Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (2015)
Hiện tại, xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc được thực hiện bằng đường chính ngạch và tiểu ngạch. Xuất khẩu bằng đường chính ngạch thì các thương nhân Việt Nam cần phải có hợp đồng mua bán với các thương nhân phía Trung Quốc và khi làm thủ tục xuất hàng phải có Giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ Công Thương Việt Nam cấp để được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Việc cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Tây Bắc đã được Bộ Công Thương uỷ quyền cho Sở Công Thương Lào Cai thực hiện trực tiếp (năm 2010) với cơ chế thông thoáng, nhanh gọn, không thu lệ phí nhằm tạo điều kiện cho các thương nhân sớm đưa hàng qua cửa khẩu. Xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch thì thương nhân không cần phải làm thủ tục xin cấp C/O và mức thuế suất vẫn là 0% nhưng lượng hàng xuất khẩu bị hạn chế và hay bị rủi ro, do các tư
Chủ buôn + sấy vải Vải tươi Hộ SX và sấy vải khô Trung gian địa phương Đại lý xuất khẩu Trung gian ở
thương ép giá.
c. Giá cả và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu vải thiều
Giá cả tiêu thụ vải thiều mỗi mùa vụ dao động tùy vào từng loại vải, từng thời điểm thu hoạch. Do ưu thế về chất lượng như trọng lượng quả, màu sắc, hương vị, mẫu mã, hình thức và thương hiệu, giá bán vải thiều Lục Ngạn thường cao hơn gấp 3-4 lần so với giá vải thiều tại các địa phương khác. Vải thiều được thu mua xuất khẩu chủ yếu là chất lượng cao, mẫu mã đẹp, quả to nên giá thường cao hơn vải tiêu thụ tại thị trường trong nước (giá vải xuất khẩu bình quân cao hơn khoảng 1,2 - 1,5 lần giá vải tiêu thụ nội địa). Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, năm 2016, giá bán vải sơm như U trứng, U hồng, Thanh Hà dao động từ 15.000-40.000 đồng/kg. Giá vải thiều loại 1 từ 20.000- 35.000 đồng/kg, loại 2 từ 15.000-20.000 đồng/kg, loại 3 từ 10.000-15.000 đồng/kg. Cuối vụ giá vải thiều tăng nhẹ so với đầu vụ (ngày 10/7/2016, giá vải thiều tại xã Tân Sơn có lúc lên tới 50.000 đồng/kg) (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, 2016).
Năm 2016 được đánh giá là năm vải thiều có giá bán cao nhất trong 40 năm trở lại đây (theo báo cáo của Sở Công Thương Bắc Giang). Giá bán vải bình quân toàn huyện Lục Ngạn năm 2016 là 22.000 đồng/kg (năm 2015 là 15.000 đồng/kg, năm 2014 là 12.500 đồng/kg), tổng doanh thu khoảng 2.013 tỷ đồng. Giá xuất khẩu trung bình 30.000 đồng/kg (cao gấp 1,3 lần so với mức giá vải thiều trung bình toàn huyện), giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1.347 tỷ đồng (59,87 triệu USD). Giá vải sấy khô dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg (tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn) (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, 2016). 4.1.3. Thực trạng phát triển sản xuất và xuất khẩu vải của các hộ điều tra 4.1.3.1. Thông tin của các hộ
Độ tuổi của chủ hộ trồng vải thiều như sau: Các hộ tuổi bình quân 47,24 tuổi. Đa số các hộ đều có thời gian trồng vải thiều trên 10 năm chiếm trên 90% số hộ điều tra, điều này đồng nghĩa với việc kinh nghiệm sản xuất tích luỹ được nhiều, nhưng đôi khi kinh nghiệm này cũng là nguyên nhân cho sự bảo thủ không chịu đổi mới tư duy trong quá trình sản xuất. Nhìn chung, các hộ sản xuất vải thiều hiện nay chủ yếu áp dụng kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với quy trình VietGAP. Trong quá trình sản xuất, các hộ vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi tư duy sản xuất theo phong trào, việc sử dụng loại phân bón, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật…giống nhau hoặc tương tự nhau.
Đặc điểm chung của hộ nông dân sản xuất vải thiều được tổng hợp ở Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra trồng vải thiều
Chỉ tiêu ĐVT Chia ra BQ Hộ SX vải thiều an toàn Hộ SX vải thiều truyền thống 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 45 45 90
2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 44,43 50,05 47,24
3. Số lớp học bình quân của chủ hộ Lớp 7,82 6,88 7,35 4. Tỷ lệ hộ có thời gian trồng vải
- Trên 10 năm % 93,33 96,67 95,00 - Từ 5 - 10 năm % 6,67 3,33 5,00 5. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn tự có 6. Tỷ lệ thu nhập từ trồng vải % % 84,44 84,44 88,89 80,00 88,67 82,22 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Tuổi bình quân của hộ sản chỉ xuất vải thiều là 47,24 tuổi, tỷ lệ hộ có thời gian trồng vải trên 10 năm chiếm 95%, thời gian từ 5 -10 năm chiếm 5%. 88,67% số hộ điều tra sử dụng vốn tự có của gia đình vào sản xuất vải thiều, ít hộ phải sử dụng vốn vay, trong đó những hộ sản xuất vải theo phương pháp cũ ít phải sử dụng vốn vay hơn so với những hộ sản xuất sản xuất vải thiều an toàn. Mức vay cũng không nhiều, chủ yếu vay từ qua Hội phụ nữ, Chi hội nông dân với mức lãi suất ưu đãi, nhưng mục đích sử dụng vốn không hoàn toàn phục vụ cho sản xuất vải thiều vì thế cũng không tác động đến kết quả sản xuất vải thiều ở các nhóm hộ.
Trung bình tỷ lệ thu từ vải chiếm tới 82,22% trong tổng thu nhập của hộ trong nhóm điều tra. Trong đó ta thấy nhóm hộ sản xuất vải thiều theo phương thức truyền thống có tỷ lệ thu nhập từ vải thấp hơn so với nhóm hộ sản xuất vải thiều an toàn. Một phần này có thể được hiểu do tỷ lệ thu nhập từ làm thuê trong nhóm hộ sản xuất truyền thống lớn hơn rất nhiều so với hộ tham gia sản xuất vải an toàn.
Do các hộ đều không có hướng mở rộng sản xuất, sản xuất theo kiểu có bao nhiêu đầu tư bấy nhiêu nên hộ sử dụng vốn tự có là chính. Các hộ có kinh nghiêm sản xuất lâu năm nên việc sử dụng vốn rất linh hoạt, ví dụ như dùng hình
thức mua chịu vật tư đầu vào tại các đại lý quen, không phải trả lãi và đến khi thu hoạch thì trả, phương cách này thuận tiện và đơn giản, phù hợp với nhận thức của người nông dân.
4.1.3.2. Nguồn lực sản xuất
a. Đặc điểm đất đai lao động của hộ
Về đất đai, trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất vải nói riêng thì đất đai được coi là “ tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế” đồng thời là một nguồn lực để đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Tình hình đất đai cho sản xuất vải ở các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.9 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ sản xuất là tương đối cao với 5.816,36 m2.
Bảng 4.9. Đặc điểm đất đai lao động của hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Chia ra BQ Hộ SX vải thiều an toàn Hộ SX vải thiều truyền thống
1. Số nhân khẩu BQ/ hộ Người 4,47 4,5 4,49
2. Số lao động NN BQ/ hộ Người 3,2 3,5 3,35
3. Số LĐ trồng vải thiều BQ/hộ Người 2,0 2,5 2,25
4. DT đất NN BQ/ hộ m2 5.236,18 6.369,54 5.816,36
5. DT đất trồng vải thiều m2 4.896,20 5.856,18 5.376,19 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)
Về lao động, số người tham gia sản xuất bình quân của các hộ là 3,35 lao động. Nhóm sản hộ sản xuất vải thiều an toàn bình quân có 3,2 lao động, ít hơn so với nhóm hộ sản xuất vải thiều truyền thống bình quân có 3,5 lao động. Đối với sản xuất vải thiều thì trung bình là 2 người do phải qua tập huấn mới có thể sản xuất. Đây là số lao động chính và thường xuyên trong mỗi hộ. Tuy nhiên ngoài số lao động chính và thường xuyên, có một lực lượng không nhỏ lao động mà mỗi hộ thuê theo mùa vụ. Thời gian thuê chỉ vào khoảng 10-20 ngày thu hoạch vải.
b. Các tư liệu phục vụ cho sản xuất vải của hộ
Các hộ sản xuất vải sử dụng các loại tư liệu chính như xe máy, bình thuốc sâu, giếng nước, lò sấy hay bao bì, sọt đựng. Mức độ sử dụng các tư liệu này không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm hộ. Trong những năm gần đây việc tập trung đầu tư cho tư liệu sản xuất vải đã được quan tâm vì vậy ngày càng nhiều máy móc hiện đại được đưa vào phục vụ sản xuất.
Bảng 4.10. Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất vải của các hộ điều tra của các hộ điều tra
TT Loại tài sản ĐVT Chia ra Bình quân Hộ SX vải thiều an toàn Hộ SX vải thiều truyền thống
1 Máy sấy vải Cái 0,2 0 0,1
2 Nhà kho chứa vải m2 10 0 5,00
3 Kho chứa vật liệu sản xuất. m2 3 0 1,5
4 Xe tải Cái 0,267 0,067 0,17
5 Xe máy Cái 1,33 1,4 1,36
6 Máy bơm Cái 1,1 1,07 1,09
7 Bình phun thuốc sâu Bình 1,1 1,03 1,07
8 Máy phun thuốc sâu Cái 1,13 0,93 1,03
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)
Với quy mô sản xuất như trên thì việc đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên bà con đã bắt đầu quan tâm đầu tư máy móc sản xuất. Do địa hình không cho phép nên các vật liệu thô sơ khó có thể dùng trong sản xuất vải thiều. Trong nhóm hộ tham gia sản xuất vải thiều an toàn thì cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như trang thiết bị được quan tâm đầu tư hơn. Một số điểm mà nhóm hộ tham gia sản xuất truyền thống chưa có đó là diện tích nhà kho chứa vải và kho chứa vật liệu sản xuất ( phân bón, thuốc trừ sâu...) trong khi đó tiêu chuẩn áp dụng đối với mỗi hộ tham gia sản xuất vải thiều an toàn là tối thiều phải có kho chứa vải, kho chứa vật liệu sản xuất mà cụ thể là kho phải đạt 5m2 trở lên. Về cơ sở hạ tầng này thì được đầu tư từ phía chính hộ dân tham gia sản xuất vải thiều an toàn.
4.1.3.3. Về quy mô, tuổi cây của các hộ điều tra
Diện tích trồng vải chủ yếu tập trung trên các sườn núi chiếm 86% tổng diện tích trồng vải. Quy mô trồng vải của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.11. Quy mô số cây của các hộ điều tra
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến (hộ) Tỉ lệ (%)
Số hộ điều tra 90 100
<30 cây 8 8,90
30 – 50 cây 22 24,44
50 – 100 cây 40 44,44
>100 cây 20 22,22
Qua bảng 4.12 chúng ta thấy đa số hộ trồng vải ở huyện Lục Ngạn hiện vẫn trồng và canh tác vải theo quy mô gia đình, vì vậy rất khó khăn trong việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Bình quân 1 hộ trồng vải có 80 cây, trong đó số cây vải trồng đang cho thu hoạch mới hơn gấp 8 lần số diện tích vải trồng mới.
Theo số liệu điều tra, độ tuổi cây vải của đa số các hộ đã trên 10-15 năm tuổi (Bảng 4.12). Ở tuổi này, cây vải đã cho năng suất khá ổn định.
Bảng 4.12. Tuổi cây của các hộ điều tra
Các tiêu chí đánh giá độ tuổi cây vải Ý kiến (hộ) Tỉ lệ (%)
Số hộ điều tra 90 100
1-5 tuổi 10 11,11
5-10 tuổi 20 22,22
10- 15 tuổi 25 27,78
>15 tuổi 35 38,89
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Cây vải sau khi trồng khoảng 1 - 2 năm đầu, tới năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch. Trong thời kỳ đầu giai đoạn sản xuất kinh doanh, cây vải có năng suất rất cao, cây 8- 10 tuổi đạt năng suất trung bình 55 - 65kg/cây, cá biệt nếu được chăm sóc tốt và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, có thể cho năng suất 75 kg/cây. Cây vải bắt đầu cho năng suất ổn định khi được khoảng 10 tuổi, năng suất trung bình đạt 100- 120kg/cây. Ở mỗi giai đoạn tuổi cây vải thì năng suất và chất lượng khác nhau. Khi cây vải trên 15 năm tuổi, với cùng điều kiện chăm sóc và chất đất thì tuổi cây vải càng cao, chất lượng và năng suất quả sẽ càng giảm.
4.1.3.4. Về diện tích, năng suất, sản lượng vải thiều của các hộ điều tra
a. Diện tích vải thiều của các hộ điều tra
Qua bảng 4.13 cho ta thấy diện tích trồng vải của các hộ điều tra tăng qua 3 năm, năm 2014 là 27,43 ha, năm 2015 là 28,12 ha, năm 2016 tăng lên 36,21 ha, tốc độ tăng bình quân là 115,64%. Trong khi đó diện tích đất canh tác của hộ có xu hướng giảm đi, làm cho diện tích trồng vải bình quân của hộ tăng lên: năm 2014 bình quân 1 hộ là 0,3 ha thì năm 2016 bình quân 1 hộ là 0,4 ha.
Trong quá trình thực hiện quy trình trồng vải thiều hiện nay, các hộ cũng đã rất chú trọng việc cải tạo, nâng cao độ phì của đất song do nhiều năm trước đây và cho đến tận hiện nay, vẫn rất ít hộ có điều kiện làm các xét nghiệm về mẫu đất, nên về tổng thể các khu sản xuất vải thiều hiện tại chưa được xét nghiệm mẫu đất, đánh giá nông hoá thổ nhưỡng nên việc cải tạo đất của các hộ chủ yếu cải tạo theo kinh nghiệm.
Bảng 4.13. Diện tích, sản lượng, năng suất trồng vải thiều của các hộ điều tra qua 3 năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh%
2015/2014 2016/2015 Bình quân
Số hộ điều tra hộ 90 90 90
1. Diện tích trồng vải ha 27,43 28,12 36,21 102,52 128,77 115,64
2. Bình quân diện tích/hộ ha/hộ 0,30 0,31 0,40 102,52 128,77 115,64
3. Tổng sản lượng Tấn 171,74 179,22 258,29 104,36 144,12 124,24
4. Sản lượng bình quân/hộ Tấn/hộ 1,91 1,99 2,87 104,36 144,12 124,24
5. Năng suất bình quân Tấn/ha 6,26 6,37 7,13 101,79 111,92 106,86
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
b. Sản lượng vải thiều của các hộ điều tra
Năm 2014 và 2015 sản lượng vải ít biến động (năm 2014 là 171,74 tấn, năm 2015 là 179,22 tấn). Năm 2016 sản lượng vải thiều tăng, đạt 258,29 tấn do năng suất vải của các hộ tăng hơn so với những năm trước (Bảng 4.13).
c. Năng suất của các hộ điều tra
Qua bảng 4.13, nhìn chung năng suất vải thiều có xu hướng biến động tăng qua các năm. Năm 2014 năng suất đạt 6,26 tấn/ha, năm 2015 còn 6,37 tấn/ha đến năm 2016 năng suất vải đạt 7,13 tấn/ha. Năm 2016 năng suất tăng lên do thời tiết thuận lợi cho quá trình ra hoa và quá trình thụ phấn của cây vải, làm tăng số hoa đậu trái.
4.1.3.5. Thực trạng điều kiện sản xuất, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất vải thiều tại các hộ điều tra
a. Vùng sản xuất
Vùng sản xuất là điểm đầu tiên được đề cập trong quy trình sản xuất vải thiều, vùng sản xuất có ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng nguồn nước, đất và môi trường phục vụ sản xuất. Vùng sản xuất của huyện Lục Ngạn đều đang trong thời hạn được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vải thiều an toàn. Trên thực tế, vùng sản xuất vải thiều của huyện Lục Ngạn nằm ở khu vực vùng núi, xa bệnh viện, nhà máy, môi trường không có chất thải công nghiệp, không có nguy cơ ô nhiễm vật lý, hoá học hay sinh học.
b. Đất và nước
Sản xuất vải thiều yêu cầu hàng năm phải có sự kiểm tra đánh giá chất lượng, xác định nguy cơ ô nhiễm để từ đó có biện pháp phòng chống, cải tạo và canh tác hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, với mô hình hộ và hợp tác xã, 90% hộ được phỏng vấn cho biết đất và nước không được kiểm tra chất lượng hàng năm, trừ khi có chương trình hay dự án thì cơ quan chuyên môn về lấy mẫu và người dân cũng không được thông báo kết quả kiểm tra đánh giá.
c. Giống
Giống vải thiều ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng vải thiều khi thu hoạch. Theo yêu cầu của quy trình sản xuất vải thiều, giống phải có nguổn gốc xuất