Nguồn sử liệu phản ánh sự kiên định của Đảng về mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 57 - 59)

- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:

2.2.4. Nguồn sử liệu phản ánh sự kiên định của Đảng về mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam

Từ tháng 7 năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc đã hoàn tồn được giải phóng và quá độ lên CNXH. Miền Nam bị đế quốc xâm lược và thống trị. Đảng ta đã xác định đường lối chung của cách mạng Việt Nam là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhằm mục tiêu chung là thống nhất đất nước, tiến lên CNXH [72, tr.19].

Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất. Trong 10 năm đầu khi cả nước bước vào thời kỳ qúa độ lên CNXH (1976 – 1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục vượt qua mọi khó khăn thử thách, hồn thành thống nhất đất nước, khơi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, từng bước xây dựng đất nước vững bước đi lên, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Từ năm 1986 đến nay, Đảng chủ trương tiến hành đổi mới đất nước và kiên định với mục tiêu xây dựng CNXH theo điều kiện cụ thể nước ta. Điều này được thể hiên rất rõ qua từng văn kiện Đại hội.

Đảng ta xác định: “Quá độ lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ

tư bản chủ nghĩa ở nước ta, chắc chắn sẽ rất lâu dài và khó khăn” [72, tr.21]. Vì vậy,

tại Đại hội VI, Đảng ta đã vạch ra đường lối đổi mới đất nước trong đó xem đổi mới tư duy lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta là nhiệm vụ hàng đầu nhằm hình thành quan niệm ngày càng khoa học hơn, đúng đắn hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta.

– Mục tiêu của đổi mới, của CNXH ở Việt Nam

Tại Đại hội VI, Đảng ta đã xác định đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Đến Đại hội VII, khi thông qua Cương lĩnh năm 1991, một mục tiêu rất quan trọng được bổ sung là “công bằng”, đến Đại hội IX đã nhấn mạnh và bổ sung

một mục tiêu quan trọng khác đó là dân chủ. Về cơ bản, hệ mục tiêu của đổi mới đã định hình đầy đủ “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [8,

tr.85]. Đến Đại hội XI, Đảng ta đã phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa các mục tiêu, vị trí, vai trò của các mục tiêu với tư cách là những thuộc tính giá trị của phát triển, của đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta. Đại hội xác định mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [10, tr.70].

- Về đặc trưng của xã hội XHCN ở Việt Nam

Trải qua thực tiễn đổi mới, nhận thức lý luận của Đảng ta về các đặc trưng của xã hội XHCN được phát triển qua các nhiệm kỳ đại hội, nhất là trong Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.

Sáu đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng được khẳng định trong Cương lĩnh năm 1991 là: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội

do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới” [5, tr.8, 9].

Những nhận thức mới của Đảng về đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, được thể hiện từng bước trong các văn kiện Đại hội VIII, Đại hội IX và Đại hội X. Ở Đại hội VIII, mục tiêu xây dựng CNXH tiếp tục được Đảng ta khẳng định

“giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [7, tr.70].

Đại hội IX, Đảng ta xác định “Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên CNXH, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [8, tr.83]. Trên cơ sở tổng kết 15 năm đổi

mới, Đại hội đã rút ra 4 bài học trong đó có bài học về “trong quá trình đổi mới, phải

kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [8, tr.19].

Đại hội X, trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng CNXH “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và

CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [9, tr.70].

Đặc biệt rõ nhất là trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, từ sáu

đặc trưng được nêu trong Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta đã bổ sung, phát triển thành

tám đặc trưng ở Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [10, tr.70].

Những đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN do Cương lĩnh năm 1991 đưa ra đã làm rõ mục tiêu mà dân tộc ta sẽ đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH. Từ năm 1991 đến nay, các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước 5 năm hay hàng năm thực chất là sự cụ thể hoá việc thực hiện những đặc trưng đó để phù hợp với trình độ và điều kiện cụ thể của từng giai đoạn ở Việt Nam. Hai mươi năm sau khi thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nhờ sự nỗ lực của tồn Đảng, tồn dân trong việc thực hiện hố cương lĩnh và các văn kiện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của thế giới, những thành tựu và hạn chế trong qúa trình đổi mới đất nước, những vấn đề nảy sinh trong giai đoạn hiện nay cũng đòi hỏi phải có sự khái quát, sự phát triển hơn nữa một số vấn đề trong quan niệm về CNXH được đề cập trong Cương lĩnh năm 1991. Chính vì vậy, từ sáu đặc trưng của Cương lĩnh năm 1991 đã được bổ sung, phát triển thành tám đặc trưng trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011. Tám đặc trưng này vừa phản ánh quan niệm tổng quát về CNXH vừa làm rõ nội dung các lĩnh vực của đời sống xã hội phải thực hiện. Tám đặc trưng trên chính là định hướng mà Đảng ta hướng tới để chúng ta thực hiện, đó cũng là mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)