Những giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 111 - 113)

XUẤT KHẨU VẢI THIỀU LỤC NGẠN

* Về giải pháp phát triển:

Tại Lục Ngạn sản xuất vải đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Trong những năm tới hộ sản xuất phải tập trung các nguồn lực đầu tư để chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá cho cây. Thay đổi dần thói quen sản xuất, thay vì sản xuất vải theo kinh nghiệm như trước đây sang sản xuất theo khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng cao của người tiêu dùng. Nông dân cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức khoa học về sản xuất và bảo quản, thực tiễn hoá kiến thức ấy thành các kĩ năng sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng xuất và chất lượng quả vải.

Khâu giống là yếu tố quan trọng, quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất cuối cùng. Người sản xuất trước hết phải kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc của giống vải. Người sản xuất cần chủ động chủ động liên hệ với các trung tâm nghiên cứu lớn như Viện nghiên cứu rau quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cơ quan khuyến nông.... để có được sự tư vấn tốt nhất.

Thông qua các hình thức khuyến nông phổ biến kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại vải cho các hộ. Tập trung vào nhóm hộ trong độ tuổi 42 – 50. Khuyến khích người sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hạn chế sự tác động của thời tiết.

Trạm khuyến nông huyện cần kết hợp với hợp tác xã dịch vụ và phát triển vải Lục Ngạn triển khai thực hiện "Trẻ hóa vườn vải" đối với những vườn vải già cỗi, sâu bệnh, ít quả thành những vườn vải xanh tốt, khỏe mạnh sai quả bằng cách đốn tỉa đúng quy trình kỹ thuật.

* Về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu:

Để xuất khẩu vải trước hết phải thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân trong kênh tiêu thụ để có liên kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Liên kết với người bán buôn để ký hợp đồng đầu vào ổn định với các hộ sản xuất.

Sau đó họ cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họ đang trao đổi mua bán và các thị trường. Đồng thời họ nên phối hợp, công tác với các cơ quan nghiên cứu có liên quan để khảo sát và tìm kiếm các thị trường tiềm năng.

Sản xuất cần đi vào chuyên môn hoá nhằm tăng diện tích và sản lượng vải cần mạnh dạn tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới nhất là mở rộng vào thị

trường một số nước Châu Âu và thị trường các nước khu vực Châu Á.

Thị trường tiêu thụ hoa quả nói chung và vải quả nói riêng không chỉ bó hẹp trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ. Trung Quốc hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn rau quả của Việt Nam qua đường chính nghạch và tiểu nghạch. Từ huyện Lục Ngạn lên cửa khẩu Lạng Sơn và cửa khẩu Móng Cái không xa. Xuất khẩu vải quả sang Trung Quốc cũng là một hướng đi mới nhiều triển vọng mà tác nhân vải cần quan tâm.

Mặc dù cây vải thiều tại huyện Lục Ngạn đạt được hiệu quả kinh tế cao, nhưng do quy mô sản xuất nhỏ sản xuất mạnh mún phân tán trên phạm vi toàn huyện nên rất khó khăn trong khâu thu gom, vận chuyển... nhất là khi thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Vì vậy cần quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây vải. Phát triển sản xuất theo mô hình hợp tác xã sản xuất vải từ đó thực hiện tốt mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Để phát triển sản xuất cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap cả về năng suất và chất lượng, cần phải có sự hỗ trợ tác động rất lớn từ phía cơ quan tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương. Cần tăng cường tuyên truyền cho người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường nhưng vẫn hiệu quả trên cây vải. Cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu rau quả để có được sự tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khuyến cáo và hợp tác nhất định về vấn đề giống.

- Tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viêc của tổ chức WTO, nông dân và các tác nhân thương mại phải được tập huấn, được hiểu về quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và thế giới, hướng người sản xuất và người kinh doanh đến nhu cầu của thị trường.

Nếu người trồng vải không mặn mà với việc trồng theo quy trình VietGap, sản xuất vải an toàn thì trong quá trình khai thác vải thiều sẽ không hiệu quả và không tồn tại nếu không làm tốt việc bảo vệ chất lượng vải thiều. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề cạnh tranh hàng hoá khốc liệt rất dễ dẫn đến gian lận thương mại làm cho việc bảo vệ nhãn hiệu vải thiều khó khăn gấp nhiều lần.

Xuất phát từ những hạn chế và khó khăn đã phân tích ở trên, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp và định hướng trong thời gian tới như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)