Về lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 62 - 70)

- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:

2.2.5.2. Về lĩnh vực kinh tế

Trước khi diễn ra ĐHĐBTQ của Đảng lần thứ VI, nền kinh tế của nước ta lúc đó đang lâm vào tình trạng trì trệ và bất ổn nghiêm trọng. Đó là sự trì trệ về sản xuất, sự rối ren về phân phối, lưu thơng, những khó khăn trong đời sống nhân dân, những hiện tượng tiêu cực trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống… Để chuyển biến tình hình, Đảng ta xác định tại Đại hội VI phải “đánh dấu sự đổi mới của Đảng ta về tư duy, phong cách, tổ chức và cán bộ” [3, tr.7].

Đại hội VI đã nghiêm túc chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng nói trên, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, phê phán nghiêm khắc những sai lầm, thiếu sót cả ở cấp độ quan điểm chiến lược lẫn giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong Báo cáo chính trị đã chỉ rõ “Cho tới nay, cơ chế tập trung quan liêu, bao

cấp về căn bản bị xóa bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ. Nhiều chính sách, thể chế đã lỗi thời chưa được thay đổi… Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan” [3, tr. 23-26].

Từ sự phê phán trên, Đảng ta đã nhận ra cốt lõi vấn đề phát triển của Việt Nam là ở cơ chế, phương thức vận hành nền kinh tế. Đây là điểm khởi đầu đúng đắn của quá trình đổi mới toàn diện nhận thức về CNXH.

Đảng ta thẳng thắn nhận định “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi

mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế XHCN, làm hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng…”,“Cơ chế đó chưa chú ý đầy đủ đến quan hệ hàng hố – tiền tệ”, “cơ chế đó đẻ ra bộ máy quản lý cồng kềnh….. Đảng đã xác định phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là “xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế”. Thực

chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế mà Đảng ta xác định là “cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”

[3, tr.62, 63, 65].

Từ Đại hội VI, tư tưởng “mở cửa” lần đầu tiên được khẳng định. Đại hội đã thơng qua chương trình “hàng xuất khẩu” (trong số ba chương trình lớn: lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu); đề xuất chủ trương xây dựng Luật đầu tư nước ngồi “Cơng bố chính sách khuyến khích nước ngồi đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức… Đi đơi với việc cơng bố luật đầu tư, cần có chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh” [3, tr.85]. Theo tinh thần đó, năm 1987, Chính phủ đã đệ trình và được Quốc

hội xem xét thơng qua Luật đầu tư nước ngồi. Đây cũng là một đột phá quan trọng trong tư duy kinh tế đổi mới của Đảng ta.

Sau khi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Sau đây gọi tắt là Cương lĩnh 1991) được thông qua tại Đại hội VII, Cương lĩnh đã đưa ra định hướng lớn về nền kinh tế, đó là: “Xố bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp” [5, tr.12].

Khác với Đại hội VI, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tại Đại hội VII đã được phát triển lên thành chủ trương, chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH, cụ thể như: “bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” [4, tr.21].

Một bước tiến nổi bật trong tư duy kinh tế trong giai đoạn này là việc nêu tư tưởng hiện đại hoá, gắn khái niệm “hiện đại” với khái niệm “cơng nghiệp hố”. Cương lĩnh (năm 1991) nêu luận điểm“cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện đại” và coi

đây là một trong những phương hướng cơ bản của “quá trình xây dựng CNXH và bảo

vệ Tổ quốc” [5, tr.9].

Tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Khoá VII (tháng 1 – 1994), tư tưởng đột phá này được định hình thành một khái niệm – quan niệm chính thức về cơng nghiệp hố của Việt Nam, đó là khái niệm “cơng nghiệp hố, hiện đại hố”. Nhận định về quá trình đổi mới những năm trước đó, Hội nghị chỉ rõ “Mặc dù còn nhiều mặt yếu kém

phải khắc phục, những thành tựu quan trọng đạt được đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” [6, tr.22].

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới, tư tưởng đổi mới tư duy về kinh tế của Đảng ta tiếp tục được thể hiện qua các văn kiện tại Đại hội VIII. Cụ thể:

- Đảng khẳng định tính đồng bộ và tồn diện của q trình đổi mới. Điều này

được thể hiện ở chỗ, Đại hội đưa ra các luận điểm mang tầm chiến lược như “kết hợp

chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”,“Xây dựng nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.” [7, tr.14]. Qua tư tưởng đổi mới trên

cho chúng ta thấy Đảng ta đã có nhận thức đầy đủ hơn về cơng cuộc đổi mới, đó là đổi mới toàn diện và đồng bộ và tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường để sự đổi mới về kinh tế đạt kết quả cao nhất.

- Đảng ta thừa nhận nhiều hình thức phân phối, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của

các hình thức thuê mướn lao động, cho phép cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tổ chức các tổng công ty. Điều này được thể hiện ở trong bản Báo cáo chính trị của BCHTW trình ra Đại hội: “nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao

động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất- kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức thuê mướn lao động …Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, “tổ chức hợp lý các tổng công ty, bảo đảm vừa tránh phân tán lực lượng, vừa chống độc quyền hoặc trở thành cấp hành chính trung gian”[7, tr.92, 94-95].

- Phát triển quan niệm về cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đại hội xác định mục

tiêu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là“xây dựng nước ta thành một nước cơng

nghiệp có cơ sở vật chât – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao,.. dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [7, tr.80].

Trong văn kiện Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục định hướng nền kinh tế quá độ lên CNXH. Quan điểm “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN” ở Đại hội VIII đã được thay bằng quan điểm “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” [8, tr.86].

Đối với quan điểm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược phát triển, Đại hội IX cũng đạt được những bước tiến quan trọng như:

- Xác định mục tiêu năm 2010 “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển…

tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [8, tr.88].

- Nêu tư tưởng “rút ngắn thời gian” thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

[8, tr.88].

- Coi “phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hóa” [8, tr.91].

Nếu như ở Đại hội IX, Đảng ta mới chỉ bước đầu định hướng về xây dựng thể chế để kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN thì đến Đại hội X và Đại hội XI, Đảng ta đã dần hoàn thiện các thể chế này để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta phát triển theo đúng phương châm đã đề ra, tránh lệch lạc hoặc gây khó khăn trong quản lý vì Đảng nhận thức rất rõ khi kinh tế phát triển, chúng ta muốn quản lý tốt thì phải có thể chế. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: “Nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” [10, tr.]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã định hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối [10, tr. 73].

Các văn kiện tại các ĐHĐBTQ của Đảng trên đã thể hiện rất đầy đủ chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng ta về vấn đề kinh tế, đặc biệt là đổi mới từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Từ đây nước ta từng bước đi lên CNXH theo định hướng mà Đảng ta đã lựa chọn. Các văn kiện Đại hội không chỉ đưa ra định hướng phát triển đất nước trong một giai đoạn nhất định mà còn đánh giá lại các kết quả đã đạt trước đó của nhiệm kỳ trước, từ đó có cơ sở để tìm ra ngun nhân của hạn chế và đề ra mục tiêu, định hướng cho giai đoạn tới. Chính vì vậy, trong các văn kiện Đại hội có cả nội dung về thành tựu đạt được. Từ khi công cuộc đổi mới đi vào cuộc sống, cho đến nay đã thu được những kết quả rất tích cực và

to lớn, trong đó thành tựu đầu tiên phải kể đến là trên lĩnh vực kinh tế. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:

Thứ nhất, đó là đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh.

Trong Báo cáo chính trị của BCHTW khố VI tại Đại hội VII đã đánh giá thành tựu đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế là “đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế (lương thực – thực thẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu). Tình hình lương thực – thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất - nhập khẩu” [4, tr.17, 18].

Về mức tăng trưởng kinh tế: Theo như chúng tôi tổng hợp từ các văn kiện Đại hội từ năm 1986 đến năm 2011 thì mức tăng trưởng kinh tế các giai đoạn có sự khác nhau đáng kể. Trong những năm đầu đổi mới (1986 – 1991) tương đối khó khăn, GDP tăng trưởng cịn tương đối chậm. Tuy nhiên, khi q trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực tiễn với một xung lực mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP được đẩy lên một mức cao, thời kỳ 1991 – 1995 đạt 8,2% [7, tr.58]. Cũng giai đoạn này thì “lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,7% năm 1991, 12,7% năm 1995. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và ngoài nước so với GDP năm 1990 là 15,8%, năm 1995 là 27,4%. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo” [7, tr.10]. Từ kết quả trên cho chúng ta thấy nền kinh tế đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thối, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện. Về cơ bản “Nước ta đã ra

khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[7, tr.12].

Trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm đáng kể (Tổng sản phẩm trong nước tăng bình qn hằng năm xuống cịn 7% [8, tr.69]). Nhưng cũng chỉ vài năm sau, nhờ quá trình đổi mới và cải cách thể chế kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh, tố độ tăng trưởng đã khôi phục trở lại. Từ năm 2001 – 2005, GDP tăng bình

quân 7,51%/năm [9, tr.142]. Năm 2005, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người trên 10 triệu đồng tương đương khoảng 640 USD [9, tr.142].

Đến giai đoạn 2006 – 2011 theo như bản Báo cáo chính trị của BCHTW trình Đại hội XI thì “Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt

7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đạt 42,9% GDP…; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD” [10, tr.150, 151].

Từ kết quả trên cho thấy, đổi mới đã tạo ra cơ hội để các thành phần kinh tế, các lực lượng kinh tế phát triển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết quả thu được khẳng định rằng các thành phần, lực lượng đó có tiềm năng to lớn; chỉ cần có một cơ chế đúng và một khơng gian phát triển rộng mở, tiềm năng đó sẽ được phát huy và nhanh chóng trở thành hiện thực.

Thứ hai, Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa, gắn sản xuất với thị trường.

Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1990 là 38,74% [1, tr. 84], năm 2005 còn 20,9% [9, tr.145], năm 2010 còn 20,6% [10, tr. 152]; cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng cơng nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1990 là 22,6% [7, tr. 59], năm 2005 41% [9, tr.145] và năm 2010 lên 41,1% [10, tr. 152]. Tỷ trọng khu vực dịch vụ sự tăng trưởng không ổn định như các khu vực khác. Năm 1990 là 38,6% [7, tr.59], năm 2005 xuống 38,1% [9, tr.145] và đến năm 2010 lại tăng lên 38,3% [10, tr.152].

Nơng nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn, sang khơng những đủ dùng trong nước, cịn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.

Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thơng phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)