Giống vải chín sớm chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 99)

4.2.3. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội

a. Ảnh hưởng của yếu tố giá

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan “Năm 2016, mặc dù diện tích trồng vải thiều không thay đổi nhưng doanh thu từ vải thiều vẫn tăng do giá vải cao. Bà con rất phấn khởi vì thu lợi nhuận cao, bà con nông dân trồng vải rất mong các cơ quan chuyên môn và nhà khoa học đưa thêm những giống vải chín sớm chất lượng về cho nông dân, bởi vì hiện nay vải thiều chín và tiêu thụ chỉ trong khoảng 1 tháng. Trong khi đó nông dân muốn trồng rải vụ thì cần có các giống chín sớm và chín muộn để kéo dài thời vụ để tăng thêm thu nhập”

hệ cung cầu. Người bán và người mua thỏa thuận với nhau để tiến tới mức giá cuối cùng nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không của khách hàng.

Vải thiều là đặc sản bản địa của Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng. Hiện nay được sản xuất luôn được đảm bảo mức giá cao hơn so với các loại vải thiều khác. Bình quân giá vải thiều Lục Ngạn bán trên thị trường là 20.000 đồng/kg trong khi vải thường chỉ bán 12.000 đồng/kg. Chính vì giá bán vải cao nên các hộ tin tưởng vào giá để đầu tư phát triển vải.

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, sản phẩm nông sản không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Do đó, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với các loại nông sản hàng hóa. Đặc biệt là các sản phẩm ăn quả như vải thiều. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với lĩnh vực sản xuất đó dần dần mất đi khách hàng,mất đi thị trường… nhất là ngày nay, chất lượng sản phẩm lại được chi phối và quyết định bởi khách hàng chứ không phải là người sản xuất hay người cung ứng.

Hộp 4.3. Năng suất vải trồng theo quy trình VietGap

Hầu hết các hộ sản xuất vải thiều đều có cơ sở vật chất tương đối đồng đều nhau. Hiện nay để nâng cao chất lượng sản phẩm thì một số hộ cũng đầu tư mua sắm thêm dụng cụ như máy phun thuốc sâu, hay có diện tích nhà kho chứa vải khoảng 10m2… đầy đủ hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm để bán ra thị trường. Do vậy, điều kiện sản xuất có tốt thì các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng sẽ được đảm bảo.

“Trước đây, cây có triệu chứng ra sao chỉ cần ra cửa hàng bán vật tư nông nghiệp mô tả rồi mua thuốc về phun. Loại thuốc này không hiệu quả thì thay bằng loại khác. Từ năm ngoái đến nay, tôi thực hiện theo quy trình VietGAP, có thói quen ghi nhật ký chăm sóc từng ngày, từng giai đoạn của cây, trên cơ sở đó cán bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn, tư vấn tốt hơn về biện pháp chăm sóc, bảo đảm hiệu quả. Năm ngoái, năng suất vải đạt hơn 15 tấn quả/ha, giá bình quân 30 nghìn đồng/kg tại vườn, tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng”

Chi phí sản xuất của các hộ luôn được chủ động. Hầu hết, các hộ đã biết quan tâm đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Theo nghiên cứu thì trên 90% hộ nông dân sử dụng vốn tự có và 10% đi vay ngoài. Trong quá trình sản xuất vải thiều, một số hộ còn nhận định, nếu biết cách chăm sóc và áp dụng đúng theo quy trình thì không những là chi phí không tăng mà còn tiết kiệm được công chăm sóc, giảm được phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

b. Thị trường xuất khẩu

Thị trường tiêu thụ ngoài nước còn ít, chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, bằng đường tiểu ngạch do các tư thương đảm nhận. Vải tươi hàng năm chiếm 22-30% sản lượng, vải khô chiếm đến 89%. Nếu thị trường này cấm nhập vải thiều của Việt Nam thì việc tiêu thụ vải thiều ở Lục Ngạn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu tính chủ động về cung hàng hoá.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và lợi nhuận. Việc đầu tiên của quá trình tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải quyết nguồn hàng, bù đắp chi phí sản xuất thu hồi vốn. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc cho việc củng cố và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ làm tăng sản lượng bán và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận dẫn tới việc thu hồi vốn nhanh và kích thích sản xuất phát triển.

Hình thức tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện vẫn chỉ mang tính tự phát, chủ yếu là do các thương lái trong tỉnh, huyện và thương lái người Trung Quốc đến mua và bán rải rác khắp chợ. Có 26,67% hộ đề cập đến thiếu thông tin vì hiện nay có sự chênh lệch giá vải thiều bán ra thị trường. Nếu không có điều kiện ràng buộc thì dễ bị các thương lái ép giá và đối tượng liên kết có 56,67% hộ quan tâm. Hơn nữa ở các mối liên kết tiêu thụ có sự chênh lệch giá nhất định. Với mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho người dân trồng vải giữ được khách hàng, nếu chủ hộ tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn giá thị trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, ngành sản xuất vải thiều có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Như vậy vải thiều đang dần được dễ dàng đến với thị trường hơn với nguồn thông tin chính thống và thống nhất của cả vùng trồng vải. Do đó, thị

trường tiêu thụ sẽ luôn ổn định và càng được mở rộng.

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu chính của Lục Ngạn chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan và các nước trong khu vực ASEAN với sản phẩm chủ yếu là vải tươi và sấy khô.

Vải thiều chủ yếu được xuất khẩu dạng quả tươi sang Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia...chiếm khoảng 85% tổng lượng xuất khẩu, trong đó số này phần sang Trung Quốc chiếm trên 90%. Theo thống kê tại các cửa khẩu phía Bắc: số lượng vải thiều của tỉnh Lục Ngạn năm nay được xuất qua các cửa khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn tương đương so với các năm trước. Tình hình xuất khẩu qua các Cửa khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng vải thiều xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Do biến động thị trường trong thời gian qua, sản lượng xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc không ổn định. Hoạt động thu mua, trao đổi, xuất khẩu chủ yếu là tự phát, chưa có định hướng phát triển làm chủ thị trường trong dài hạn mà tất cả hoạt động này chỉ phục vụ trong ngắn hạn. Phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường và nước nhập khẩu. Mặc dù Trung Quốc và các nước trong khu vực là những thị trường tiềm năng. Thương lái Trung Quốc mua vải thiều tại Bắc Giang với giá trung bình khoảng 13.000 - 15.000 đồng/kg, nhưng bán tại Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng: trên 300.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 20 lần.Với tỷ giá RMB/VND thời điểm đó, một kg vải thiều có giá chính xác là 305.760 đồng (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

Vải thiều Lục Ngạn trên thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN khá được ưu chuộng. Tiêu thụ mạnh và giá cả bán ra trên thị trường rất cao. Các kênh phân phối trên thị trường nước nhập khẩu chủ yếu là các siêu thị lớn nơi tập trung nhiều khách hàng, có khả năng khuếch trương thị trường cao. Trung Quốc được biết đến là quốc gia có sản lượng vải thiều lớn nhất thế giới. Song chủ yếu tiêu thụ nội địa. Từ đó ta có thể thấy tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này là rất cao. Trung Quốc là thị trường không mấy khắt khe về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và mức độ an toàn của thực phẩm nên chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng. Cùng đó rào cản thị trường, hàng lang pháp lý cũng như nhưng quy định của chính phủ về hoạt động nhập khẩu vải thiều cũng không quá khó khăn. Đây là cơ hội lớn từ thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua bất ổn chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã dẫn đến nhiều tác động không tốt, thực tế chứng minh sản lượng xuất khẩu giảm nhiều, người sản xuất gặp khó khăn. Tìm những hướng đi mới là bài toán đặt ra đó với người trồng vải cũng như đối các doanh

nghiệp thu mua xuất khẩu. Giảm tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật, Australia… Đó thị trường tiềm năng mà chúng ta hướng đến trong chiến lược phát triển dài hạn.

Hộp 4.4. Mở rộng thị trường xuất khẩu

c. Chất lượng vải thiều

Để nâng cao chất lượng quả vải thiều, đẩy manh xuất khẩu vải thiều cần xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.

Nhờ ứng dụng được công nghệ sản xuất, bảo quản hiện đại, chất lượng quả vải thiều đã nâng lên đáng kể. Màu sắc, mùi vị, kích thước, quả to tròn, hạt to, ăn cùi có vị ngọt dịu và hơi chua mam mát phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. đồng thời tạo ra được nhiều loại vải có chất lượng tốt cung ứng ra thị trường như vải chín sớm ở Tân Mộc, U hồng và Bình Khê, Hùng Long, U trứng, U hồng, lai Thanh Hà. Các loại vải này đều chín sớm so với mùa vụ song mùi vị khá ngon và hấp dẫn được thị trường lớn.

Các quy trình kĩ thuật được ứng dụng và đã phát huy hiệu quả thể hiện qua việc tăng sản lượng, chất lượng quả vải, thâm nhập được các thị trương lớn có yêu cầu cao như Mỹ, EU, Nhật…Đầu tư tăng cho sản xuất, bảo quản, bao gói và phát triển thương hiệu. Các hoạt động xuất khẩu chuyển dần từ đường tiểu ngạch san xuất khẩu lớn chủ động hơn trên thị trường, Có hướng phát triển mới. Khi đó ảnh hưởng đến các hộ sản xuât không nhỏ. Việc áp dụng quy trình công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, bảo quản được thực hiện mọt cách tự giác, nó

“Đối với sản lượng xuất khẩu, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia năm nay tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, Úc, EU…. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký mua vải thiều để đưa vào thị trường Mỹ, Úc, EU… Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu vải thiều như Công ty TNHH Thanh Bình Jeune (Pháp), Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội), Công ty Liên doanh xuất nhập khẩu Teanda (TPHCM) đã đến khảo sát và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, EU... Một số doanh nghiệp trên địa bàn đang xúc tiến, tiếp cận thị trường Trung Đông”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Tăng Văn Huy, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (2017)

không còn là vấn đề của doanh nghiệp, của chính phủ mà và vấn đề của chính hộ nông dân trồng vải.

Năm 2015, huyện Lục Ngạn được cấp 6 mã vùng sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Sản phẩm được bán với giá bình quân 28-30 nghìn đồng/kg, cao hơn 10 nghìn đồng/kg, thậm chí gấp đôi so với vải thông thường ở cùng thời điểm. Đặc biệt, lần đầu tiên vải thiều của tỉnh xuất khẩu thành công sang Mỹ và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Năm 2016, huyện tiếp tục chăm sóc 50 ha vải thiều VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Diện tích này do Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội) liên kết với người dân trực tiếp thực hiện. Việc cấp mã số sẽ truy xuất được nguồn gốc sản phẩm của từng hộ nên người dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.

Hộp 4.5. Chất lượng vải trồng theo quy trình GlobalGAP

d. Thị trường các yếu tố đầu vào

Yếu tố đầu vào là quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Qua điều tra cho thấy có 100% số hộ sản xuất vải thiều thường xuyên mua tại cửa hàng đại lý vật tư nông nghiệp của huyện. Điều này làm cho chất lượng đầu vào của sản phẩm vải được đảm bảo. Tuy nhiên hộ trồng vải vẫn gặp rủi ro khi hộ mua phải hàng dởm, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng của vải trong quá trình sản xuất.

4.2.4. Nhóm yếu tố về chính sách của Nhà nước

Mặc dù có hàng loạt văn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng vẫn thiếu văn bản quy phạm pháp luật về thực phẩm, pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực “Để đáp ứng nhu cầu thị trường cao cấp thì Ủy ban nhân dân huyện cùng với các sở ban ngành của tỉnh và các bộ ngành trung ương triển khai 60,38 ha để sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP thực hiện tại thôn Kép 1 của xã Hồng Giang. Khi thực hiện thì chất lượng quả vải đáp ứng nhu cầu các nước. Khi đại sứ quán của 13 nước có về Bắc Giang và đến huyện Lục Ngạn lên tận vườn và nếm quả vải Việt Nam thì đánh giá chất lượng là rất tốt.”

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (2017)

phẩm. Các văn bản luật chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất, nhiều văn bản chỉ mang tính chất ngành hoặc văn bản tạm thời. Đặc biệt chưa thiết lập được mạng lưới thanh tra, kiểm tra chất lượng, kiểm soát các yếu tố gây ra mất vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và sơ chế, đóng gói, tiêu thụ. Việc đầu tư các trang thiết bị máy móc cho sản xuất và xét nghiệm nhất là các thiết bị phân tích dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trên rau quả còn thiếu.

Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, phòng Kinh tế huyện Lục Ngạn đã có nhiều hội thảo tập huấn cho cán bộ khuyến nông và tổ chức hội chợ nông sản, hội nghị tìm đầu ra...nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ cho vải thiểu an toàn. Về phía huyện thì đã tích cực tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân, thường xuyên cử cán bộ khuyến nông xuống cơ sở sản xuất tìm hiểu thực trạng áp dụng của người dân (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

Phát triển sản xuất vải thiều và tổ chức đầu tư sản xuất vải thiều an toàn từ khâu sản xuất tới khâu xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng cần có sự chỉ đạo của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cùng sự phối hợp với các cấp, các ngành. Có như vậy mới thúc đẩy được sản xuất và xuất khẩu vải thiều.

Vải của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng quả tươi sang Trung Quốc, Lào, Campuchia... là các nước có vị trí địa lý gần với Việt Nam (chiếm khoảng 85% tổng lượng xuất khẩu), trong đó lượng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 90%. Các sản phẩm được chế biến từ quả vải như nước vải ép, vải sấy khô, vải đông lạnh đóng lọ có giá trị gia tăng cao (chiếm khoảng 15% tổng lượng xuất khẩu) chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU…

Để tạo thuận lợi và hỗ trợ đẩy mạnh việc tiêu thụ vải thiều cho nông dân, ngay từ ngày 03/6/2016, UBND tỉnh Bắc Giang đó tổ chức Hội nghị thường niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)