Tình hình sản xuất và xuất khẩu vải thiều ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều

2.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu vải thiều ở việt nam

2.2.2.1. Tình hình sản xuất

Vùng trồng vải của Việt Nam tập trung ở phía Bắc và một ít vùng ở phía Nam. Các tỉnh trồng vải bao gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái, Nguyên, Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá và Phú Thọ. Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu, chỉ có tỉnh Bắc Giang và Hải Dương có diện tích, sản lượng vải lớn nhất cả nước và chất lượng vải ngon đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Sản lượng vải tại 2 tỉnh này ước đạt 245.000 tấn quả tươi, trong đó Bắc Giang có sản lượng đạt 195.000 tấn và Hải Dương khoảng 50.000 tấn (năm 2015).

Bảng 2.2. Sản lượng vải của Việt Nam từ 2010 - 2016

Năm Sản lượng (tấn) 2010 120.000 2011 185.740 2012 141340 2014 167.000 2015 270.000 2016 280.000

Nguồn: Sở Công Thương Bắc Giang (2016)

Diện tích vải thiều lớn nhất của cả nước được trồng tại tỉnh Bắc Giang với trên 30.000 ha, sản lượng đạt 192.315 tấn (năm 2016), chiếm trên 70% sản lượng vải của cả nước. Trong đó, diện tích vải của huyện Lục Ngạn là 16.293 ha (bằng diện tích năm 2015), sản lượng thu hoạch đạt trên 119.421 tấn. Diện tích vải áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 12.560 ha (sản lượng đạt 55.450 tấn), diện tích vải theo tiêu chuẩn GlobalGAP gần 218 ha (sản lượng đạt 1.160 tấn).

Mùa thu hoạch vải diễn ra từ tháng 5 đến giữa tháng 7. Mùa vụ quả vải thường có 2 giai đoạn: Vải vụ sớm (bắt đầu từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6) chủ yếu là tiêu thụ trong nước, vải vụ muộn (bắt đầu từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 7) chủ yếu là xuất khẩu. Vải được thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều muộn trong những ngày thời tiết mát và khô. Ở Việt Nam, vải không được thu hoạch và bán rời quả như các nước khác mà thu hoạch theo từng trùm vẫn còn nguyên lá để giữ vải tươi được lâu hơn. Vải tiêu thụ trong nước được thu hoạch lúc chín cây, tuy nhiên vải để xuất khẩu thường thu hoạch lúc quả vừa chớm chuyển sang màu

đỏ. Nếu chưa được tiêu thụ ngay, vải sẽ được bảo quản trong phòng lạnh ở nhiệt độ 4-5oC và 90-95% độ ẩm để tránh tình trạng mất nước làm vải thâm và giảm chất lượng.

Với mục tiêu rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người trồng vải, bằng các biện pháp chọn lọc tự nhiên kết hợp xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm so sánh trong nhiều năm liền, tại Bắc Giang, chính quyền địa phương đã tổ chức phối hợp với các nhà khoa học thuộc nhiều viện nghiên cứu, trường đại học trong nước chọn tạo thành công nhiều giống vải thiều chín sớm, có thời gian thu hoạch sớm hơn giống vải thiều chính vụ từ 15 ngày đến 1 tháng. Đây là các giống vải có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, mã quả đẹp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia, cho phép đưa vào sản xuất đại trà.

2.2.2.2. Tình hình xuất khẩu vải thiều

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng vải thiều, chiếm khoảng 6% toàn cầu, nhưng trong khi hai nước sản xuất lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 57%) và Ấn Độ (chiếm 24%) chủ yếu tiêu thụ trên thị trường nội địa thì Việt Nam xuất khẩu tới 40% sản lượng mỗi năm. Tuy nhiên, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu phụ và lối mở biên giới nên chưa có mặt trên bản đồ như một nhà xuất khẩu lớn về vải thiều (Sở Công Thương Bắc Giang, 2016).

Hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm vải thiều phát triển tương đối mạnh nhưng chủ yếu về mặt số lượng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như Trung Quốc (90% sản lượng xuất khẩu), các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore. Từ năm 2015, trái vải thiều của Việt Nam đã được cấp phép nhập khẩu và có mặt tại một số thị trường mới như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Malaysia…, đây là sự kiện nổi bật mở ra triển vọng mới về xuất khẩu vải thiều. Năm 2016, hoạt động xuất khẩu vải thiều diễn ra sôi động, thuận lợi, vải thiều tiếp tục được xuất khẩu vào các thị trường truyền thống Trung Quốc cũng như các thị trường mới. Tỉnh Bắc Giang xuất khẩu trên 71.000 tấn (chiếm 50% sản lượng toàn tỉnh). Trong đó thị trường Trung Quốc đạt 57.000 tấn (chiếm 81% tổng sản lượng xuất khẩu). Đối với các thị trường Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,… sản lượng xuất khẩu đã tăng lên đáng kể so với năm 2015, đạt 13.000 tấn (chiếm 19% tổng sản lượng xuất khẩu), vải thiều tại Bắc Giang tiếp tục được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã tại các thị trường này. Đây chính là tín hiệu tốt và là cơ sở

tiền đề quan trọng cho các năm tiếp theo, khẳng định thương hiệu và chất lượng của vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang với các thị trường thế giới.

Sơ đồ 2.1. Quy trình tiêu thụ vải tại Việt Nam

Nguồn: Sở Công Thương Bắc Giang (2016)

Trong mùa vụ vải năm 2016, giá bán vải thiều cao hơn các năm trước và ổn định trong suốt mùa vụ. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về chất lượng vải thiều giữa các vùng, giá dao động tùy từng loại vải và từng thời điểm có sự khác nhau. Giá thấp nhất 10.000 - 12.000đ/kg, giá cao nhất lên tới 52.000đ/kg. Tại các cửa khẩu, giá dao động từ 30-35.000 đồng/kg, giá vải sấy khô: 50-80.000đ/kg. Giá trung bình năm 2016 đạt 21.000 đồng/kg (cao hơn 6.000 so với năm 2015) (Sở Công Thương Bắc Giang, 2016).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, hoạt động xuất khẩu sản phẩm vải thiều của Việt Nam nói chung và sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn nói

VƯỜN CÂY

Vườn cây ở miền bắc Thu hoạch

VẬN CHUYỂN Vận chuyển quả từ vườn đến cơ sở xử lý và đóng gói

XỬ LÝ ĐÓNG GÓI

Phân loại

Đóng gói Xử lý nhiệt hơi hoặc lạnh

Sấy khô Đóng gói

KIỂM TRA

CHỨNG CHỈ Cục bảo vệ thực vật kiểm tra cách ly và cấp chứng chỉ kiểm định thực vật

riêng sang những thị trường mới còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại cần giải quyết như: Vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chỉ khoảng trong vòng 1 tháng, công nghệ bảo quản vải thiều để xuất khẩu còn hạn chế; mặc dù sản lượng vải thiều xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ xuất khẩu vẫn nhỏ so với tiềm năng; thị trường xuất khẩu chưa đa dạng (trên 90% lượng vải thiều xuất khẩu hàng năm sang thị trường truyền thống Trung Quốc, qua đường tiểu ngạch), chưa mang tính bền vững, diện tích các vùng trồng vải đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP) còn hạn chế, chưa kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và uy tín của thương hiệu, sự liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu chưa chặt chẽ... Do vậy, việc ổn định và phát triển sản xuất, xuất khẩu vải thiều trong thời gian tới cần có sự quan tâm và đầu tư đẩy mạnh.

- Thị trường Trung Quốc:

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu vải thiều truyền thống của Việt Nam (chiếm 90% tổng sản lượng xuất khẩu vải thiều của Việt Nam). Tại thị trường Trung Quốc, vải thiều là loại quả nhiệt đới rất được ưa thích. Tuy nhiên cũng như nhiều chủng loại trái cây nhiệt đới khác xuất khẩu sang Trung Quốc, khoảng 90% lượng vải của Việt Nam là nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc là qua đường các cửa khẩu biên giới theo hình thức thương mại biên giới. Nhiều năm gần đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vải thiều chính hàng năm của Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng là thị trường cung ứng gần như toàn bộ mặt hàng vải thiều cho người tiêu dùng Trung Quốc (Sở Công Thương Bắc Giang, 2016).

Vải thiều Việt Nam sau khi đưa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung được các thương lái Trung Quốc đưa đi các tỉnh, địa phương khắp Trung Quốc, lên tận các siêu thị, các chợ dân sinh ở khu vực phía Bắc. Do thị hiếu của người dân Trung Quốc là thích ăn vải thiều tươi (lượng vải thiều khô tiêu thụ không nhiều, chủ yếu dùng trong chế biến thực phẩm), nên việc bảo quản tươi là rất quan trọng. Vải thiều Việt Nam đưa sang Trung Quốc tiêu thụ thường được đóng thùng xốp, lót ni-lông và ướp đá để vận chuyển đi xa mà vẫn đảm bảo tươi, tuy nhiên thời gian bảo quản cũng chỉ được tối đa 7 ngày.

Giá cả tiêu thụ tại các tỉnh, địa phương Trung Quốc có sự chênh lệch nhất định nhưng không quá lớn. Đầu mùa giá vải thiều bán lẻ ngoài thị trường khoảng 50.000 - 70.000 đồng/kg, giữa mùa khi lượng cung lớn thì giá khoảng 35.000 -

50.000 đồng/kg, trong khi đó giá bán tại siêu thị cao hơn giá lẻ ngoài thị thường khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg. Giá bán tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc thường thấp hơn so với các tỉnh khu vực miền Tây hoặc phía Bắc Trung Quốc do giảm được chi phí vận chuyển và hao hụt trong bảo quản (Sở Công Thương Bắc Giang, 2016).

- Thị trường Hoa Kỳ:

Với dân số lên tới 322 triệu người (năm 2015), trong đó cộng đồng gốc châu Á chiếm một số lượng đông đảo, nhu cầu về các loại hoa quả nhiệt đới tại Mỹ ngày càng tăng và giá cũng được đẩy lên. Vải, nhãn, thanh long hay chôm chôm đều là những loại quả mà ngay cả người Mỹ cũng rất ưa chuộng.

Ở Mỹ, vải và nhãn được trồng chủ yếu tại 2 bang Florida và Hawaii và một phần nhỏ ở bang California, với tổng sản lượng khoảng 500 tấn vải và 800 tấn nhãn/năm. Mỹ hiện chủ yếu nhập vải và nhãn từ 1 số quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Mexico và Thái Lan.

Trái cây nhiệt đới như vải, nhãn, chôm chôm ở Mỹ rất đắt nhưng cộng đồng người gốc châu Á tiêu thụ rất nhiều. Tuy nhiên những trái cây này trước đây được nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Hawaii, chưa có trái cây Việt Nam.

Ngày 10/6/2015, quả vải của Việt Nam đã được cấp phép và lần đầu tiên được nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính rằng, Việt Nam sẽ xuất sang Mỹ hàng năm khoảng 600 tấn vải, chiếm 69% thị phần tại đây. Do Florida và Hawaii cũng trồng được vải và nhãn nên Mỹ không cho phép Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này vào 2 bang trên để bảo vệ người tiêu dùng địa phương.

Nhãn và vải chủ yếu được bán tại New York và Los Angeles, nơi có cộng đồng người châu Á khá đông. Theo ước tính, giá bán buôn nhãn do người Mỹ trồng là vào khoảng 1,66 USD/pound (khoảng 450g), trong khi giá nhãn nhập khẩu vào Mỹ là 0,82 USD/pound, chỉ bằng 49% giá sản xuất tại thị trường Mỹ.

Với vải do Mỹ trồng, giá bán buôn là 1,67 USD/pound trong khi giá vải nhập khẩu chỉ có 0,86 USD/pound (chỉ bằng 51%). Thị trường Mỹ có sức tiêu thụ rất lớn và ổn định, nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy trình của Mỹ thì có thể bán với giá rất cao. Vì vậy, mặt hàng này rất có triển vọng tại thị trường Mỹ nếu đáp ứng được một số tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này (Sở Công Thương Bắc Giang, 2016).

Châu Âu là một thị trường lớn và đem lại nhiều triển vọng. Tỷ lệ người châu Á ở các nước EU đang tăng cao; vì vậy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ châu Á ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Tiêu thụ trái cây tươi ở châu Âu đang phát triển theo hướng bền vững hơn trong phương pháp sản xuất và chế biến. Vấn đề môi trường và xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chương trình chứng nhận thân thiện môi trường và xã hội bao gồm các hành động cắt giảm mạnh và đăng ký sử dụng thuốc trừ sâu, chương trình hành động về sự an toàn của người lao động và /hoặc thậm chí bao gồm bảo đảm giá cho các nhà sản xuất. Người tiêu dùng ở châu Âu đang trở nên ý thức hơn về vấn đề sức khỏe và chú ý hơn đến chế độ ăn uống của họ. Quả vải cũng được biết đến là một loại trái cây khỏe mạnh. Quả vải đang dần được ưa chuộng tại châu Âu đặc biệt là tại Pháp dù lượng tiêu thụ bình quân đầu người còn hạn chế. Châu Âu nhập khẩu quả vải chủ yếu từ Madagascar và Nam Phi. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giữa Madagascar và EU đã tăng mạnh từ 18 triệu euro lên đến 72 triệu euro trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, đáp ứng 70% nhu cầu của thị trường. Khối lượng xuất khẩu đã tăng nhẹ, từ 17.000 tấn giai đoạn 2012-2013 lên 18.000 tấn giai đoạn 2013-2014 (trên tổng lượng vải sản xuất là 100.000 tấn). Vải nhập từ nước này thường đến vào tháng 10, kéo dài đến tháng 2 năm sau.

Vải được sử dụng trong món salad trái cây, trong các món kem hoặc làm trái cây tươi trong các bữa ăn. Quả vải đặc biệt phổ biến với người châu Âu gốc Trung Quốc.

Xuất khẩu quả vải tươi ở châu Âu chủ yếu là tái xuất khẩu từ Hà Lan, Bỉ và Pháp. Hà Lan và Bỉ có một số nhà nhập khẩu chuyên trái cây và cung cấp cho người bán buôn và bán lẻ trên toàn châu Âu. Trong năm 2014, Hà Lan và Bỉ xuất khẩu (tái xuất) 76% hoặc 27 ngàn tấn trái cây ngoại nhập (bao gồm cả vải). Cả hai nước chủ yếu xuất khẩu sang Đức, Pháp, Anh và Thụy Điển. Đối với quả vải tươi, Pháp được biết vừa là nước nhập khẩu vừa là nước xuất khẩu chính ở EU (Sở Công Thương Bắc Giang, 2016).

- Thị trường Australia:

Đối với hai thị trường lớn tại Châu Đại Dương là Australia và New Zealand, trong khi New Zealand không trồng vải thiều thì Australia ngược lại phát triển ngành trồng vải từ giữa năm 70 của thế kỷ trước và cho đến nay đã

trồng trên diện tích hơn 800 ha, sản xuất khoảng 3.000 tấn vải trị giá khoảng 20 triệu đô la Úc mỗi năm.

Tại các chợ nông sản và siêu thị New Zealand, trái vải thiều chỉ xuất hiện theo mùa và nhập khẩu từ Thái Lan. Giá bán lẻ rất cao và không hợp lý (khoảng 350.000 VNĐ/kg/thùng 3kg) hay bán lẻ theo phương thức tự chọn với giá hơn 500.000 VNĐ/kg. Về chất lượng, do bảo quản lạnh, dài ngày nên cả về mẫu mã và hình thức đều không đạt yêu cầu.

Ngày 17/4/2015 quả vải của Việt Nam đã được cấp phép nhập khẩu vào thị trường Australia. Trong mùa đầu tiên đã có 9 doanh nghiệp xuất khẩu và 9 công ty nhập khẩu quả vải Việt Nam vào thị trường Australia với số lượng khoảng 26 tấn quả tươi. Quả vải thiều Việt Nam có chất lượng tốt được bán với giá 21- 22AUD/kg (khoảng 340.000 đồng/kg) trong tuần đầu tiên và giảm xuống 15- 16AUD/kg (khoảng 260.000 đồng/kg) trong tuần tiếp theo. Tính đến nay, Australia đã cấp phép nhập khẩu cho quả vải của 5 nước là Nam Phi, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan. Quả vải được nhập khẩu vào thị trường Australia phải được xử lý bằng một trong ba hình thức sau: nhiệt hơi, xử lý lạnhvà xử lý chiếu xạ. Trong ba hình thức này, hình thức chiếu xạ mà Việt Nam và Đài Loan đàm phán được là hình thức không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả vải nhất, hai hình thức còn lại làm giảm đáng kể chất lượng quả vải. So với quả vải của các nước khác, quả vải của Việt Nam có lợi thế hơn về mùa vụ (trái vụ so với vải của Australia), chất lượng và hình thức quả vải hấp dẫn hơn.

Có thể đánh giá, tuy nhu cầu nhập khẩu vải thiều của hai thị trường này không cao nhưng vẫn có tiềm năng. Đặc biệt đối với Australia, mùa vải của Australia trái với mùa vải của Việt Nam nên vải Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiêu thụ tại thị trường. Bên cạnh đó, chi phí lao động trong ngành trồng trọt thâm canh của Australia tăng đáng kể nên vải Việt Nam có cơ hội cạnh tranh về giá (Sở Công Thương Bắc Giang, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)