Giải pháp về kỹ thuật sản xuất vải thiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 120)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Những giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều

4.3.3. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất vải thiều

- Đáp ứng tốt nguồn giống vải thiều chất lượng và sạch bệnh:

Theo ý kiến người dân thì cây trồng giống tốt là một trong những yếu tố khởi đầu nhất cho quá trình đầu tư xây dựng một vườn vải có năng suất cao và ổn định, giảm chi phí đầu tư khi trồng mới mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới, cán bộ khuyến nông các xã cần phối kết hợp với cán bộ kỹ thuật của tỉnh trong hướng dẫn người dân về sản xuất vải thiều an toàn.

Tổ chức nhiều các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng vải thiều theo đúng quy trình VietGAP, cách phòng trừ sâu bệnh hại và cách nhận biết giống sạch cho các hộ.

Tổ chức giống cây trồng của huyện, tỉnh cần phải chọn lọc giống cây chất lượng, sạch bệnh để cung ứng cho người dân.

Tổ chức nhân giống kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp giống cây đến từng xã.

- Chú trọng công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải theo tiêu chuẩn VietGAP:

Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao và thể hiện rõ lợi thế cạnh tranh trong toàn bộ quá trình sản xuất vải thiều. Trong giai đoạn này, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật cần được quan tâm cả về đầu tư chăm bón và thu hoạch sản phẩm. Công tác chăm bón, cần quan tâm tới hai công việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại.

Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng thiếu phân vi lượng như: thiếu kẽm, magie, sắt… để bón bổ sung.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Phòng trừ sâu bệnh hại là một vấn đề vô cùng quan trọng trong trồng và chăm sóc vải thiều. cây vải thiều thường bị một số bệnh chính như: Bọ xít, sâu đục thân cành... Sâu bệnh hại vải là vấn đề rất cần phải chú ý và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như tuổi thọ của cây vải. Cần tuân thủ quy trình sản xuất vải thiều an toàn với các chỉ định đúng về thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly như vậy sẽ làm giảm lượng phân bón.

- Áp dụng công nghệ sau thu hoạch vải thiều:

Công nghệ thu hoạch bảo quản trong tiêu thụ vải thiều cần được đầu tư kỹ lưỡng. Khuyến cáo các hộ nông dân, những người tham gia công đoạn thu hái, đóng gói, bảo quản vải thiều cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quy trình về đóng gói, thu hái và bảo quản vải thiều để đảm bảo cho vải thiều được tươi, không dập nát, giảm chất lượng vải thiều, ngoài ra còn giữ uy tín về chất lượng vải thiều với người tiêu dùng.

Tuyên truyền rộng rãi cho tất cả mọi đối tượng từ người sản xuất cho đến người tiêu dùng các quy định về thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm vải thiều an toàn.

Sản phẩm vải thiều chủ yếu tiêu thụ quả tươi. Thời gian thu hoạch vải thiều chỉ trong khoảng 3 tuần. Muốn kéo dài thời gian tiêu thụ cần phải bảo quản và chế

biến. Công nghệ chế biến bảo quản của ta còn ở trình độ thấp, bảo quản chủ yếu bằng kinh nghiệm chọn và phân loại quả, loại bỏ những quả bị bệnh, bị xây xát, quả không đạt tiêu chuẩn tiêu thụ, đóng gói và cất giữ và nơi thoáng mát chờ bán. Phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông cần xây dựng quy trình sấy vải khô, đồng thời đưa ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vải quả tươi và vải sấy khô, qua đó tập huấn giúp người dân nắm bắt được tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp họ có được những kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm, đạt tiêu chuẩn. 4.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu vải thiều

4.3.4.1. Tổ chức lưu thông xuất khẩu vải thiều

Trước hết, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cần phải có một chiến lược (kế hoạch) phát triển và quảng bá rộng rãi thương hiệu vải thiều của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như các khoản kinh phí đầu tư cần thiết (hiện nay chưa có chiến lược cụ thể, nên các hoạt động vẫn mang tính đơn lẻ, rời rạc, không đồng bộ, không tập trung, không được quan tâm thoả đáng...).

Phòng Kinh tế huyện Lục Ngạn phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác định dung lượng thị trường một cách khá cụ thể, rõ ràng, có tầm chiến lược để làm cơ sở quy hoạch vùng, mở rộng diện tích trồng vải thiều hàng hóa.

Phòng Kinh tế huyện Lục Ngạn kết hợp với UBND các xã có diện tích vải an toàn cần xây dựng kênh tiêu thụ hợp lý trình lên Sở Công Thương tỉnh phê duyệt góp ý để giảm thiểu chi phí các khâu trung gian, chi phí bảo quản chế biến, giảm thời gian lưu thông và tăng chất lượng sản phẩm hàng hoá và vẫn mở rộng, phát triển được thị trường xuất khẩu.

Lựa chọn kênh tiêu thụ phải căn cứ vào: mục tiêu của kênh; yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường; yêu cầu về mức độ điều khiển kênh; thời gian lưu thông sản phẩm của kênh; xem xét đến tổng chi phí và phân phối của cả kênh; mức độ linh hoạt của kênh; đặc điểm của sản phẩm; đặc điểm của khách hàng; đặc điểm của trung gian phân phối; đặc điểm của môi trường kinh doanh...

Tăng cường sự liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; cần xây dựng hệ thống các kênh phân phối ổn định, chú trọng thiết lập hệ thống các cửa hàng, quầy bán và giới thiệu sản phẩm vải thiều tại các thành phố, nơi có sức mua lớn để quảng bá, khuyếch trương thương hiệu vải thiều VietGAP Lục Ngạn.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm vải thiều; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để quảng cáo thương hiệu sản phẩm vải thiều; đồng thời tích cực tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, palo áp phích...), đặc biệt cần xây dựng một trang thông tin điện tử (Website) riêng cho sản phẩm sản phẩm vải thiều để người dân, khách hàng,... biết và cập nhật thông tin kịp thời. Thiết lập kênh tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh: xác định thị trường tiềm năng và mở các đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm sản phẩm vải thiều ở các tỉnh, thành phố. Trước mắt, mở ở các tỉnh, thành phố có nhu cầu lớn, gần Bắc Giang, thuận tiện trong di chuyển đảm bảo ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và giá bán, mỗi tỉnh, thành phố nên thiết lập ít nhất 01 cửa hàng giới thiệu sản phẩm; từ 5-10 cửa hàng (điểm) bán sản phẩm; sau đó phát triển dần ra các tỉnh khác.

Nghiên cứu và mở rộng thị trường nội địa là hoạt động cần thiết đặc biệt là thiết lập kênh thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì tính chất thời vụ của sản phẩm là một trong những hạn chế của sản phẩm. Vì vậy, mở rộng thị trường là một hoạt động nhằm hạn chế tối đa sự mất cân đối cung cầu trên thị trường và giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ.

Cần hoàn thiện và xây dựng kênh hàng riêng và ổn định cho sản phẩm vải thiều có chất lượng cao thông qua việc xây dựng mối quan hệ giữa hiệp hội với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, các đại lý lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển và tầm ảnh hưởng như hiệp hội đã làm.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí về mặt chất lượng sản phẩm trong giao dịch giữa các tác nhân thương mại lớn và giữa người sản xuất với các tác nhân đầu ra.

Cập nhật, phổ biến kiến thức về thị trường thông qua nhiều hình thức khác nhau để người dân nắm bắt thông tin kịp thời, tìm đầu ra cho sản phẩm của họ và giúp đỡ nông dân đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Duy trì các cửa hàng bán vải thiều an toàn, có chính sách hỗ trợ để đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất mở rộng quy mô kinh doanh để làm nòng cốt mẫu mực cho các cửa hàng vải thiều an toàn, thực phẩm sạch tiếp theo.

Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng, các siêu thị để có kế hoạch đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ các bước mở rộng mạng lưới kinh doanh vải thiều hàng năm, nghiên cứu các cửa hàng vải thiều tại các khu dân cư tập trung,

đặc biệt quan tâm đến các khu đô thị sẽ hình thành.

Xây dựng và ban hành từng bước hoàn thiện tiêu chí đối với cửa hàng vải thiều an toàn, thực phẩm sạch gồm các điều kiện chủ yếu như: nơi giao nhận, chứa đựng, sơ chế bao gói, có nước sạch, thông thoáng, thoát nước, có giá kệ, quầy mát để trưng bày, bảo quản vải thiều an toàn. Quầy phải có biển hiệu, bảng giá, niêm yết đăng ký kinh doanh vải thiều an toàn. Các sạp kinh doanh trong chợ cũng cần trang bị phương tiện để trưng bày, bán vải thiều an toàn, bảng giá và biển hiệu kinh doanh.

Xây dựng các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp vừa sản xuất vừa tiêu thụ vải thiều an toàn. Có phương tiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà sản xuất theo nghị định 80/NĐ-CP của Chính phủ. Phát huy vai trò của chợ đầu mối nông sản Lục Ngạn trong tiêu thụ sản phẩm vải thiều an toàn VietGAP ở địa phương.

4.3.4.2. Phát triển mạng lưới xuất khẩu vải thiều

Tập trung xúc tiến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm vải thiều an toàn Lục Ngạn; hoàn thiện hồ sơ chỉ dẫn địa lý về xuất sứ hàng hoá. Quảng bá trên thông tin đại chúng về vải thiều an toàn và khuyến khích sử dụng vải thiều an toàn có nhãn mác, xuất xứ.

Vận động, thiết lập các điểm bán vải thiều an toàn tại các chợ trong và ngoài huyện để vải thiều an toàn đến mọi nơi phục vụ người dân với giá tốt nhất (không đóng tiền chỗ, miễn giảm thuế... Tổ chức những người làm công tác thu gom - bán buôn vải thiều an toàn như: không phải chịu bất kỳ hình thức thuế nào. Người thu gom phải đầu tư trang thiết bị để vận chuyển vải thiều an toàn được đảm bảo về mặt chất lượng, giảm thiểu tỷ lệ dập nát theo quy định của VietGAP. Các cơ sở thu gom được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi để mua xe tải nhỏ, xe có thiết bị bảo quản lạnh như xe chuyên dùng.

Tổ chức thành lập các tổ chức hội, nhóm người sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân chuyên về thu gom và chế biến để đa dạng hoá và cải thiện chất lượng hàng hóa.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường nông sản. Trong vấn đề này, nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, tăng cường quan hệ ngoại giao, đa dạng hoá công tác quảng cáo, chào hàng, nhanh chóng xây dựng quy chế, điều kiện tham gia và tổ chức hoạt động môi giới để hình thành tầng lớp người chào hàng” là các cá nhân, tổ chức xúc tiến, môi giới.

Để tìm kiếm được thị trường xuất khẩu sản phẩm trái cây nhiệt đới nói chung và sản phẩm vải thiều Lục Ngạn nói riêng thì các Công ty chế biến hoa quả; hợp tác xã; Hiệp hội ngành hàng nên chi hoa hồng cho việc điều tra thái độ khách hàng và hành vi mua sắm của người tiêu thụ. Thông tin kiểu này sẽ có ích trong xác định các phân khúc đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu.

Công ty chế biến nên tìm đối tác có tiềm năng ở nước xuất khẩu, từ đó Công ty sẽ được hưởng lợi nhờ vào các hiểu biết về thị trường của phía đối tác và kênh marketting.

Các công ty chế biến, kinh doanh hoa quả nên chuyển sang đóng hộp đông lạnh cả sản phẩm tươi lẫn sản phẩm chế biến bằng các thiết bị mới để bảo quản sản phẩm được lâu hơn. Cũng cần khuyến mãi sản phẩm đối với mạng lưới thương mại (nhà nhập khẩu) và người tiêu dùng và đưa ra các khoản hoa hồng ưu đãi cho các nhà nhập khẩu để có thể nhận được sự hợp tác và hỗ trợ.

Cuối cùng cần thông báo đến người tiêu thụ về sản phẩm của mình và khuyến khích họ mua nó với giá cả ưu đãi.

4.3.4.3. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về thị trường xuất khẩu Trước những thách thức cũng như khó khăn mà chúng ta tìm hiểu ở phân trên, chúng ta cần có công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường 1 cách kĩ lưỡng. Khi tiếp cận được thị trường 1 cách đầy đủ nhất, điều tra về thị hiếu, thói quen tiêu dùng, chính sách của thị trường, sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trước những bất ngờ có thể xảy ra và tìm đúng hướng đi cho Vải thiều. Trong trường hợp này ta nên thuê, hoặc sử dụng các hình thức đại lý phân phối tại thị trường xuất khẩu. Vì các nhà phân phối, đại lý họ có kinh nghiệm hơn chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực này. Họ hiểu biết thói quen của người tiêu dùng hay mua Vải thiều ở đâu, dịp nào, cũng như những mối liên hệ với các nhà hàng, siêu thị, những khách hàng tổ chức có nhiệm vụ phân phối Vải thiều đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách dễ dàng

4.3.4.4. Biện pháp phát triển, xây dựng hình ảnh thương hiệu

Lý do chính khiến nhiều người tiêu dùng không biết và không sử dụng sản phẩm vải thiều của Việt Nam phải kể đến thương hiệu vải thiều Việt Nam được ít người biết đến. Madagascar có loại vải Malandly, chúng ta cũng có những thương hiệu vải nổi tiếng như vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn,... Tuy nhiên những

cái tên đó mới chỉ dừng ở mức độ trong nước, chưa được phổ biến rộng ra ngoài nước. Điều quan trong là xây dựng và gắn thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đảm bảo tính sạch, đúng, đủ yêu cầu quốc tế của tiêu chuẩn quốc tế GobalGAP, đậm đà hương vị Việt Nam: quả vải to, hạt nhỏ, mọng nước, ngọt mát.

Ngoài ra chúng ta cũng nên tận dụng tiềm năng phân phối từ lực lượng kiều bào. Đặc biệt thị trường Châu Âu (EU) có 1 quốc gia rất đặc biệt đối với Việt Nam đó là Pháp. Sau năm 1954 có rất nhiều người Việt Nam lên tàu di chuyển sang sinh sống tại Châu Âu. Thông thường những người này đều có những khoản thu nhập khá, và sẵn sàng mua sản phẩm chất lượng cao với giá thành cao, chất lượng tương xứng với giá thành.

4.3.4.5. Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh việc xuất khẩu

Các doanh nghiêp Việt Nam cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực cũng như trình độ cho cán bộ và công nhân viên qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm vải thiều Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam nên gửi các cán bộ kỹ thuật trẻ, có triển vọng ra nước ngoài đào tạo cũng như học hỏi kinh nghiêm sản xuất, chế biến, bảo quản cũng như tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra cũng nên chú trọng đến các cán bộ thương mại giỏi giàu kinh nghiệm, như vậy mới có thể đưa trái vải thiều Việt Nam đến tay người tiêu dùng EU.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

“Giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Phát triển sản xuất vải thiều là hướng đi đúng đắn và cần thiết trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn giai đoạn 2011-2016 cho thấy:

Về phát triển sản xuất: Diện tích vải thiều Lục Ngạn trong những năm gần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)