Mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 104)

c. Chất lượng vải thiều

Để nâng cao chất lượng quả vải thiều, đẩy manh xuất khẩu vải thiều cần xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.

Nhờ ứng dụng được công nghệ sản xuất, bảo quản hiện đại, chất lượng quả vải thiều đã nâng lên đáng kể. Màu sắc, mùi vị, kích thước, quả to tròn, hạt to, ăn cùi có vị ngọt dịu và hơi chua mam mát phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. đồng thời tạo ra được nhiều loại vải có chất lượng tốt cung ứng ra thị trường như vải chín sớm ở Tân Mộc, U hồng và Bình Khê, Hùng Long, U trứng, U hồng, lai Thanh Hà. Các loại vải này đều chín sớm so với mùa vụ song mùi vị khá ngon và hấp dẫn được thị trường lớn.

Các quy trình kĩ thuật được ứng dụng và đã phát huy hiệu quả thể hiện qua việc tăng sản lượng, chất lượng quả vải, thâm nhập được các thị trương lớn có yêu cầu cao như Mỹ, EU, Nhật…Đầu tư tăng cho sản xuất, bảo quản, bao gói và phát triển thương hiệu. Các hoạt động xuất khẩu chuyển dần từ đường tiểu ngạch san xuất khẩu lớn chủ động hơn trên thị trường, Có hướng phát triển mới. Khi đó ảnh hưởng đến các hộ sản xuât không nhỏ. Việc áp dụng quy trình công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, bảo quản được thực hiện mọt cách tự giác, nó

“Đối với sản lượng xuất khẩu, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia năm nay tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, Úc, EU…. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký mua vải thiều để đưa vào thị trường Mỹ, Úc, EU… Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu vải thiều như Công ty TNHH Thanh Bình Jeune (Pháp), Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội), Công ty Liên doanh xuất nhập khẩu Teanda (TPHCM) đã đến khảo sát và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, EU... Một số doanh nghiệp trên địa bàn đang xúc tiến, tiếp cận thị trường Trung Đông”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Tăng Văn Huy, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (2017)

không còn là vấn đề của doanh nghiệp, của chính phủ mà và vấn đề của chính hộ nông dân trồng vải.

Năm 2015, huyện Lục Ngạn được cấp 6 mã vùng sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Sản phẩm được bán với giá bình quân 28-30 nghìn đồng/kg, cao hơn 10 nghìn đồng/kg, thậm chí gấp đôi so với vải thông thường ở cùng thời điểm. Đặc biệt, lần đầu tiên vải thiều của tỉnh xuất khẩu thành công sang Mỹ và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Năm 2016, huyện tiếp tục chăm sóc 50 ha vải thiều VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Diện tích này do Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội) liên kết với người dân trực tiếp thực hiện. Việc cấp mã số sẽ truy xuất được nguồn gốc sản phẩm của từng hộ nên người dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)