Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 30 - 33)

Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV thơng qua đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI bổ sung có ghi: “Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, do Ban

Chấp hành Trung ương triệu tập, thường lệ năm năm một lần. Khi có tình hình đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương có thể triệu tập Đại hội sớm hơn hoặc chậm lại một thời gian, không quá 1 năm. Trong trường hợp phải chậm lại, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận tập thể, thông tri rõ lý do cho các cấp bộ đảng biết” [12, tr. 46].

Đến bản Điều lệ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua ngày 27/6/1991, tại Điều 16 có ghi “Đại hội đại biểu toàn quốc do BCHTW triệu tập

thường lệ năm năm một lần, khi có tình hình đặc biệt, có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, và thông báo rõ lý do cho tồn Đảng biết; thời gian triệu tập chậm khơng quá một năm” [13, tr.24].

Đến bản Điều lệ được thông qua tại Đại hội VIII đến Đại hội XI được sửa đổi như sau: “Đại hội đại biểu toàn quốc do BCHTW triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng khơng quá một năm” [15, tr.24].

Đại hội có nhiệm vụ chung là: “đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần; bầu BCHTW” [16, tr.26, 27].

Và trong từng thời điểm diễn ra các kỳ Đại hội, để phù hợp với sự phát triển chung của tồn xã hội, mỗi kỳ Đại hội lại có thêm một số nhiệm vụ riêng nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt và định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Cụ thể:

Đại hội VI của Đảng là Đại hội đặt nền móng cho cơng cuộc đổi mới của nước ta hiện nay. Đại hội diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá – lương – tiền cuối năm 1985 làm cho nền kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn. Nước ta đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng Cộng sản Việt Nam và ngồi xã hội có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh 3 vấn đề lớn: cơ cấu kinh tế; cải tạo XHCN; cơ chế quản lý kinh tế. Trước tình hình đó, Đại hội VI đã diễn ra nhằm giải quyết về cơ bản các vấn đề trên. Để làm chuyển biến tình hình, Đại hội VI phải đánh dấu sự đổi mới của Đảng ta về tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới phong cách lãnh đạo và cơng tác, đó là địi hỏi bức thiết của đất nước.

Đại hội có nhiệm vụ: Thảo luận và thơng qua Báo cáo chính trị của BCHTW, về kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V (chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội) và bản phương hướng nhiệm vụ các mặt công tác trong thời gian tới (chủ yếu là phương hướng chiến lược kinh tế - xã hội) và nhiệm vụ

của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 – 1990; Quyết định một số điểm sửa đổi trong Điều lệ Đảng.

Sau khi công cuộc đổi mới của nước ta được thực hiện, tình hình kinh tế nước ta bước đầu có kết quả. Tuy nhiên Đảng ta đặt ra mục tiêu “trong thập kỷ 90, phải khắc phục những khó khăn, thử thách gay gắt, ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu của những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai; củng cố quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội; bảo đảm mơi trường hồ bình, ổn định hợp tác cho sự phát triển kinh tế” [4, tr.115]. Trước tình hình đó Đại hội VII đã diễn ra để thực hiện các mục tiêu

trên. Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội cũng đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (Điều lệ Đảng sửa đổi). Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Đại hội VIII có nhiệm vụ: tổng kết 10 năm đổi mới; đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2000; bổ sung và sửa đổi Điều lệ Đảng, đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.

Là Đại hội của Trí tuệ - Dân chủ - Đoàn kết – Đổi mới, Đại hội IX của Đảng có nhiệm vụ lịch sử: nhìn lại chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đi sâu tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

Đại hội X: Đây là Đại hội của Trí tuệ - Đổi mới - Đoàn kết - Phát triển bền vững. Đại hội X của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực

hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 - 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển và hồn thiện đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới (2006-2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng… Đại hội X khơng chỉ nhìn lại 5 năm sau Đại hội IX mà còn tổng kết cả 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực đối ngoại. Đại hội đã khẳng định đường lối đó "đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam", vì vậy đã kế tục đường lối, chính sách đối ngoại được khởi xướng và kiên trì thực hiện trong suốt thời kỳ đổi mới đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.

Đại hội XI của Đảng diễn ra vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội X và đã trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2011 – 2015); tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010), xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 – 2020); tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991.

Từ những quy định trên tại các Điều lệ Đảng, chúng ta thấy, Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, cơ quan này do BCHTW các khoá triệu tập. Khác với các kỳ Đại hội trước (từ Đại hội lần thứ nhất đến Đại hội lần thứ tư) từ Đại hội lần thứ V, VI đến Đại hội lần thứ XI, thường lệ 5 năm Đảng ta tổ chức Đại hội một lần và duy trì cho đến ngày nay. Về cơ bản, các kỳ Đại hội không thay đổi về chức năng, cịn về nhiệm vụ có thay đổi đơi chút để phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)