Thông tin cơ bản của các hộ điều tra trồng vải thiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 86)

Chỉ tiêu ĐVT Chia ra BQ Hộ SX vải thiều an toàn Hộ SX vải thiều truyền thống 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 45 45 90

2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 44,43 50,05 47,24

3. Số lớp học bình quân của chủ hộ Lớp 7,82 6,88 7,35 4. Tỷ lệ hộ có thời gian trồng vải

- Trên 10 năm % 93,33 96,67 95,00 - Từ 5 - 10 năm % 6,67 3,33 5,00 5. Tỷ lệ hộ sử dụng vốn tự có 6. Tỷ lệ thu nhập từ trồng vải % % 84,44 84,44 88,89 80,00 88,67 82,22 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Tuổi bình quân của hộ sản chỉ xuất vải thiều là 47,24 tuổi, tỷ lệ hộ có thời gian trồng vải trên 10 năm chiếm 95%, thời gian từ 5 -10 năm chiếm 5%. 88,67% số hộ điều tra sử dụng vốn tự có của gia đình vào sản xuất vải thiều, ít hộ phải sử dụng vốn vay, trong đó những hộ sản xuất vải theo phương pháp cũ ít phải sử dụng vốn vay hơn so với những hộ sản xuất sản xuất vải thiều an toàn. Mức vay cũng không nhiều, chủ yếu vay từ qua Hội phụ nữ, Chi hội nông dân với mức lãi suất ưu đãi, nhưng mục đích sử dụng vốn không hoàn toàn phục vụ cho sản xuất vải thiều vì thế cũng không tác động đến kết quả sản xuất vải thiều ở các nhóm hộ.

Trung bình tỷ lệ thu từ vải chiếm tới 82,22% trong tổng thu nhập của hộ trong nhóm điều tra. Trong đó ta thấy nhóm hộ sản xuất vải thiều theo phương thức truyền thống có tỷ lệ thu nhập từ vải thấp hơn so với nhóm hộ sản xuất vải thiều an toàn. Một phần này có thể được hiểu do tỷ lệ thu nhập từ làm thuê trong nhóm hộ sản xuất truyền thống lớn hơn rất nhiều so với hộ tham gia sản xuất vải an toàn.

Do các hộ đều không có hướng mở rộng sản xuất, sản xuất theo kiểu có bao nhiêu đầu tư bấy nhiêu nên hộ sử dụng vốn tự có là chính. Các hộ có kinh nghiêm sản xuất lâu năm nên việc sử dụng vốn rất linh hoạt, ví dụ như dùng hình

thức mua chịu vật tư đầu vào tại các đại lý quen, không phải trả lãi và đến khi thu hoạch thì trả, phương cách này thuận tiện và đơn giản, phù hợp với nhận thức của người nông dân.

4.1.3.2. Nguồn lực sản xuất

a. Đặc điểm đất đai lao động của hộ

Về đất đai, trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất vải nói riêng thì đất đai được coi là “ tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế” đồng thời là một nguồn lực để đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Tình hình đất đai cho sản xuất vải ở các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.9 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ sản xuất là tương đối cao với 5.816,36 m2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)