Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu

khẩu vải thiều

2.1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên

Trong nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường yếu tố thứ nhất người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều kiện này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vải thiều, đồng thời nó là những yếu tố cơ bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch…

a. Đất đai

Là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng với ngành nông nghiệp cũng như trong việc phát triển vải thiều. Do đất đai là yếu tố cố định, lại bị giới hạn về quy mô. Có thể nói vải là loại cây không kén đất lắm. Ở các tỉnh miền Bắc vải được trồng trên nhiều loại đất: Đất bãi ven sông là loại đất phù sa, đất ruộng trước đây hay đất đồi dốc thuộc loại phù sa cổ, đất cát pha, đất thịt... cây vải đều có thể sinh trưởng và kết quả tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ (Trần Thế Tục, 1995).

b. Thời tiết, khí hậu

Do hoạt động nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nên sản xuất vải thiều cũng không tránh khỏi. Đặc biệt trong vài năm gần đây diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn, mưa đầu mùa khi ít khi nhiều, có những năm hầu như không có rét, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng nhưng cũng có năm khô hạn, rét đậm kéo dài, sương muối cây dễ chết, dễ bị quăn lá, rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng vải thiều (Trần Thế Tục, 1995).

- Nhiệt độ: Là yếu tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 - 250C. Giống chín muộn ở 100C và giống chín sớm ở 400C thì ngừng sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 1000C thì khôi phục sinh trưởng, 10 - 120C sinh trưởng chậm, 210C trở lên sinh trưởng tốt, 23 - 260C sinh

trưởng mạnh nhất, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả. Nhiệt độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả sinh trưởng phát triển càng nhanh, ngược lại, nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả càng chậm. Nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu chính không điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng.

- Lượng mưa: Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa (Nguyễn Thị Tân Lộc, 1999).

Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 - 1.700 mm, độ ẩm không khí là 75 - 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Trong những tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh tốt, vải kém chịu úng hơn các cây khác như ổi, táo ta, nhãn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn. Tháng 11 - 12, cây vải cần thời tiết khô và rét để phân hóa mầm hoa .

- Ánh sáng: Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp đối với cây vải. Ánh sáng đầy đủ giúp cho quá trình quang hợp và đồng hoá các chất xảy ra được thuận lợi tăng tích luỹ chất dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng và phân hoá mầm hoa cũng như ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên chùm tăng lên tương ứng (Nguyễn Thị Tân Lộc, 1999).

2.1.3.2. Yếu tố kỹ thuật

a. Giống

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Nếu suất đầu tư như nhau, nhưng giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Giống tốt là những giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt… Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên muốn phát huy và khai thác được tiềm năng của từng vùng, cần phải bố trí, lựa chọn những giống cây

trồng thích hợp với điều kiện của cánh đồng để nâng cao được hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác (Phạm Văn Khôi, 2007).

b. Thời vụ gieo trồng

Ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cây trồng, do mỗi loại cây trồng có một đặc điểm sinh trưởng và phát triển riêng và phù hợp với từng mùa vụ trong năm. Do đó phải bố trí đúng khung thời vụ mới đảm bảo cho cây vải sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất, chất lượng cao.

c. Áp dụng khoa học kỹ thuật

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc biệt là sản xuất vải thiều nói riêng, thì khoa học kỹ thuật đóng vai trò không thể thiếu trong sản xuất. Khi các yếu tố sản xuất khác không đổi, việc tác động khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn. Để sản phẩm có chất lượng tốt, đòi hỏi người sản xuất phải tuân thủ và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… Nếu chế độ chăm sóc thường xuyên và hợp lý thì sẽ cho năng suất, chất lượng cao và ngược lại. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất là yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển sản xuất vải thiều. Sản xuất vải muốn đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Dựa vào công nghệ giống, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sau thu hoạch… đã được các hộ nông dân áp dụng vào thực tế địa phương. Đặc biệt là thực hiện các yêu cầu kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất vải an toàn vì điều đó ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển sản xuất vải thiều luôn là những yêu cầu bức thiết (Phạm Văn Khôi, 2007).

2.1.3.3. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội

a. Trình độ năng lực của người sản xuất

Là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Không có lao động thì không thể có hoạt động nông nghiệp.

Trong thực tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 70% lực lượng lao động xã hội làm trong lĩnh vực này, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và vải thiều nói riêng. Tuy nhiên, lực lượng lao động của các hộ cơ bản vẫn là lao động thủ công,

năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, kiến thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế... Thực tế sản xuất vải thiều yêu cầu về lao động phải đảm bảo đủ số lượng, có sức khoẻ, chịu khó và có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là yêu cầu về lao động cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Hơn nữa nâng cao trình độ năng lực của người sản xuất. Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất vải thiều đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý. Từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại, chủ hộ có trình độ học vấn thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp (Phạm Văn Khôi, 2007).

b. Vốn

Là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (không tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Vốn không chỉ là cơ sở tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đán kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng diện tích sản xuất. Vì vậy để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành trồng trọt nói chung và sản xuất vải thiều nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được (Phạm Văn Khôi, 2007).

c. Giá sản phẩm

Sản phẩm đầu ra thường làm thay đổi chiến lược sản xuất của nông hộ. Khi giá cao, các hộ sẽ tập trung vốn, lao động, đất đai để sản xuất và ngược lại khi giá thấp các hộ thu hẹp quy mô sản xuất. Tuy nhiên, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ nên sự tác động của giá có những đặc thù riêng. Mỗi khi giá tăng nhưng do tính mùa vụ trong nông nghiệp nên phải đợi đến vụ tiếp sau nông dân mới tăng diện tích gieo trồng lên được. Và như vậy phải đợi thêm 1 chu kỳ sản xuất nữa sản lượng nông nghiệp mới tăng, khi đó giá lại bắt đầu giảm xuống. Tương tự như vậy phải mất 1 chu kỳ sản xuất tiếp theo khi nông dân không đầu tư sản xuất nữa thì sản lượng mới giảm xuống và giá lúc đó lại tăng lên...(Phạm Văn Khôi, 2007).

Giá sản phẩm vải thiều xuất khẩu (giá đã bao gồm giá thành sản xuất, chi phí thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, kiểm dịch, chiếu xạ

d. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm vải thiều so với các yêu cầu của các thị trường quốc tế (quy trình sản xuất, chất lượng quả, chất lượng bảo quản, đóng gói, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).

Sự đa dạng về số lượng, chất lượng, giá cả các mặt hàng trái cây thay thế khác (nhãn, cam, bưởi, xoài, thanh long,...)(Phan Thị Thu Hà, 2004).

e. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường chịu ảnh hưởng của các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu. Thị trường thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Nếu sản phẩm sản xuất ra được thị trường tiêu dùng chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được mở rộng và ngược lại. Sản xuất vải thiều phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ và có thể coi thị trường tiêu thụ sản phẩm vải thiều là yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất của hộ nông dân cũng như hiệu quả sản xuất của các nhà máy chế biến (Phan Thị Thu Hà, 2004).

Ngoài ra, các yếu tố thuộc về năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu như: trình độ, năng lực quản trị kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp; trình độ, năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh; khả năng tài chính của doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

2.1.3.4.Yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước có tác động và ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều. Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Nhiều chính sách đã thực sự góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển như chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng, chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá nông sản… các chính sách đó từng bước tác động đến sự hình thành và phát triển của các vùng sản xuất vải thiều chế biến, xuất khẩu.

a. Quy hoạch vùng sản xuất

và tập trung từng bước hình thành vùng sản xuất. Việc phát triển sản xuất vải thiều phải gắn liền với công tác quy hoạch vùng sản xuất bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Việc quy hoạch vùng sản xuất không tốt sẽ dẫn đến tình trạng người dân sản xuất tự phát, nhỏ lẻ làm cho công tác quản lý dịch bệnh, tưới tiêu, chuyển giao khoa học kỹ thuật khó khăn và nhất là việc tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân không đảm bảo. Mặt khác không quy hoạch vùng sản xuất vải thiều sẽ dẫn đến các cơ sở chế biến bị thiếu nguyên liệu và xảy ra tình trạng trên thị trường có sự “tranh mua, tranh bán” (Phan Thị Thu Hà, 2004).

Công tác quy hoạch vùng nguyên liệu phải gắn với công tác tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hiện có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vải thiều, việc xây dựng và quy hoạch vùng sản xuất vải thiều mà không tiến hành tổ chức thực hiện sẽ không tạo ra sản phẩm vải thiều đảm bảo chất lượng. Việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ, thống nhất cũng như sự liên kết chặt chẽ của "bốn nhà" để phát huy các nguồn lực trong sản xuất. Nếu việc liên kết tốt sẽ thúc đẩy việc mở rộng, phát triển vùng sản xuất vải thiều và ngược lại. Chính vì vậy để công tác tổ chức thực hiện có hiệu quả đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ của “bốn nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước).

b. Thuế xuất khẩu

Là một công cụ quản lý chính của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu. Thuế này được nhà nước ban hành theo hướng có lợi nhất cho quốc gia mình, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất, bảo về nền sản xuất trong nước. Nếu chính phủ muốn hỗ trợ phát triển xuất khẩu ngành hàng nào đó, thuế xuất khẩu cho mặt hàng này sẽ rất thấp để khuyến khích xuất khẩu và ngược lại, khi chính phủ muốn hạn chế xuất khẩu mặt hàng nào sẽ đánh thuế cao mặt hàng đó. Ở Việt Nam hiện nay, để khuyến khích hoạt động xuất khẩu, thuế xuất khẩu hàng hóa áp dụng là 0%.

c. Hạn ngạch xuất khẩu

Là một công cụ trong hàng rào phi thuế quan, là những quy định của chính phủ về số lượng xuất khẩu của một mặt hàng nào đó được phép xuất từ nội địa ra nước ngoài.Cũng như thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu nhằm quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp hiệu quả hơn.

d. Trợ cấp xuất khẩu

những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Có những hình thức trợ cấp như: trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu, giảm lãi vốn vay cho hoạt động xuất khẩu…(Phan Thị Thu Hà, 2004).

Ngoài các chính sách trên, một số nội dung quan trọng khác có vai trò quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)