Tình hình sản xuất và xuất khẩu vải trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất và xuất khẩu vải thiều

2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu vải trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có hơn 20 quốc gia trồng vải với tổng sản lượng khoảng 2,3 - 2,6 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (chiếm 95% tổng sản lượng). Các nước có diện tích và sản lượng vải chủ yếu gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Australia; ngoài ra, vải còn được trồng ở Nam Phi, Brazin, New Zealand. Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng vải lớn nhất (chiếm khoảng 57% sản lượng vải toàn thế giới); đứng thứ 2 là Ấn Độ (khoảng 24%); Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng vải (chiếm khoảng 6% tổng sản lượng vải của thế giới) (Trần Chí Thành, 2015).

- Tại Trung Quốc:

Diện tích trồng vải tại Trung Quốc khoảng 580.000 ha, sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn (năm 20154). Các vùng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam...Với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương, 30% cho sấy khô, phần còn lại cho làm kẹo hoặc đông lạnh. Thời vụ thu hoạch từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7. Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ở thị trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa. Công nghệ bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảo quản bằng SO2, bảo quản bằng đá. Giá bán vải tuỳ thuộc

vào từng giống và thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến nông và người sản xuất (Trần Chí Thành, 2015).

Bảng 2.1. Sản lượng vải của một số nước trên thế giới

Nước Năm 2014 (tấn) Tỷ trọng (năm 2014) (%) Năm 2015 (tấn) Trung Quốc 1.482.000 57,00 1.200.000 Ấn Độ 624.000 24,00 650.000 Việt Nam * 156.000 6,00 270.000 Madagascar 100.000 3,85 75.000 Đài Loan 80.000 3,08 79.000 Thái Lan 43.000 1,65 40.000 Nepal 14.000 0,54 14.000 Băng la đét 13.000 0,50 13.000 Reunion 12.000 0,46 11.400 Nam Phi 8.600 0,33 8.000 Mauritius 4.500 0,17 4.200 Mexico 4.000 0,15 25.000 Pakistan 3.000 0,12 Australia 2.500 0,10 6.000 Israel 1.200 0,05 Mỹ 600 0,02 Khác 51.600 1,98 Thế giới 2.600.000 100,00

Nguồn: Bộ Công Thương (2015)

- Thái Lan:

Vải được sản xuất cách đây 150 năm, hiện nay có khoảng 22,9 ha, sản lượng khoảng trên 40 nghìn tấn. Sản xuất vải ở Thái Lan có lợi thế là thời vụ thu hoạch trên 3 tháng. Thu hoạch sớm nhất có thể từ giữa tháng 3 và đến cuối tháng 6 hàng năm. Vải được trồng từ một vài cây đến vài héc ta ở các hộ gia đình. Ở

vùng cao có hộ gia đình trồng đến vài nghìn cây, tuy nhiên còn chiếm số lượng ít. Hầu hết vải được trồng tập trung ở miền Bắc Thái Lan như Chang Mai (trên 8.000 ha) và Chang Rai (trên 5.000 ha), diện tích vải ở hai tỉnh này chiếm trên 60% diện tích trồng vải của cả nước.

Thái Lan là một trong những nước sản xuất vải quả nhiều nhất trên thế giới với rất nhiều kinh nghiệm trong chế biến và xúc tiến xuất khẩu trái cây. Các doanh nghiệp của Thái Lan rất năng động trong việc cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm và tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường mà họ hướng tới. Thái Lan đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền chặt với các siêu thị và nhà phân phối bán buôn lớn ở châu Âu để đảm bảo tính ổn định cho xuất khẩu vải quả vào các thị trường này. Thái Lan cũng đặc biệt chú ý đến hình thức mẫu mã và đóng gói sản phẩm. Vải tươi được đóng hộp trong các thùng có màu sắc bắt mắt, dán nhãn với thông tin chỉ dẫn đầy đủ. Vải xuất khẩu sang Hoa Kỳ được xử lý bảo quản để giữ độ tươi lâu, do đó hầu hết vải của Thái Lan khi xuất khẩu đến các thị trường tiêu dùng vẫn giữ được màu sắc tự nhiên, độ đồng đều cao (Nguyễn Thị Tân Lộc, 1999).

- Australia:

Vải được trồng tại Australia từ hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây hàng hóa chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng trên 6.000 tấn. Vùng sản xuất chính là miền Bắc Queensland chiếm 50%, miền Nam Queenland chiếm 40%. Phần còn lại là miền Bắc News South Wales. Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng 3 ở các vùng miền Nam. Đã có tiêu chuẩn phân loại, đảm bảo chất lượng sản phẩm để cung cấp cho từng thị trường trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra bán ngay tại trang trại và được mang đến bán buôn ở Brisbane, Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu. Với 30% sản phẩm được xuất khẩu thông qua các nhóm hợp tác tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính như Hồng Kông, Singapore, Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập và Anh. Giá bán bình quân khoảng 5,5 đô la Úc/kg. Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1 -2 đô la Úc/kg. Australia có lợi thế về trồng và thị trường tiêu thụ vải do có công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch, mặt khác người sản xuất có nền tảng trong kinh doanh với các kỹ năng luôn được đổi mới. Để sản xuất thành công đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trang thiết bị bảo quản sản phẩm ngay tại nơi sản xuất (Nguyễn Thị Tân Lộc, 1999).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)