Giải pháp về phát triển nông nghiệp tốt của huyện lục ngạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 117 - 120)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Những giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều

4.3.2. Giải pháp về phát triển nông nghiệp tốt của huyện lục ngạn

Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống. Nhiều nơi các quy định đó đã xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi, có nơi bị lụi dần rồi đi vào dĩ vãng. Đến năm 2004, Hiệp hội Trái cây Việt Nam tham gia vào dự án “Tăng cường năng lực cạnh tranh” (VNCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ – Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm “Liên kết GAP miền Tây Thái Lan”; Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng với Hội làm vườn và VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội thảo này, năm 2005, liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Trong năm 2005, Tổ chức Thị trường quốc tế (IMO) đã tổ chức chứng nhận GAP cho một số cơ sở sản xuất rau, cà phê ở Đà Lạt. Tiếp theo đó là các đơn vị sản xuất thanh long ở Bình Thuận, lâm ngư trường tôm ở miền Tây cũng lần lượt được công nhận sản xuất đạt tiêu chuần GAP. Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có “GAP” cho Việt Nam nên chi nhánh Hội Làm vườn Việt Nam được tổ chức Syngenta Việt Nam tài trợ đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5 đến ngày 8/11/2007. Dù ra đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng. Đến nay đã có hàng trăm tổ chức, đơn vị và cá nhân có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang tham gia vào các dịch vụ buôn bán các sản phẩm nông sản ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới. Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp

như: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất giống và gốc ghép; Quản lý đất và giá thể; Phân bón và chất phụ gia; Nước tưới; Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; Quản lý và xử lý chất thải; An toàn lao động; Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; Kiểm tra nội bộ; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Nhờ thực hiện áp dụng các quy định VietGAP vào sản xuất, sản phẩm vải thiều được các thị trường khó tính dễ dàng chấp nhận hơn cũng như tăng giá bán, nâng cao giá trị sản xuất cho loại nông sản này.

4.3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất vải thiều an toàn của huyện Lục Ngạn

Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn là cơ quan định hướng phát triển cho sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương. Hiện tại UBND huyện đang tiếp tục triển khai Đề án số 01-ĐA/HU của BCH Đảng bộ huyện Lục Ngạn khóa XXI (nhiệm kỳ 2011 - 2015) về “Quy hoạch vùng chuyên canh vải thiều, quả cho giá trị kinh tế cao”, huyện cần có kế hoạch phát triển một chương trình quy mô lớn, quy hoạch vùng vải thiều an toàn để nâng cao lượng cung ứng vải thiều an toàn cho thị trường.

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các xã đã được phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất vải thiều an toàn giai đoạn 2015 – 2020, tận dụng, khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động để đưa vào sản xuất hết đất có tiềm năng sản xuất vải thiều đã được phê duyệt.

Chủ động phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đánh giá kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng vùng sản xuất vải thiều an toàn hàng hóa quy mô huyện tại Bắc Giang” để triển khai, thực hiện đạt kết quả trong giai đoạn 2015 - 2020.

Căn cứ khả năng thu ngân sách địa phương, HĐND huyện xem xét điều chỉnh nâng mức hỗ trợ về đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng cho các xã thực hiện quy hoạch vùng sản xuất vải thiều an toàn, hỗ trợ về giá thuốc bảo vệ thực vật, giá phân bón…; hỗ trợ 100% kinh phí quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại.

4.3.2.2. Quy hoạch vùng sản xuất vải thiều an toàn

- Đẩy mạnh xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất vải thiều an toàn, theo hướng đồng thời vừa thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, vừa tiếp tục khảo sát, nghiên cứu lập bổ sung quy hoạch mới kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng đảm bảo điều kiện tốt nhất để sản xuất, chế biến vải thiều an toàn đạt hiệu quả cao.

Kết hợp việc triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới, huyện Lục Ngạn và các xã trong huyện cần đặc biệt lưu ý nội dung quy hoạch vùng sản xuất nói chung và vùng vải thiều an toàn, vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP.

Chỉ đạo các xã có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng, đầu tư cơ cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật cho các vùng sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến vải thiều quả an toàn ở địa phương.

- Tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn quy hoạch lại vùng sản xuất vải cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và thế mạnh của vùng. Các vùng sản xuất vải truyền thống có chất lượng cao và vùng sản xuất phục vụ chế biến.

- Nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen các giống vải có chất lượng cao trên diện rộng từ đó có những định hướng cho người sản xuất nhằm khai thác tối đa ưu điểm của các giống vải địa phương có chất lượng cao và nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Từng bước thay thế dần những cây vải thoái hóa, kém chất lượng, năng suất thấp bằng những cây vải mới có năng suất, chất lượng cao... xây dựng quy trình sản xuất chuẩn mực có sự đồng đều về chất lượng nhằm phát triển thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn.

- Hoạt động cải tạo vườn vải và mở rộng các vườn mới cần có những nghiên cứu và hỗ trợ về mặt khuyến nông, kỹ thuật để có thể sử dụng tối đa và hiệu quả của sản xuất như trồng, chăm sóc vải kết hợp chăn nuôi, áp dụng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC)...

- Áp dụng các biện pháp thâm canh vải, sử dụng các biện pháp kéo dài thời vụ thu hoạch; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào trồng mới, thâm canh, chăm sóc, sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng để đảm bảo khả năng cung ứng cho thị trường.

- Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng quy trình công nghệ bảo quản và chế biến vải cũng như các thiết bị kèm theo (buồng xử lý vải tươi, lò sấy, ...) nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về giống, đồng thời tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động buôn bán, kinh doanh vải và giống vải theo quy chuẩn, tránh việc bán giống tràn lan, lợi dụng danh tiếng vải thiều Lục Ngạn trà trộn để bán kiếm lời, gây thiệt hại cho người sản xuất, giảm uy tín thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.

4.3.2.3. Giải pháp về vốn và đầu tư cho sản xuất vải thiều an toàn

Tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn cần có các chính sách hỗ trợ khuyến khích việc đầu tư sản xuất vải thiều an toàn trên địa bàn huyện như: hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở chế biến...

Trước hết đầu tư hoàn chỉnh, kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu chủ động, khoa học cho các vùng sản xuất vải thiều tập trung trên địa bàn các huyện, tỉnh nên đầu tư 100% kinh phí kiên cố hóa kênh mương cho các vùng sản xuất vải thiều an toàn;

Tiếp tục đầu tư và có chính sách thỏa đáng cho các dự án lựa chọn thử nghiệm các loại vải thiều mới, có giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để đa dạng về chủng loại, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Về chế biến sản phẩm, ngoài các cơ sở tư nhân và công ty cổ phần, tỉnh Bắc Giang cần có chủ trương đầu tư nâng cấp Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu rau quả Bắc Giang, bao gồm xây mới nhà xưởng, bổ sung cung cấp thiết bị, để có thể đủ năng lực đáp ứng việc sơ chế đóng gói và bảo quản vải thiều, quả tươi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)