- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
3.2.2. Xác minh, thẩm định tài liệu
Việc xác minh, thẩm định tài liệu là một công việc mà bất cứ nhà nghiên cứu lịch sử nào cũng cần tiến hành khi có nhiều tài liệu cùng phản ánh về một vấn đề. Công việc này đối với tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng lại càng cần phải được tiến hành bởi khi phản ánh về Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, về các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng nói chung, có rất nhiều tài liệu khác nhau với nhiều hình thức thể hiện khác nhau cùng phản ánh đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay. Đó chính là các bài viết, bài bình luận trên các trang báo giấy, báo mạng, báo hình… của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà báo… trong đó có cả các bài viết xuyên tạc, bóp méo sự thật và phủ nhận sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta do các thế lực phản động ở trong và ngồi nước cầm đầu. Những chủ trương, định hướng đó của Đảng được thể hiện rất rõ tại các văn kiện Đại hội. Do đó, nếu chúng ta dùng chính các tài liệu lưu trữ là các bản dự thảo văn kiện – nguồn sử liệu phản ánh sự hình thành đường lối, chính sách của Đảng trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước để xác minh, thẩm định các bài viết xuyên tạc, bóp méo sự thật về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, khi đó chúng ta sẽ chứng minh cho tất cả mọi người biết rằng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta trong thời gian qua là đúng đắn và vì lợi ích quốc gia.
Ngoài ra, trong khối tài liệu ĐHĐBTQ của Đảng trên, nhiều tài liệu khơng có số, ký hiệu và tác giả ban hành văn bản, khơng có dấu, chữ ký, nhiều bút tích sửa khơng rõ của ai… (phần lớn nằm ở khối tài liệu phông Đại hội VI, Đại hội VII và một số ít ở phơng Đại hội VIII). Để tài liệu thực sự phát huy hết giá trị của mình cũng như xứng
đáng là một nguồn sử liệu khi nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung, lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng nói riêng, theo chúng tơi trong thời gian tới Cục Lưu trữ nên tiến hành xác minh tính xác thực của các tài liệu hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ