- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
2.2.5.5. Về lĩnh vực đối ngoạ
So với các giai đoạn trước, giai đoạn này Đảng ta đã đổi mới nhận thức về thế giới và khu vực. Từ nhận thức đúng những biến động của tình hình thế giới và xu thế quốc tế, Đại hội VI đã có sự đổi mới sâu sắc về đường lối, chính sách đối ngoại đưa tới sự điều chỉnh chiến lược rất cơ bản về đối ngoại.
Về mục tiêu đối ngoại, Đảng đặt cao nhiệm vụ giữ vững mơi trường hồ bình để phát triển đất nước. Đại hội VI chỉ rõ “Nhân dân ta đã có những khả năng mới để
giữ vững hồ bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” [3, tr. 37], Đại hội đề ra nhiệm vụ của Đảng
và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại trong những năm tới là “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hồ bình ở Đơng Dương, góp phần tích cực giữ vững hồ bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước trong cộng đồng XHCN, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH” [3, tr. 99]. Đại hội đặt cơ sở nền móng cho việc mở rộng quan
hệ kinh tế ra ngoài các nước XHCN bằng chủ trương “Chúng ta cần tranh thủ những
điều kiện thuận lợi mới về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi việc phân công và hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước khác” [3, tr. 99]. Triển khai chính sách này, tháng
12-1987, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư nhằm thu hút vốn từ các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, là bước đột phá cho kinh tế đối ngoại. Đại hội VI cũng bước đầu có những điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại: chủ trương bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc “Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hố quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hồ bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới” [3, tr. 107]; khẳng định chính sách mới để giải quyết vấn đề Campuchia: "rút quân tình nguyện Việt Nam về nước và tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia [3, tr. 108].
Đại hội VII đã tiếp nối và phát triển tư duy của Đại hội VI về quan hệ quốc tế, thể hiện sự nhạy bén chính trị của Đảng trước những chuyển biến nhanh chóng và khó lường của tình hình thế giới.
Đại hội VIII của Đảng đã hồn chỉnh và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại của Đại hội VII, nhấn mạnh tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế; giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước.
Điểm mới về chỉ đạo hoạt động đối ngoại trong Đại hội IX là nhấn mạnh nhiệm vụ hội nhập khu vực và quốc tế với tinh thần chủ động để tránh rơi vào thế bị động;
nhấn mạnh vấn đề chủ yếu, trước hết của hội nhập khu vực và quốc tế là hội nhập về kinh tế. Đánh giá đầy đủ “lực” và “thế” của đất nước sau 15 năm đổi mới. Đại hội IX đã phát triển phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng
đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển” [4, tr. 147] của Đại hội VII
thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển” [8, tr.119].
Đến Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã dự báo tình hình thế giới và trong nước, với những thời cơ, thuận lợi cho sự phát triển đan xen với những tình huống khó lường của diễn biến tình hình thế giới. So với các văn kiện Đảng trước đó, tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế được xem là một quá trình của con đường đi lên CNXH. Trong bản Báo cáo chính trị trình Đại hội IX đã khẳng định “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là
giữ vững mơi trường hồ bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước… Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững” [9, tr.
112]. So với đường lối đối ngoại của Đại hội IX, Đảng ta nhấn mạnh yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ với tinh thần “chủ động”, mà cịn phải “tích cực”.
Đến Đại hội XI, đảng ta tiếp tục định hướng đường lối đối ngoại phát triển theo chủ trương “mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Thực hiện nhất quán “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ” [9, tr.46].
Từ những đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Ta đã phá được thế đất nước bị bao vây, cấm vận, cô lập; đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế. Chúng ta đã đổi mới tư duy nhận thức về thế giới, xem thế giới là một tổng thể, một thị trường, các nước trên thế giới đều phụ thuộc lẫn nhau, trước hết về mặt kinh tế, an ninh và phát triển. Trong quá trình phá thế bị bao vây, cơ lập, ta đã chọn đúng khâu đột phá, chọn bước đi đúng nên đã thành công: đã rút qn tình nguyện khỏi Campuchia. Tiếp theo đó bình thường hố quan hệ với Trung Quốc (tháng 11 -1991), với Mỹ (tháng 7-1995), với Liên minh Châu Âu (tháng 10-1990) và gia nhập ASEAN (tháng 7-1995).
Tiếp tục lộ trình hội nhập khu vực và thế giới, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11-1998, ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng là một nỗ lực và thành công lớn của Việt Nam trên đường hội nhập, tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là một trong 25 thành viên sáng lập.
Đại hội VIII đã đánh giá: “Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hồ bình, phá thế bị bao vây, cấm vận cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó cũng là sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [7, tr.63]
Tính đến Đại hội IX, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ [8, tr. 72]. Đến tháng 11-2006, sau hơn 10 năm đàm phán, Việt Nam được chính thức kết nạp, trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là một dấu mốc quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra nhiều thuận lợi cho đất nước, phát triển thương mại, tranh thủ đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam tiếp tục được các nước Châu Á nhất trí đề cử làm uỷ viên khơng thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc khoá 2008 – 2009.
Thực tế đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại chứng tỏ đường lối đối ngoại của Đảng ta là đúng đắn, thể hiện sự trưởng thành vượt bậc về nhận thức, quan điểm, chiến lược, chính sách đối ngoại. Và tất cả các vấn đề về đối ngoại từ đường lối, chủ trương đổi mới qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, về thành tựu mà chúng ta đạt được cho đến ngày hôm nay đều được thể hiện rõ nét trong nội dung của văn kiện các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng. Tuy về phần thành tựu văn kiện chưa thể hiện nhiều, chỉ mang tính chất tổng kết lại thành tựu và chủ yếu là định hướng đường lối phát triển đối ngoại trong tương lai nhưng qua đó cũng giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát về sự thay đổi về tư duy của Đảng ta về đường lối đối ngoại qua tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng.