Đánh giá về giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 91)

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến (hộ) Tỉ lệ (%)

Số hộ điều tra 90 100

Đánh giá Tốt 81 90

Đánh giá Trung bình 9 10

Đánh giá Kém 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

d. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Yêu cầu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quy trình rất rõ ràng: 1- Chỉ được sử dụng loại phân và thuốc có trong danh mục cho phép, 2- Nguồn gốc cung ứng rõ ràng, 3- Sử dụng đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, 4- tuyệt đối không dùng phân tươi, 5- Từng vụ đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân, thường xuyên kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả vải thiều.

Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng: Reasgant.5ec, Waja.10ec, Score.250ec, Secbatin, Bpalatox.25ec, Pounce.10ec….

Nguồn cung ứng: 100% số hộ được điều tra đều mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại các đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Ngạn vì nhiều lý do như thuận tiện, dễ mua, gần nhà, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, hơn thế nữa có thể mua chịu được.

Giá cả: Đánh giá về giá cả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, 2/3 số hộ được điều tra cho biết giá cả các loại vật tư phục vụ sản xuất vải thiều thường lên xuống không ổn định, đặc biệt giá cả các loại thuốc bảo vệ thực vật (Bảng 4.15). Tuy nhiên đây là tình trạng chung, không chỉ trên địa bàn huyện.

Bảng 4.15. Đánh giá về giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra điều tra

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến (hộ) Tỉ lệ (%)

Số hộ điều tra đánh giá 90 100

Ổn định 30 33,33

Không ổn định 60 66,67

Không biết 0 0

Sử dụng phân bón: Đối với hộ nông dân, nhận thức về tác dụng của phân hữu cơ, phân vi sinh không những tốt đối với cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất. Thực tế, điều tra cho thấy, 93,4% hộ có sử dụng phân hữu cơ đã ủ mục kết hợp với các loại phân, đạm vô cơ. Lượng bón và tỷ lệ kết hợp phụ thuộc vào từng giai đoạn sản xuất, chăm sóc cây vải và tính chất, tác dụng của từng loại phân bón. 6,6% hộ chỉ sử dụng phân hữu cơ nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh phá hoại. Sâu bệnh phá hoại là khó khăn lớn nhất trong sản xuất vải thiều hiện nay vì trong các quy trình hướng dẫn sản xuất đều hướng đến hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mặt khác, các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho vải thiều an toàn nói chung phải là các loại thuốc ít độc hại, có nguồn gốc thảo mộc hoặc thuốc hóa học phân giải nhanh. Tuy nhiên, những loại thuốc này chưa phát huy được tác dụng mạnh trong phòng trừ sâu bệnh.

e. Thu hoạch, sơ chế, vận chuyển đi tiêu thụ

Đối với các hộ sản xuất vải thiều thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào giống vải chín sớm hay muộn và nhu cầu tiêu thụ của thương lái mà chủ yếu là người Trung Quốc. Chủ yếu thu hoạch vào buổi sáng và đem ra chợ tiêu thụ ngay. Phần lớn vải thiều thu hoạch xong đều được để trên bạt.

Sản phẩm vải thiều thu hoạch phần lớn được các hộ vận chuyển ra chợ để bán. Sản phẩm thường chưa được đóng gói, được sơ chế và tiêu thụ ngay. Phương tiện chở vải thiều chủ yếu là bằng xe máy. Đối với sản phẩm vải thiều an toàn được các thương nhân, doanh nghiệp thu mua đặt hàng, bán tại vườn ngay sau thu hoạch và sơ chế.

Nhìn chung, quá trình thu hoạch, sơ chế, vận chuyển tiêu thụ hộ nông dân sản xuất bước đầu đã đáp ứng tốt những yêu cầu trong quy trình sản xuất là để sản phẩm trên bạt, có khu sơ chế.

4.1.3.6. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng vải tại các hộ điều tra

a. Chi phí sản xuất vải thiều của các hộ điều tra

Qua bảng 4.16 cho thấy: Tổng chi phí chăm sóc vải thiều của các hộ điều tra như sau:

Bảng 4.16. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra năm 2016

ĐVT: 1000đ/ha

Diễn giải Bình quân Tỷ trọng (%)

1. Chi phí trung gian (IC) 16.916,68 74,75

1.1. Chi phí vật chất 16.396,68 72,46 Phân chuồng (ủ mục) 868,84 3,84 Phân đạm 1.671,34 7,39 Phân Lân 3.446,47 15,23 Phân NPK 3.950,44 17,46 Thuốc BVTV 5.742,69 25,38 Chi khác 716,90 3,17 1.2. Chi phí dịch vụ 520,00 2,30 Thuê đất 0,00 0,00 Vận chuyển 520,00 2,30

2. Chi phí công lao động 4.008,22 17,71

Chăm sóc 378,78 1,67

Thu hoạch 3.629,44 16,04

3. Chi phí khấu hao 1.705,00 7,53

Tổng chi phí (TC) 22.629,90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)

Kết quả tại bảng 4.16 cho thấy, tổng chi phí sản xuất vải thiều của các hộ điều tra là 22.629,9 nghìn đồng/ha. Trong đó chi phí trung gian là 16.916,68 nghìn đồng/ha (chiếm 74,75% tổng chi phí), chi phí lao động là 4.008,22 nghìn đồng/ha (chiếm 17,71% tổng chi phí), khấu hao tài sản cố định 1.705 nghìn đồng/ha (chiếm 7,53% tổng chi phí). Chi phí tài chính không đáng kể do có ít hộ sử dụng vốn vay, mức vay không nhiều và lãi suất ưu đãi.

b. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải thiều

Tại các hộ điều tra: Chi phí cho 1 ha vải thiều là 16.916,68 nghìn đồng, giá trị tăng lên là 90.033,32 nghìn đồng. Thu nhập hỗn hợp là 88.328,32 nghìn đồng. Bình quân mỗi ha trồng vải thiều cần 142 công lao động. Giá trị sản xuất trên mỗi công lao động là 753,169 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên mỗi công lao động là 634,037 nghìn đồng và thu nhập hỗn hợp trên mỗi công lao động là 622,03 nghìn đồng (Bảng 4.17).

Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải thiều năm 2016 của hộ điều tra (tính bình quân cho 1 ha)

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân

Năng suất tấn/ha 7,13

Giá bình quân 1 tấn vải 1000đ 15.000,00

Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 106.950,00

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 16.916,68

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 90.033,32

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 88.328,32 Lao động công 142,00 IC/1 tấn sản phẩm 1000đ 2.372,60 VA/1 tấn sản phẩm 1000đ 12.627,39 GO/IC lần 6,32 MI/IC lần 5,22

GO/1 công lao động 1000đ 753,17

VA/1 công lao động 1000đ 634,04

MI/1 công lao động 1000đ 622,03

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) 4.1.3.7. Tình hình xuất khẩu vải thiều của các hộ điều tra

a. Đặc điểm xuất khẩu vải thiều

- Vải thiều đưa vào xuất khẩu phải đảm bảo các yếu tố tươi, ngon, hình thức mẫu mã đẹp, an toàn thực phẩm...

-Vải thiều có tính mùa vụ cao, ra quả tập trung và trong một thời gian ngắn, điều này đòi hỏi công tác bảo quản và tiêu thụ một cách hợp lý.

- Sản phẩm vải thiều sau khi thu hoạch có 85 - 90% sản lượng trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường. Do đó, sự thay đổi về sản xuất cũng kéo theo sự thay đổi của công tác thu mua, vận chuyển và lưu thông phân phối.

- Vải thiều chứa hàm lượng nước tương đối lớn nên dễ bị dập nát, dễ bị héo, tỉ lệ hao hụt về khối lượng và chất lượng cao, kho vận chuyển và bảo quản.

- Sau khi thu hoạch, phần lớn vải thiều được tiêu thụ dưới dạng quả tươi; do sản xuất vải an toàn hiện nay nên vấn đề an toàn thực phẩm được đề cao.

b. Tình hình xuất khẩu vải thiều

Xuất khẩu vải quả đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất. Theo số liệu thống kê của huyện Lục Ngạn thì hàng năm lượng vải xuất khẩu có khoảng 48% tiêu thụ ở dạng quả tươi, còn lại 52% tiêu thụ ở dạng chế biến như sấy khô, đóng hộp, rượu vang... Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Châu Âu và Mỹ,...

Tuy nhiên các thị trường trên yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường rất khắt khe nên việc xuất khẩu vải quả vào thị trường này trong những năm qua còn rất ít. Hiện nay các cơ quan quản lý đang chú trọng tìm hướng xuất khẩu sang các nước châu Âu nhằm nâng cao giá trị sản xuất của quả vải và mang lại hiệu quả cao hơn cho người dân trồng vải.

Như vậy, xuất khẩu sản phẩm vải ở huyện Lục Ngạn đã từng bước hình thành lên những thị trường tiêu thụ riêng. Điều này phần nào giúp người sản xuất yên tâm hơn trong quá trình đầu tư thâm canh cho cây vải. Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm không đồng đều, thời gian thu hoạch ngắn, công nghệ cho bảo quản, chế biến còn lạc hậu là những trở ngại không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm vải quả ở huyện.

Phỏng vấn các hộ nông dân cho thấy, sản phẩm vải thiều chủ yếu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp (chiếm khoảng 60%) các thương lái đến tận vườn thu mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ trên thị trường… Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được vải thiều kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm giảm năng suất vụ sau. Hơn nữa, người sản xuất không phải mất công, mất chi phí trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Các hộ trồng vải chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái là mặc cả rồi bán.

Cũng có nhiều hộ bán vải thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua được chọn thu hái sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp mà chịu giá thành cao hơn hẳn 30.000 đồng/kg. Còn các đợt bán sau vải thiều bán theo giá thỏa thuận giữa hộ và thương lái thị trường. Kênh tiêu thụ chính của các hộ là mua bán tự do thông qua mạng lưới tư thương nhỏ, không hề có hợp đồng mua bán (hầu hết đôi bên hợp đồng miệng). Qua điều tra có 28,6% với giá 20.000 đồng/kg hộ sản xuất cho người bán buôn và chỉ có 2,47% là bán thẳng cho người tiêu dùng tại vườn với giá 25.000 đồng/kg.

c. Sản lượng và giá cả vải thiều xuất khẩu của các hộ điều tra

Về tình hình biến động sản lượng và giá vải thiều xuất khẩu qua 3 năm không ổn định, ngay cả trong vụ thu hoạch giá vải cũng lên xuống thất thường và luôn có xu hướng đầu mùa và cuối mùa cao nhưng giữa mùa thì lại rất thấp. Điều đó được thể hiện qua Bảng 4.18.

Bảng 4.18. Sản lượng, giá cả vải thiều xuất khẩu của các hộ điều tra

qua 3 năm 2014 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh% 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Số hộ điều tra Hộ 90 90 90 1. Tổng sản lượng Tấn 34,2 38,7 59,4 113,16 153,49 133,32 2. Giá vải XK Đồng/kg 22.000 25.000 28.000 113,64 112,00 112,82 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Theo kết quả điều tra từ các hộ cho thấy giá vải xuất khẩu trong nhưng năm gần đây có sự biến động tăng qua các năm, năm 2014 giá xuất khẩu bình quân 22.000 đồng/1kg, năm 2015 tăng lên 25.000 đồng/1kg và năm 2016 đạt 28.000 đồng/1kg. Tốc độ tăng bình quân 112,82%. Song song với giá xuất khẩu thì sản lượng xuất khẩu của các hộ cũng có xu hướng tăng đều qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt cho các hộ sản xuất vải thiều bởi vì các hộ trồng vải mà xuất khẩu được nhiều lượng vải sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ dân (hiện nay giá xuất khẩu cao gấp 1,27 - 1,5 lần so với mức giá vải tiêu thụ trong nước).

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VẢI THIỀU LỤC NGẠN MẠNH XUẤT KHẨU VẢI THIỀU LỤC NGẠN

Ngoài các thông tin có tính định lượng, trong quá trình điều tra, chúng tôi cũng thu thập những thông tin định tính về tình hình sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn, đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới sản xuất và hiệu quả trồng vải của các nông hộ. Để vải thiều thực sự trở thành cây hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao thì các hộ trồng vải rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước và chính quyền, cũng như sự liên kết của các doanh nghiệp trên một số mặt, đó cũng là các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều tại huyện Lục Ngạn hiện nay.

4.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Do sản xuất vải thiều an toàn đòi hỏi nghiêm ngặt về điều kiện đất đai, nguổn nước nên điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vải thiều an toàn, các vùng sản xuất có chất lượng đất tốt, nguồn nước không ô nhiễm thì mới có thể tiến hành quy hoạch sản xuất vải thiều

Nếu chính quyền địa phương chú trọng phát triển công nghiệp, tăng quy mô các nhà máy công nghiệp thì diện tích nông nghiệp sẽ giảm, chất thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vải thiều an toàn.

Yếu tố thời tiết là điều bất khả kháng, đa số các hộ nông dân băn khoăn, dù đã trồng đúng thời vụ, áp dụng đúng quy trình sản xuất với các tiêu chí, nhưng thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm ra hoa tạo quả nên năng suất vụ vải giảm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Hộp 4.1. Ảnh hưởng do thời tiết ấm

4.2.2. Nhóm yếu tố kỹ thuật

a. Ảnh hưởng của việc bón phân

Các hộ sản xuất vải tuy có kinh nghiệm nhiều nhưng hầu như là sản xuất theo thói quen truyền thống là chính nên có phần lạc hậu và thiếu hiểu biết về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy mà việc bón phân cho cây vải thường không đồng đều đúng cách làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do vậy các hộ tìm hiểu việc bón phân, về quy trình, về khối lượng lẫn cách bón. Các hộ phải ghi chép vào nhật ký nên việc chăm sóc rất khoa học và hiệu quả đáp ứng đúng quy trình sản xuất vải thiều.

“Do thời tiết ấm nên nhiều diện tích vải thiều của gia đình tôi ra lộc. Với cây vải thiều, vào thời điểm ra hoa nó lại ra cả lộc là thôi xong, gia đình coi như là năm nay sản lượng không đạt yêu cầu so với năm 2016. Chúng tôi cũng đã sử dụng nhiều biện pháp để cho nó ra hoa như phun kích hoa, ủ mầm hoa, nhưng đến nay (cuối tháng Giêng năm Đinh Dậu) khả năng là sẽ không có hoa. Toàn bộ diện tích vải thiều của gia đình đến giờ ước chỉ đạt khoảng 20% số cây là ra hoa nhưng trong hoa lại lẫn lộc”

b. Công nghệ bảo quản

Bảo quản vải thiều đã thu hoạch rất phức tạp, do những thay đổi về sinh lý, sinh hóa suốt quá trình bảo quản, chúng dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản do có nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay theo quy trình sản xuất mới thì vải thiều không được để trực tiếp xuống đất và phải để trên bạt. Hầu hết các hộ dân đều tuân thủ vì sản phẩm khi hái xong thường được bán tươi luôn. Tuy nhiên cũng có những lần sản phẩm thu hoạch xong không được bán ngay nên vấn đề bảo quản đang là vấn đề đặt ra khi chưa có biện pháp bảo quản tươi nào thực sự hiệu quả.

c. Thời vụ và dịch bệnh

Thời vụ có ảnh hưởng đến năng suất cây vải thiều. Thời vụ trồng vào các tháng 2 - 3 - 4 và 8 - 9. Tuy nhiên thì thời tiết tốt nhất trồng vải thường vào tháng 2. Trong tháng 2 nếu nhiệt độ thấp (11 – 150C) trời quang từ ngày 15-22 ngày trở lên, thời gian chiếu sáng 117 giờ/ tháng, số ngày mưa ít ( ít hơn 10 ngày), lượng mưa ít (dưới 50mm), độ ẩm không khí thấp (<73%) thì năm đó được mùa. Thời vụ này đáp ứng đầy đủ các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng để cây vải phát triển và cho năng suất cao. Có 100% hộ rất lo ngại về thời tiết, đây là yếu tố bất khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)