Chất lượng vải trồng theo quy trình GlobalGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 104)

d. Thị trường các yếu tố đầu vào

Yếu tố đầu vào là quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Qua điều tra cho thấy có 100% số hộ sản xuất vải thiều thường xuyên mua tại cửa hàng đại lý vật tư nông nghiệp của huyện. Điều này làm cho chất lượng đầu vào của sản phẩm vải được đảm bảo. Tuy nhiên hộ trồng vải vẫn gặp rủi ro khi hộ mua phải hàng dởm, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng của vải trong quá trình sản xuất.

4.2.4. Nhóm yếu tố về chính sách của Nhà nước

Mặc dù có hàng loạt văn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng vẫn thiếu văn bản quy phạm pháp luật về thực phẩm, pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực “Để đáp ứng nhu cầu thị trường cao cấp thì Ủy ban nhân dân huyện cùng với các sở ban ngành của tỉnh và các bộ ngành trung ương triển khai 60,38 ha để sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP thực hiện tại thôn Kép 1 của xã Hồng Giang. Khi thực hiện thì chất lượng quả vải đáp ứng nhu cầu các nước. Khi đại sứ quán của 13 nước có về Bắc Giang và đến huyện Lục Ngạn lên tận vườn và nếm quả vải Việt Nam thì đánh giá chất lượng là rất tốt.”

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (2017)

phẩm. Các văn bản luật chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất, nhiều văn bản chỉ mang tính chất ngành hoặc văn bản tạm thời. Đặc biệt chưa thiết lập được mạng lưới thanh tra, kiểm tra chất lượng, kiểm soát các yếu tố gây ra mất vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và sơ chế, đóng gói, tiêu thụ. Việc đầu tư các trang thiết bị máy móc cho sản xuất và xét nghiệm nhất là các thiết bị phân tích dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trên rau quả còn thiếu.

Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, phòng Kinh tế huyện Lục Ngạn đã có nhiều hội thảo tập huấn cho cán bộ khuyến nông và tổ chức hội chợ nông sản, hội nghị tìm đầu ra...nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ cho vải thiểu an toàn. Về phía huyện thì đã tích cực tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân, thường xuyên cử cán bộ khuyến nông xuống cơ sở sản xuất tìm hiểu thực trạng áp dụng của người dân (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

Phát triển sản xuất vải thiều và tổ chức đầu tư sản xuất vải thiều an toàn từ khâu sản xuất tới khâu xuất khẩu là vấn đề hết sức quan trọng cần có sự chỉ đạo của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cùng sự phối hợp với các cấp, các ngành. Có như vậy mới thúc đẩy được sản xuất và xuất khẩu vải thiều.

Vải của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng quả tươi sang Trung Quốc, Lào, Campuchia... là các nước có vị trí địa lý gần với Việt Nam (chiếm khoảng 85% tổng lượng xuất khẩu), trong đó lượng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 90%. Các sản phẩm được chế biến từ quả vải như nước vải ép, vải sấy khô, vải đông lạnh đóng lọ có giá trị gia tăng cao (chiếm khoảng 15% tổng lượng xuất khẩu) chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU…

Để tạo thuận lợi và hỗ trợ đẩy mạnh việc tiêu thụ vải thiều cho nông dân, ngay từ ngày 03/6/2016, UBND tỉnh Bắc Giang đó tổ chức Hội nghị thường niên "Bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2016" đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh tập trung hỗ trợ nông dân trong công tác thu hoạch, tiêu thụ. Ngày 6/6, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đó cú buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang để thống nhất các biện pháp cần triển khai nhằm tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ quả vải thiều trong mùa vụ năm 2016. Ngày 7/6, UBND tỉnh Lào Cai và Bắc Giang cũng đó tổ chức “Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều” tại tỉnh Lào Cai để kết nối, xúc tiến và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

Về công tác thúc đẩy xuất khẩu, ngày 11/6, Bộ Công Thương đó có văn bản đề nghị các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia triển khai đồng bộ các biện pháp đẩy nhanh thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, tăng cường công tác an ninh, trật tự trên địa bàn, điều tiết kịp thời các phương tiện vận tải để tránh tình trạng ùn tắc trên các tuyến đường dẫn đến khu vực cửa khẩu xuất khẩu, bảo đảm công tác vệ sinh môi trường… Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đó yêu cầu các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực bố trí bổ sung nhân lực làm thêm giờ, kể cả ngày nghỉ để tạo thuận lợi tối đa cho việc xuất khẩu mặt hàng này, đặc biệt là trong thời điểm chính vụ.

Triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến xuất khẩu vải thiều năm 2015 và những năm tiếp theo, năm 2014, UBND huyện Lục Ngạn đã tổ chức quy hoạch vùng vải chuyên canh trên tổng diện tích khoảng 17.500 ha, trong đó: vải chín sớm khoảng 1.750 ha, chiếm 10%; vải thiều chính vụ khoảng 15.750 ha, chiếm 90%. Đồng thời phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai sản xuất và cấp Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại xã Hồng Giang với quy mô 5 ha, sản lượng khoảng 50-60 tấn; xây dựng mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ sau thu hoạch tại xã Hồng Giang; triển khai xây dựng quy hoạch các vùng vải thiều phục vụ xuất khẩu. Sở Công thương đã chủ động lựa chọn doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu; chú trọng quảng bá, xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc, tổ chức đoàn xúc tiến thương mại của tỉnh tham dự Hội chợ Kinh tế thương mại biên giới Trung – Việt tại Hà Khẩu (Trung Quốc); thiết lập quan hệ, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hóa 2 chiều, đặc biệt là vải thiều trong thời gian tới. Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ động tham mưu, triển khai các hội nghị, hội thảo giúp doanh nghiệp lựa chọn các công nghệ bảo quản phù hợp cho chế biến xuất khẩu vải thiều. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương một số vấn đề như: Đưa công tác xúc tiến xuất khẩu vải thiều vào Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia hàng năm; cung cấp thông tin về tình hình thị trường, các rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu, hỗ trợ kết nối giao thương, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại nước ngoài; hỗ trợ công nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến; tiếp tục hỗ trợ huyện Lục Ngạn trong việc hướng dẫn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến vào thâm canh sản xuất vải

thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGap. Đồng thời kiến nghị tỉnh sớm phê duyệt kinh phí cấp cho đơn vị để triển khai thực hiện; sớm ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm xây dựng các vùng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGap đảm bảo cung cấp đủ số lượng theo yêu cầu của thị trường mới; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến, hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ…(UBND tỉnh Bắc Giang, 2016).

Nhờ các chính sách thúc đẩy, diện tích trồng vải ở các vùng Lục Ngạn tăng đáng kể. Các quy trình kĩ thuật được ứng dụng và đã phát huy hiệu quả thể hiện qua việc tăng sản lượng, chất lượng quả vải, thâm nhập được các thị trương lớn có yêu cầu cao như Mỹ, EU, Nhật…Đầu tư tăng cho sản xuất, bảo quản, bao gói và phát triển thương hiệu. Các hoạt động xuất khẩu chuyển dần từ đường tiểu ngạch san xuất khẩu lớn chủ động hơn trên thị trường, Có hướng phát triển mới. Khi đó ảnh hưởng đến các hộ sản xuât không nhỏ. Việc áp dụng quy trình công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, bảo quản được thực hiện mọt cách tự giác, nó không còn là vấn đề của doanh nghiệp, của chính phủ mà và vấn đề của chính các hộ nông dân trồng vải.

4.2.5. Yếu tố khác

Các hình thức xúc tiến thương mại, tích cực thâm nhập và nắm bắt thông tin nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, từng bước tiếp cận, khơi thông, mở rộng sang các thị trường mới, cao cấp; nâng cao giá trị quả vải thiều, góp phần cải thiện đời sống người trồng vải. Trước mắt, năm 2015 bước đầu đưa vải thiều thâm nhập vào thị trường Mỹ và xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Úc, Nhật Bản và một số thị trường khác. Hiện nay công tác xúc tiến thương mại: Tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên); làm tốt công tác xúc tiến thương mại, thông tin, tuyên truyền quảng bá thương hiệu vải thiều.

Đăng ký bảo hộ địa danh cho vải thiều tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Nga, Israel, Singapore và một số thị trường khác. Lựa chọn công nghệ bảo quản nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng vải thiều để phục vụ xuất khẩu, trong đó Công nghệ đang được xem xét áp dụng gồm: Công nghệ màng bao gói khí quyển biến đổi MAP của Israel; công nghệ CAS của Nhật Bản. Lựa chọn, phát triển hệ thống các doanh nghiệp liên kết sản xuất, doanh nghiệp áp dụng công nghệ bảo quản, doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu.

Công tác nâng cấp Sàn giao dịch Thương mại điện tử và duy trì cập nhật thông tin trên trang web Công Thương Bắc Giang và Sàn giao dịch Thương mại điện tử (san24h.vn). Biên soạn và phát hành Bản tin kinh tế Công nghiệp và Thương mại Bắc Giang. Duy trì cập nhật và nâng cao chất lượng thông tin trên web Công Thương Bắc Giang, Sàn giao dịch 24h. Duy trì Tạp chí Xúc tiến thương mại hàng tháng trên sóng phát thanh và truyền hình Bắc Giang nhằm tuyên truyền quảng bá các sản phẩm làng nghề của địa phương. Duy trì Banner quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang.

Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang tạo điều kiện, khuyến khích cho các thương nhân xuất vải quả tươi qua các cửa khẩu biên giới, không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu, giải quyết nhanh các vướng mắc phát sinh. Ưu tiên làm thủ tục, bố trí công chức chuyên trách tư vấn giải quyết thủ tục xuất khẩu mặt hàng vải thiều cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việc làm này theo Tổng cục là nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Thời gian doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu cho mỗi phương tiện hoặc mỗi lô hàng chỉ cần 3 - 5 phút, bằng 1/3 lượng thời gian trước đây. Đối với mặt hàng vải thiều, như những năm trước, ngay từ đầu vụ thu hoạch năm 2016, lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành có liên quan của tỉnh Bắc Giang đã tổ chức buổi làm việc tại tỉnh Lào Cai về nội dung xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Trước các đề xuất của tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lào Cai đã khẳng định địa phương sẽ làm hết sức mình đề tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu vải thiều. Trong đó có sự ưu tiên đặc biệt về mặt thủ tục xuất khẩu, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng tại cửa khẩu tăng cường làm thêm giờ, đơn giản hóa các thủ tục với tinh thần kiên quyết không để vải thiều ứ đọng tại cửa khẩu và nó đã thực sự mang lại hiệu quả rất đáng kể.

4.2.6. Đánh giá điểm thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều tại huyện Lục Ngạn triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều tại huyện Lục Ngạn

a. Thuận lợi

Từ lâu, vải thiều đã là thứ quả đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng. Chất đất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, ... và những bí quyết, kinh nghiệm chăm sóc của các chủ vườn tại huyện Lục Ngạn đã tạo cho vải thiều Lục Ngạn hương vị thơm ngon đặc biệt. Chính vì vậy, sản phẩm vải thiều đã có vị trí nhất định trong thói quen mua bán của người tiêu dùng.

Do được sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp, Hội nông dân tỉnh Bắc Giang, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang và Trạm khuyến nông huyện Lục Ngạn đã tổ chức tập hợp nhân dân trồng vải thiều trong huyện để hướng dẫn, phổ biến áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt đặc biệt là lớp tập huấn về vải thiều được sản xuất theo quy trình mới. Hầu hết các hộ nông dân đều có ý thức cao trong việc sản xuất khi đã được tập huấn.

Bảng 4.19. Phân tích ma trận SWOT

Điểm mạnh

- Là một loại đặc sản của tỉnh Bắc Giang, sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn đã có thương hiệu trong nước và tại một số thị trường trên thế giới.

- Chính quyền địa phương các cấp từ tỉnh đến huyện, xã đã có sự quan tâm tích cực, những năm gần đây đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt trong phát triển sản xuất, tạo mọi điều kiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Vải thiều Lục Ngạn sang các thị trường mới.

Điểm yếu

- Diện tích trồng vải chia theo hộ còn nhỏ lẻ; kỹ thuật sản xuất vải theo tiêu chuẩn vải an toàn của người dân còn hạn chế; thói quen canh tác cũ vẫn còn tồn tại. - Những năm gần đây diễn biến thời tiết thất thường, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất và năng suất vải.

- Cơ sở hạ tầng vật chất còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động phát triển sản xuất và xuất khẩu Vải thiều Lục Ngạn. Cơ hội

- Nhu cầu vải an toàn ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, nhiều thị trường tiềm năng.

- Việt Nam có nhiều mối quan hệ trên trường quốc tế tạo ra tiềm năng mở rộng các kênh phân phối đến người tiêu dùng.

Thách thức

- Các thị trường mới giàu tiềm năng nhưng “khó tính”, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cạnh tranh giữa các sản phẩm vải thiều cùng loại trên thị trường và các nông sản khác về chất lượng.

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

b. Khó khăn

Là sản phẩm mang tính chất truyền thống, đặc trưng của Bắc Giang, nhưng sản phẩm vải thiều mới chỉ trở thành một thương hiệu và được nhiều người biến đến trong vài năm trở lại đây nên tiềm lực về sự tín nhiệm của người tiêu dùng, nội lực về khả năng cung cấp sản phẩm vải thiều vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Thị trường tiêu thụ: Để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh,

thành lập các vùng chuyên canh sản xuất vải thiều an toàn và cho khối lượng thu hoạch lớn thì khâu tiêu thụ vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ vào mùa của sản phẩm. Do đó, vẫn có tình trạng vải thiều bị rớt giá do bị tư thương chèn giá và chưa có thị trường tiêu thụ riêng.

Quy mô sản xuất: Mặc dù là vùng sản xuất vải thiều lâu đời nhưng quy mô sản xuất vẫn chưa thực sự lớn vẫn còn mang tính tự phát và rải rác. Diện tích trồng vải an toàn phân bố còn rải rác, không tập trung.

Kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP của người dân còn hạn chế, thói quen canh tác không an toàn vẫn tồn tại. Cơ sở vật chất phục vụ còn thiếu thốn.

c. Những cơ hội

Nhận thức rõ tiềm năng giá trị kinh tế do phát triển sản xuất vải thiều theo mang lại do đó chính quyền các cấp đã ban hành các chính sách hỗ trợ các sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)