Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về dân số và lao động

Dân số của huyện 208.532 người (năm 2016), nam 105.872 người chiếm 50,77% và nữ 102.651 người chiếm 49,23%, tỷ lệ tăng dân số hàng năm khoảng

1,3%. Với khoảng 89.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 43% tổng số dân. Huyện có 29 xã và 01 thị trấn, gồm 8 dân tộc anh em sinh sống (Kinh chiếm 51%, Nùng 21%, Sán Dìu 18%), còn lại các dân tộc khác: Tày, Hoa, Dao, Cao Lan, Sán Chí. Mật độ dân cư thấp 200 người/km2; thu nhập bình quân 5,3 triệu đồng người/năm.

Lục Ngạn vốn là huyện nghèo, lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. Làm gì và làm thế nào để khai thác và đưa tiềm năng to lớn về đất đai, khí hậu của Lục Ngạn phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc luôn là câu hỏi, là thách thức đối với cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện.

Lực lượng lao động tại chỗ dồi dào và địa bàn nghiên cứu đang tạo sức hút nguồn trí thức tại chỗ và từ nơi khác đến. Đây là nguồn nội lực quý giá nhất và nếu tận dụng tốt nguồn lao động và trí thức này, sẽ bảo đảm lực lượng xây dựng một Lục Ngạn giàu đẹp, hiện đại, văn minh và có trình độ văn hoá cao.

3.1.2.2. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng

a. Về mạng lưới giao thông

Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Lục Ngạn tương đối phong phú bao gồm: giao thông đường bộ và đường thuỷ. Mạng lưới đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm. Ngoài quốc lộ 31 từ Bắc Giang đi Sơn Động và quốc lộ 279 đi Đồng Mỏ - Lạng Sơn, Lục Ngạn còn nằm trên tuyến tỉnh lộ 285 và 290. Các tuyến đường liên xã nối với quốc lộ chính đến trung tâm huyện tạo thành mạng lưới giao thông, vận tải cho việc vận chuyển hàng hoá. Đây cũng là một yếu tố có thuận lợi để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân cũng như mở rộng thị trường nông lâm sản trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, tại xã nghèo như: Kiên Thành, Kiên Lao, Thanh Hải, Biên Sơn, Đèo Gia giao thông xuống cấp không đáp ứng được việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hệ thống giao thông đường thuỷ trên sông Lục Nam, chiều dài khoảng 45 km, có thể phục vụ vận chuyển giao lưu hàng hoá với các vùng xuôi Hải Phòng, Bắc Giang.

Nhìn chung, huyện Lục Ngạn có hệ thống giao thông cả đường thuỷ và đường bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng chất lượng thấp, một số tuyến còn khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa.

b.Về hệ thống điện

Là một huyện miền núi nên việc đưa điện về các xã vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên huyện đã cố gắng đầu tư cho mạng lưới điện ngày càng mở rộng, tăng dung lượng các trạm biến áp. Mạng lưới điện quốc gia đã đến 30/30 xã (từ năm 2011). Số hộ dùng điện tăng lên trên 95%. Hiện nay tổng dung lượng các trạm biến áp trong huyện có công suất 9.600 KVA. Hiện tại trên địa bàn huyện có một trạm điện trung gian 110/35 KV, 1 trạm biến áp 35/10 KV đảm bảo điện phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Toàn huyện có 245 km đường dây 35 kv, 25 km đường dây 10 kv và 165 trạm biến áp phụ tải, với tổng lượng điện phát ra là 35.562.000 kw/giờ. Mạng lưới điện đã cung cấp được cho toàn huyện, một thế mạnh có thể khai thác phục vụ chủ động tưới tiêu và sản xuất nông, lâm nghiệp. Song một số xã thuộc tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 vào mùa vải nhu cầu sử dụng máy bơm để tưới vải rất lớn nên hệ thống điện luôn ở tình trạng quá tải, điện rất yếu.

c. Hệ thống thuỷ lợi

Ngoài 9 hồ trung thuỷ nông như Khuôn Thần, Đá Mài, Bầu Lầy, Làng Thum… toàn huyện còn có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần, Làng Thum, Đá Mài, Trại Muối. Ngoài ra còn có nhiều hồ đập nhỏ nằm rải rác ở các xã phần nào đã giải quyết được nhu cầu tưới và giữ ẩm sườn đồi. Hệ thống kênh mương dài 450 km. Trong đó kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng, trong đó đã cứng hoá được 140 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ nông, với tổng số 57 trạm bơm cục bộ, hàng năm có thể tưới được khoảng hơn 4.000 ha lúa hai vụ. Đây là một thế mạnh về thuỷ lợi so với các địa phương miền núi khác tạo điều kiện thuận lợi cho Lục Ngạn có khả năng thâm canh các loại cây ăn quả trên đồi.

d. Hệ thống y tế, giáo dục

- Y tế: Toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế dự phòng, 01 phòng y tế, 02 phòng khám đa khoa, 30 trạm y tế cơ sở với 370 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế 342 người trong đó có 65 y, bác sỹ, 194 y tá, 35 nữ hộ sinh. Cơ sở vật chất có đến 80% là nhà tầng và mái bằng kiên cố, còn lại là nhà cấp 4, cơ bản những trang thiết bị được trang bị hiện đại.

- Giáo dục: Hiện nay huyện Lục Ngạn có 109 trường thuộc hệ giáo dục với 2.037 lớp, 57.980 học sinh, trong đó: Khối mầm non: 31 trường. Khối tiểu học: 37

trường, 1032 lớp; 25.019 học sinh. Khối trung học cơ sở: 33 trường; 754 lớp; 23.465 học sinh. Khối trung học phổ thông (gồm cả trung tâm giáo dục thường xuyên): 08 trường; 251 lớp; 9.496 học sinh. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, phòng ở giáo viên cơ bản được kiên cố hóa.

* Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn:

Bảng 3.3. Kết quả SXNN và vải thiều huyện Lục Ngạngiai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: tr.đồng Chỉ tiêu Các năm So sánh ( % ) 2014 2015 2016 /2014 2015 /2015 2016 quân Bình Tổng giá trị SX ngành nông nghiệp 4.711.240 5.289.550 7.137.560 112,28 134,94 123,09 1. Trồng trọt 3.765.140 4.069.250 5.488.000 108,08 134,87 120,73 Trong đó: Vải 1.877.700 2.230.400 3.675.000 118,78 164,77 139,90 2. Chăn nuôi 887.220 1.158.720 1.585.180 130,6 136,8 133,67 3. Dịch vụ nông nghiệp 58.880 61.580 64.380 104,59 104,55 104,57 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lục Ngạn (2016)

Bảng 3.3 cho thấy: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua 3 năm tăng bình quân 23,07%. Năm 2014 là 4.711.240 triệu đồng, năm 2015 là 5.289.550 triệu đồng, tăng 12,28% so với năm 2014, tương ứng với mức tăng 578.310 triệu đồng. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 34,94%, tương ứng với mức tăng là 1.848.010 triệu đồng.

- Trồng trọt: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 20,73%. Trong đó giá trị sản xuất năm 2015 so với năm 2014 là 8,08%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 348,7 triệu đồng.

- Chăn nuôi: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 33,67%. Năm 2014 so với năm 2014 tăng 30,6%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 36,8%.

- Dịch vụ trong nông nghiệp: Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 4,56%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 4,59%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 4,55%.

3.1.2.3. Nhận xét chung về đặc điểm địa bàn huyện Lục Ngạn

a. Thuận lợi

tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp thu khoa học và công nghệ, giao lưu các yếu tố vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Trên thực tế, các hộ nông dân của huyện đã khai thác tốt các lợi thế này.

Thứ hai, Lục Ngạn có điều kiện thời tiết thuận lợi về chế độ nhiệt, số giờ nắng, ít ảnh hưởng của bão; có quỹ đất tự nhiên khá dồi dào; địa hình đồi núi thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, tạo nên vùng thâm canh cây ăn quả Lục Ngạn.

Thứ ba, có hệ thống dịch vụ nông nghiệp khá phát triển. Trên địa bàn có hệ thống các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thực phẩm làm nhiệm vụ chế biến các sản phẩm, góp phần chủ động cung ứng các yếu tố đầu vào (thức ăn, phân bón,…), giải quyết yêu cầu tiêu thụ nông sản cho các hộ nông dân.

Thứ tư, có thương hiệu. Cây ăn quả ở Lục Ngạn, đặc biệt là cây vải, đã có thương hiệu tồn tại từ rất lâu trên thị trường nội địa và một số thị trường nước ngoài. Từ năm 2008, Vải thiều Lục Ngạn đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều tại khu vực địa lý của 20 xã với diện tích được bảo hộ 17.039,55 ha.

Với những điều kiện thuận lợi như trên, Lục Ngạn đã hội tụ cơ bản các yếu tố tự nhiên, xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất vải thiều phục vụ xuất khẩu.

b. Khó khăn

Bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất vải thiều, các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển sản xuất vải thiều và phát triển cây ăn quả nói chung. Cụ thể:

Thứ nhất, nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, người dân khá năng động, nhưng còn bộ phận khá lớn trình độ còn thấp, ngại tiếp thu cái mới. Đây là yếu tố cản trở phát triển sản xuất vải an toàn, chất lượng cao.

Hai là, diễn biến thời tiết những năm gần đây phức tạp và chứa đựng những yếu tố bất ổn cho sự phát triển như: lượng mưa suy giảm, hiện tượng lốc, lũ, mưa đá, giá rét có xu hướng tăng.

Ba là, địa hình phức tạp, nhiều đồi núi cao, cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi nhiều nơi đã xuống cấp, hư hỏng nên không đảm bảo tưới tiêu theo đúng thiết kế, đặc biệt là đối với các xã ở vùng núi cao vẫn trông chờ vào nước mưa, không chủ động được nước tưới. Số kênh mương được kiên cố hóa còn thấp, cần được sự quan tâm trong thời gian tới.

Bốn là, hoạt động dịch vụ đa dạng và có dấu hiệu sôi động nhưng kết quả thu được chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Hệ thống các doanh nghiệp chế biến nông

sản trên địa bàn khá phát triển, nhưng do phương hướng kinh doanh của các doanh nghiệp chưa đa dạng, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân chưa thực sự chặt chẽ.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Tại mỗi vùng của huyện Lục Ngạn chọn điểm nghiên cứu tại 1 xã có diện tích trồng vải lớn và tồn tại cả 2 phương thức sản xuất vải theo phương pháp truyền thống và phương pháp sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP).

- Vùng I: Là vùng cao của huyện, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trên 15%. Đất đai chủ yếu là đồi núi cao và rừng tự nhiên. Đây là vùng gồm 11 xã, diện tích tự nhiên khoảng 51.176 ha, chiếm 50,56% tổng diện tích đất tự nhiên với dân số 53.217 người, chiếm 26% dân số của toàn huyện. Chọn 01 xã có diện tích trồng vải lớn là xã Tân Sơn.

- Vùng II: Có 14 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Chũ hiện là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của toàn huyện và 13 xã. Dân số vùng này khoảng 120.218 người, chiếm 59% dân số toàn huyện. Đất tự nhiên có 31.794,22 ha. Vùng này là trung tâm phát triển kinh tế của huyện, do có các điều kiện về địa hình, đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt, năng lực sản xuất khá. Chọn xã có diện tích trồng vải lớn là xã Hồng Giang.

- Vùng III: Là vùng đồi núi thấp, phía Nam sông Lục Nam, có độ cao từ 80 – 120m so với mực nước biển, độ dốc thoải có thể trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc trên các ruộng bậc thang; các đồi cao có thể trồng cây ăn quả (vải, hồng, cây có múi). Có kết cấu hạ tầng tương đối tốt, giáp với vùng I. Chọn xã có diện tích trồng vải lớn là xã Tân Lập.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, quy hoạch về chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, quy hoạch vùng vải an toàn... được thu thập từ tài liệu đã được ghi chép của các phòng ban của UBND huyện Lục Ngạn (Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài chính - Kế hoạch...), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang… và từ sách báo tạp chí, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát tại các địa bàn điểm nghiên cứu, bằng cách dùng bảng câu hỏi lập sẵn kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các nội dung liên quan đến đề tài.

- Tổng số mẫu điều tra, khảo sát:

+ Điều tra hộ trồng vải: Tổng số 90 mẫu/03 xã (mỗi xã chọn 30 hộ nông dân trồng cây vải thiều).

+ Phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp trong các cơ quan chính quyền các cấp: Cấp xã (03 người/03 xã); cấp huyện (01 cán bộ lãnh đạo UBND huyện, 01 cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT); cấp tỉnh (bao gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ).

- Xây dựng bảng hỏi: Trên cơ sở thực hiện theo các mục tiêu của đề tài, tập trung vào các chỉ tiêu sau:

+ Thông tin chung về chủ hộ nông dân trồng vải thiều: họ tên, địa chỉ, điều kiện nguồn lực (đất, vốn, lao động....), lý do lựa chọn trồng cây vải thiều?

+ Thông tin về tình hình đầu tư sản xuất, tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên một đơn vị diện tích...

+ Tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh: năng suất, sản lượng, chi phí, giá bán, doanh thu từ vải,…

+ Tình hình tiêu thụ vải của hộ: Tiêu thụ ở đâu? Cho ai? Số lượng bao nhiêu? Có các hoạt động quảng bá cho sản phẩm không?

+ Sự hỗ trợ của các tổ chức như khuyến nông, Hội Nông dân, hợp tác xã trong tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như thế nào? Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với người trồng vải về giống, kỹ thuật, thông tin thị trường, tiếp cận về vốn, tiêu thụ sản phẩm.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi thu thập những thông tin cần thiết chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu. Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển.... để có những luận cứ cho các kết luận về kết quả đạt được và các vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều của Lục Ngạn.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ cấp, chúng tôi tiến hành thống kê, mô tả lại các hiện tượng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ của hộ trồng vải: Tình hình sản xuất vải của hộ (diện tích, năng suất, sản lượng), các kênh tiêu thụ, giá bán, thời gian...

- Phương pháp so sánh: Được áp dụng để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải thiều. Từ kết quả so sánh rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)