng tiếp cận sâu hơn vào thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)