- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
3.3. Một số kiến nghị
Bên cạnh một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sử liệu tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng khi nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Cục Lưu trữ cùng các cơ quan nhằm tiếp tục thúc đẩy hơn nữa công tác phát huy giá trị tài liệu trong thời gian tới.
Một là, Có sự phối hợp giữa Cục Lưu trữ với các cơ quan, tiểu ban phục vụ Đại
hội trong vấn đề quản lý, sưu tầm, thu thập và phát huy giá trị tài liệu.
Trong vấn đề quản lý, sưu tầm, thu thập tài liệu: để công tác quản lý và sưu tầm, thu thập tài liệu sau khi từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng kết thúc được thực hiện tốt theo chúng tơi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Lưu trữ với các Tiểu ban phục vụ Đại hội như Tiểu ban văn kiện, Tiểu ban Cương lĩnh, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban Phục vụ Đại hội… và với các cơ quan được giao nhiệm vụ phục vụ Đại hội như Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan báo, đài, tạp chí… trong việc thu thập, sưu tầm tài liệu để trong thời gian sớm nhất có thể thu được đầy đủ tài liệu nhất và sưu tầm thêm được những tài liệu mà trong Kho chưa có nhằm hồn chỉnh thành phần tài liệu phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng.
Sau khi kết thúc Đại hội, toàn bộ các văn kiện Đảng đều đã được xuất bản và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, những văn kiện được xuất bản là các văn kiện chính thức được Đại hội thơng qua, cịn rất nhiều tài liệu khác thể hiện hoạt động của từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng lại chưa được công bố, giới thiệu đến đông đảo độc giả. Sự phối hợp giữa Cục Lưu trữ với các cơ quan, tiểu ban phục vụ Đại hội trong việc phát huy giá trị tài liệu ở chỗ: các cơ quan nên cùng xem xét, cân nhắc và đề xuất với các đồng chí lãnh đạo Đảng về việc có thể xuất bản cơng khai thêm một số văn bản trong văn kiện xuất bản hoặc phụ lục văn kiện để người đọc biết thêm về những tài liệu này. Ví dụ như các Quyết định thành lập Tiểu ban văn kiện như Quyết định thành lập Tiểu ban Báo cáo chính trị đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI, Tiểu ban sửa đổi và bổ sung Điều lệ Đảng, Tiểu ban dự thảo Cương lĩnh năm 1991, Tiểu ban dự thảo Chiến lược kinh tế - xã hội, Tiểu ban Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, Tiểu ban Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010) và xây dựng Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2011 – 2020… Theo chúng tôi, việc đưa thêm một số văn bản về việc thành lập các Tiểu ban giúp việc trên sẽ giúp độc giả biết thêm về q trình xây dựng, hồn thiện các văn kiện Đại hội, biết thêm về các thành viên trong Tiểu ban, biết thêm về chức năng, nhiệm vụ của từng Tiểu ban… Đây cũng là một trong những hình thức phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.
Hay như có thể đưa thêm một số ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhân sĩ trí thức trong và ngồi nước góp ý vào văn kiện trình Đại hội giúp người đọc có thể nghiên cứu sâu hơn nữa về từng vấn đề cụ thể trong văn kiện. Qua việc công bố thêm những tài liệu này sẽ giúp độc giả thấy được Đại hội tiếp thu các ý kiến góp ý như thế nào. Bên cạnh đó, Cục Lưu trữ nên phối hợp với các cơ quan như Báo Nhân dân, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương… là những cơ quan được giao tổng hợp các ý kiến góp ý vào các vấn đề trong văn kiên Đại hội cùng xem
xét, chọn lọc các ý kiến hay, mới, đột phá có thể giúp cho đất nước ngày càng phát triển để công bố, giới thiệu, trưng bầy, triển lãm nhằm giúp các nhà nghiên cứu biết thêm về khối tài liệu này.
Hai là, Cùng với việc công bố thêm một số tài liệu trong văn kiện Đảng xuất
bản, Cục Lưu trữ nên đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Trung ương cho phép triển lãm thêm một số bản gốc các văn kiện để in phát hành sau Đại hội. Đây là bản có bút tích sửa trực tiếp của các Uỷ viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là những bản có bút tích của đồng chí Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư như bản gốc Cương lĩnh năm 1991, Báo cáo chính trị, Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội… để đông đảo nhân dân có thể biết đến nguồn sử liệu gốc này. Q trình xây dựng, hồn thiện các văn kiện trình Đại hội được Đảng và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Do đó, thơng qua tài liệu được triển lãm, trưng bày sẽ kích thích nhãn quan và thúc đẩy các nhà nghiên cứu về lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng hơn.
Ba là, Rà soát nghiên cứu ranh giới nội dung, thành phần tài liệu giữa các
phông lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương.
Như chúng tơi đã trình bày trên, một số nhóm tài liệu của phơng ĐHĐBTQ lần thứ VI và lần thứ VII hiện vẫn đang nằm ở một số phông trong Kho Lưu trữ Trung ương như phơng đồng chí Lê Đức Thọ, Báo Nhân dân… hay như ranh giới nội dung, thành phần tài liệu giữa các phông ĐHĐBTQ với phân phông BCHTW và phơng Văn phịng Trung ương vẫn cịn nhiều chỗ chưa rõ ràng. Tình trạng phơng này lẫn tài liệu của phơng khác vẫn cịn. Do đó, để khắc phục tình hình trên, theo chúng tơi Cục Lưu trữ nên cho rà soát ranh giới về nội dung, thành phần tài liệu của các phơng trên, nếu có tài liệu của phơng khác thì có thể thống kê và bổ sung thông tin vào Mục lục hồ sơ của phông kia. Sau khi tiến hành rà soát xong cũng sẽ là cơ hội để cán bộ được giao vụ rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Tiểu kết chương 3
Những nội dung chúng tơi đã trình bày trong chương 3 cho thấy rõ tình hình cơng tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng nguồn tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng được phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Theo chúng tơi, ưu điểm chính của khối tài liệu này là đã được lập hồ sơ tương đối tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương. Tuy nhiên, với những hạn chế trong công tác khai thác và sử dụng tài liệu chúng tôi đã nêu, đang ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề phát huy giá trị của khối tài liệu này trong nghiên cứu lịch sử Đảng. Với một số kiến nghị, giải pháp của mình, trọng tâm là các giải pháp về xây dựng nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, về thúc đẩy các biện pháp khai thác sử dụng trong thời gian tới nếu được lưu ý và thực hiện, chúng tôi hi vọng công tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng sẽ được hoàn thiện và đạt hiệu quả tối ưu, nhằm mục đích phát huy tối đa giá trị nghiên cứu của khối tài liệu này trong đời sống xã hội.
KẾT LUẬN
Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 thuộc thành phần Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, Phơng Lưu trữ Quốc gia Việt Nam nói chung. Trong q trình hoạt động của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng để cùng nhìn lại kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời đưa ra mục tiêu và định hướng đường lối lãnh đạo đất nước trong thời gian tiếp theo (tất cả những điều này được thể hiện trong bản Báo cáo chính trị). Cũng trong từng kỳ Đại hội sẽ quyết định cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội, đó chính là BCHTW. Vì vậy, tại các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng đã hình thành một khối lượng lớn tài liệu có giá trị. Giá trị của những tài liệu này giúp chúng ta nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng toàn quốc – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, cơ quan quyết định toàn bộ chủ trương, đường lối chính sách của đất nước trong vịng 5 năm hoặc dài hơn (ví dụ như: Cương lĩnh năm 1991 quyết định chủ trương, đường lối trong vòng 20 năm (từ năm 1991 đến 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quyết định chủ trương, đường lối trong vịng 10 năm, Báo cáo chính trị quyết định các vấn đề trong vòng 5 năm hay như các văn bản của các ĐHĐBTQ của Đảng lần thứ nhất đến lần thứ tư, do điều kiện chiến tranh nên nhiệm kỳ Đại hội không phải là 5 năm mà là nhiều hơn thế, khi đó các văn kiện Đại hội sẽ có giá trị hiện hành lâu hơn). Giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 thể hiện ở chỗ: là căn cứ để nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể là lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng tồn quốc. Tiếp đó là căn cứ để nghiên cứu đường lối, chính sách do cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội quyết định trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước ta từ năm 1986 đến năm 2011. Đồng thời đây là nguồn sử liệu nghiên cứu đường lối đối nội, đối ngoại; nghiên cứu công tác xây dựng Đảng; nghiên cứu quá trình đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến năm 2011 dưới sự lãnh đạo của Đảng mà ĐHĐBTQ của Đảng là cơ quan vạch ra và thông qua chủ trương, đường lối đó. Chính vì vậy, tài liệu các phơng lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng là công cụ, phương tiện thực hiện sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng; là nguồn thơng tin chính thức, là chứng cứ đáng tin cậy phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổng kết công tác, nghiên cứu của các cơ quan và tổ chức Đảng. Các văn kiện Đảng cịn là sản phẩm trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân, thể hiện đường lối, chính sách lãnh đạo đất nước của Đảng. Do đó, tài liệu các phơng lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng xứng đáng được giữ vị trí hàng đầu trong các nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng nói riêng từ năm 1986 đến năm 2011.
Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu lịch sử Đảng từ chính nguồn tài liệu lưu trữ này. Song việc nghiên cứu lịch sử Đảng từ nguồn tài liệu lưu trữ cịn nhiều mặt hạn chế, ở cả khía cạnh khai thác sử dụng và phương pháp nghiên cứu. Chính vì thế, nó đã góp phần làm hạn chế chất lượng các cơng trình, sản phẩm nghiên cứu lịch sử Đảng. Để có thể tái hiện lại bức tranh chân thực của lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng rất cần có nguồn sử liệu đầy đủ và tin cậy, phản ánh vấn đề một cách tồn diện và chính xác. Nguồn sử liệu là tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng hồn tồn có thể đáp ứng được u cầu đó. Việc nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng nói riêng đạt được kết quả hay khơng là tùy thuộc một phần ở việc khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ này. Để làm được điều đó, cần phải nâng cao việc sử dụng hàm lượng thông tin tài liệu trong việc nghiên cứu lịch sử Đảng, đồng thời nâng cao phương pháp nghiên cứu và sử dụng một cách khoa học hơn. Trước hết, cần đẩy mạnh việc thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất nguồn tài liệu lưu trữ này, bảo đảm tài liệu ngày càng đẩy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn. Tổ chức xác minh, thẩm định tài liệu lưu trữ một cách chặt chẽ, làm cho mọi tài liệu đều có độ tin cậy cao. Tổ chức khoa học các tài liệu lưu trữ, triển khai công tác giải mật tài liệu kịp thời và phục vụ khai thác thuận lợi, nhanh chóng, chính xác các u cầu nghiên cứu khác nhau của độc giả.
Trên cơ sở đánh giá giá trị của khối tài liệu này cũng như phân tích, nhận xét tình hình thực tế của cơng tác tổ chức khoa học và tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu này tại Kho Lưu trữ Trung ương hiện nay, chúng tôi đưa ra một vài giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác phát huy giá trị tài liệu của khối tài liệu này vào các mục đích nghiên cứu khác nhau đặc biệt là về vấn đề xây dựng nguồn sử liệu khi nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, với tất cả những nội dung đã được trình bày trong các chương, về cơ bản, chúng tôi đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và hy vọng những đóng góp của luận văn sẽ giúp phát huy tối đa giá trị của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng hơn nữa khi nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới./.