Yêu cầu chất lượng vải của các thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)

Chỉ tiêu Thị trường PhômPênh, Lào, Thái Lan Thị trường Trung Quốc

Thị trường Châu Âu và Mỹ

Kích thước quả To đều 40 - 45 quả/kg

Không khắt khe Đều quả 45 - 50 quả/kg

Mẫu mã Tươi sáng không có vết sâu bệnh Tươi sáng không có vết sâu bệnh Tươi sáng không có vết sâu bệnh Độ chín Chín 2/3 Chín 2/3 Chín cả quả

Nguồn: Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2015)

Hiện tại, xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc được thực hiện bằng đường chính ngạch và tiểu ngạch. Xuất khẩu bằng đường chính ngạch thì các thương nhân Việt Nam cần phải có hợp đồng mua bán với các thương nhân phía Trung Quốc và khi làm thủ tục xuất hàng thì buộc phải có Giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ Công Thương Việt Nam cấp để được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Việc cấp C/O cho

hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Tây Bắc đã được bộ Công Thương uỷ quyền cho Sở Công Thương Lào Cai thực hiện trực tiếp (năm 2015) với cơ chế thông thoáng, nhanh gọn, không thu lệ phí nhằm tạo điều kiện cho các thương nhân sớm đưa hàng qua cửa khẩu. Xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch thì thương nhân không cần phải làm thủ tục xin cấp C/O và mức thuế suất vẫn là 0% nhưng lượng hàng xuất khẩu bị hạn chế và hay bị rủi ro, do các tư thương ép giá.

b. Các kênh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn

Sơ đồ 4.2 cho thấy thị trường xuất khẩu vải thiều tươi gồm có: Lào, Camphuchia và Thái Lan; Trung Quốc và các nước Châu Âu, Mỹ.

Sơ đồ 4.2. Các kênh xuất khẩu vải thiều tươi huyện Lục Ngạn

Nguồn: Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2015) Thu gom lớn địa phương Chủ buôn ngoại tỉnh Thu gom lớn địa phương Chủ buôn, DN XK Chủ buôn Châu Âu, Mỹ Buôn nhỏ địa phương Người tiêu dùng Bán buôn Chợ đầu mối miền Nam Chủ buôn địa phương Chủ buôn Camphuchia

(Cửa khẩu Tây Ninh)

Sáo vải

Người sản xuất

Bán lẻ

Người tiêu dùng

Thu gom địa phương

Chủ buôn

Chủ buôn Trung Quốc Thị trường 1

(Lào + Campuchia + Thái Lan)

Thị trường 2 (Trung Quốc) Thị trường 3 (Châu Âu + Mỹ) Doanh nghiÖp chÕ biÕn Người tiêu dùng

Vải tươi được các thương nhân tổ chức thu mua tại các điểm thu gom trên dọc quốc lộ 31, các tuyến đường nội thị và trung tâm các xã. Số lượng các tác nhân tham gia tiêu thụ vải thiều tươi tại các trung tâm thu gom cũng rất đa dạng và có sự khác nhau giữa các trung tâm, trong đó tập trung nhiều nhất là tại thị trấn Chũ, Hồng Giang, Phượng Sơn, Nghĩa Hồ.

Lượng vải thiều tươi xuất khẩu chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc (chiếm trên 90%), còn lại là xuất sang các nước ASEAN và một số nước khác như EU, Thái Lan, Lào, Campuchia, Hà Lan, Pháp, Mỹ… Vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng hai đường chính là Hà Khẩu (Lào Cai) và Tân Thanh (Lạng Sơn).

Sơ đồ 4.3. Kênh xuất khẩu vải khô ở Lục Ngạn

Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (2015)

Hiện tại, xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc được thực hiện bằng đường chính ngạch và tiểu ngạch. Xuất khẩu bằng đường chính ngạch thì các thương nhân Việt Nam cần phải có hợp đồng mua bán với các thương nhân phía Trung Quốc và khi làm thủ tục xuất hàng phải có Giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ Công Thương Việt Nam cấp để được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Việc cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Tây Bắc đã được Bộ Công Thương uỷ quyền cho Sở Công Thương Lào Cai thực hiện trực tiếp (năm 2010) với cơ chế thông thoáng, nhanh gọn, không thu lệ phí nhằm tạo điều kiện cho các thương nhân sớm đưa hàng qua cửa khẩu. Xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch thì thương nhân không cần phải làm thủ tục xin cấp C/O và mức thuế suất vẫn là 0% nhưng lượng hàng xuất khẩu bị hạn chế và hay bị rủi ro, do các tư

Chủ buôn + sấy vải Vải tươi Hộ SX và sấy vải khô Trung gian địa phương Đại lý xuất khẩu Trung gian ở

thương ép giá.

c. Giá cả và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu vải thiều

Giá cả tiêu thụ vải thiều mỗi mùa vụ dao động tùy vào từng loại vải, từng thời điểm thu hoạch. Do ưu thế về chất lượng như trọng lượng quả, màu sắc, hương vị, mẫu mã, hình thức và thương hiệu, giá bán vải thiều Lục Ngạn thường cao hơn gấp 3-4 lần so với giá vải thiều tại các địa phương khác. Vải thiều được thu mua xuất khẩu chủ yếu là chất lượng cao, mẫu mã đẹp, quả to nên giá thường cao hơn vải tiêu thụ tại thị trường trong nước (giá vải xuất khẩu bình quân cao hơn khoảng 1,2 - 1,5 lần giá vải tiêu thụ nội địa). Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, năm 2016, giá bán vải sơm như U trứng, U hồng, Thanh Hà dao động từ 15.000-40.000 đồng/kg. Giá vải thiều loại 1 từ 20.000- 35.000 đồng/kg, loại 2 từ 15.000-20.000 đồng/kg, loại 3 từ 10.000-15.000 đồng/kg. Cuối vụ giá vải thiều tăng nhẹ so với đầu vụ (ngày 10/7/2016, giá vải thiều tại xã Tân Sơn có lúc lên tới 50.000 đồng/kg) (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, 2016).

Năm 2016 được đánh giá là năm vải thiều có giá bán cao nhất trong 40 năm trở lại đây (theo báo cáo của Sở Công Thương Bắc Giang). Giá bán vải bình quân toàn huyện Lục Ngạn năm 2016 là 22.000 đồng/kg (năm 2015 là 15.000 đồng/kg, năm 2014 là 12.500 đồng/kg), tổng doanh thu khoảng 2.013 tỷ đồng. Giá xuất khẩu trung bình 30.000 đồng/kg (cao gấp 1,3 lần so với mức giá vải thiều trung bình toàn huyện), giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1.347 tỷ đồng (59,87 triệu USD). Giá vải sấy khô dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg (tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn) (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, 2016). 4.1.3. Thực trạng phát triển sản xuất và xuất khẩu vải của các hộ điều tra 4.1.3.1. Thông tin của các hộ

Độ tuổi của chủ hộ trồng vải thiều như sau: Các hộ tuổi bình quân 47,24 tuổi. Đa số các hộ đều có thời gian trồng vải thiều trên 10 năm chiếm trên 90% số hộ điều tra, điều này đồng nghĩa với việc kinh nghiệm sản xuất tích luỹ được nhiều, nhưng đôi khi kinh nghiệm này cũng là nguyên nhân cho sự bảo thủ không chịu đổi mới tư duy trong quá trình sản xuất. Nhìn chung, các hộ sản xuất vải thiều hiện nay chủ yếu áp dụng kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với quy trình VietGAP. Trong quá trình sản xuất, các hộ vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi tư duy sản xuất theo phong trào, việc sử dụng loại phân bón, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật…giống nhau hoặc tương tự nhau.

Đặc điểm chung của hộ nông dân sản xuất vải thiều được tổng hợp ở Bảng 4.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)