- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
2.2.2. Nguồn sử liệu phản ánh q trình xây dựng, hồn thiện các văn kiện Đại hộ
của Trung ương, Ban Tài chính – Quản trị TW, Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội, Ban Tư tưởng Văn hố TW, Văn phịng TW về chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí và tổ chức phục vụ Đại hội.
Tóm lại, có thể khẳng định tài liệu lưu trữ các phông Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là nguồn sử liệu phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của Đảng trong một kỳ Đại hội. Giá trị của nó được thể hiện trên nhiều khía cạnh và nhiều phương diện khác nhau. Khi càng có nhiều tài liệu cùng phản ánh về một vấn đề sẽ giúp người nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu và có cái nhìn tổng thể, tồn diện hơn về vấn đề đó.
2.2.2. Nguồn sử liệu phản ánh q trình xây dựng, hồn thiện các văn kiện Đại hội Đại hội
Để có được các bản dự thảo văn kiện trình ra Đại hội tiếp tục thảo luận và thơng qua thì q trình xây dựng các bản dự thảo văn kiện này đã được BCHTW các khoá chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng, khoa học và nghiêm túc.
Văn kiện là văn bản có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội [43, tr.431]. Văn kiện Đại hội Đảng là các văn bản có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội được Đại hội đại biểu tồn quốc của Đảng thơng qua. Các văn kiện chính là cơng cụ, phương tiện để Đảng lãnh đạo đất nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương. Thơng qua định hướng của Đảng tại Đại hội mà các cơ quan Nhà nước cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đường lối của Đảng và quản lý đất nước. Chính vì vậy, các văn kiện Đảng có vài trị và ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với đất nước.
Ở mỗi kỳ Đại hội, sau khi được thành lập, các tiểu ban văn kiện bắt tay ngay vào việc xây dựng văn kiện. Căn cứ vào chủ trương, định hướng của Trung ương Đảng về sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, các tiểu ban đã thành lập các tổ biên tập, các nhóm nghiên cứu và phân cơng chức trách nhiệm vụ cho từng cơ quan, nhóm nghiên cứu xây dựng đề cương từng phần trong dự thảo văn kiện. Để việc xây dựng văn kiện phù hợp và có thể đi vào thực tiễn, các tiểu ban, tổ biên tập, nhóm nghiên cứu đã tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế; đã nghiên cứu, kế thừa các kết quả tổng kết, các kết quả nghiên cứu của các nhiệm kỳ trước; kết quả tổng kết thực tiễn của các cơ
quan, các tỉnh thành uỷ và tổ chức các đoàn về làm việc với các cơ quan, các tỉnh, thành uỷ về các chuyên đề do Ban Bí thư định trước [41, tr.5,6]
Trong quá trình dự thảo các văn kiện đại hội, các nhóm nghiên cứu, tổ biên tập và các tiểu ban đã họp rất nhiều lần để thảo luận, trao đổi, góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện. Sau khi dự thảo xong, các văn kiện được xin ý kiến góp ý tại ĐHĐBTQ của Đảng bộ các cấp, được công bố rộng rãi để lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội, các thành viên, hội viên của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhân sĩ, trí thức, đơng đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và đồng bảo ta ở nước ngoài. Những ý kiến đó đều được Trung ương xem xét, các tổ thư ký của các tiểu ban chuẩn bị văn kiện tổng hợp và phản ánh vào văn kiện trình Đại hội [42, tr.4].
Việc tổng hợp ý kiến xây dựng các văn kiện Đại hội được Trung ương chỉ đạo một cách chặt chẽ, giao cho các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp. Sau đó Bộ Chính trị xem xét và giao cho các tiểu ban chắt lọc những ý kiến có chất lượng, xây dựng để đưa vào các văn kiện dự thảo. Vì vậy, hầu hết các văn kiện dự thảo đều được tu chỉnh, bổ sung, hồn thiện, sửa chữa nhiều lần. Ví dụ Cương lĩnh năm 1991 phải tu chỉnh 16 lần, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội năm 1991 phải tu chỉnh 6 lần, Báo cáo chính trị năm 1991 phải tu chỉnh 8 lần…Theo như nghiên cứu của chúng tơi thì các văn kiện trình ra các kỳ Đại hội có sự khác nhau về số lượng, tên gọi của từng văn kiện. Cụ thể:
BCHTW khố V chuẩn bị 3 văn kiện lớn trình Đại hội VI, đó là: Báo cáo chính trị; Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm (1986 – 1990); Báo cáo bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng.
Trung ương khóa VI đã quyết định chuẩn bị 5 văn kiện lớn để trình Đại hội VII, đó là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên CNXH; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo chính trị; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng; Điều lệ Đảng (sửa đổi).
Sau Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (01/1994), Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung mọi mặt cho việc tiến hành Đại hội VIII theo đúng thời gian mà chương trình tồn khóa đã đề ra. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới; đề ra mục tiêu, phương
hướng, giải pháp thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đến năm 2000 và 2020; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Trung ương khoá VII đã quyết định chuẩn bị 4 văn kiện trình Đại hội VIII, đó là: Báo cáo chính trị; Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000; Báo cáo bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và dự thảo Điều lệ Đảng sửa đổi.
Tại Đại hội IX họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại. Tồn Đảng, tồn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000 và 15 năm đổi mới. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm và đánh giá những thành tựu và khuyết điểm thời gian qua, đề ra những quyết sách cho thời kỳ tới. Chủ đề của Đại hội là: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [8, tr.10]. Chính vì vậy, BCHTW khố VIII đã quyết định trình Đại
hội IX 4 văn kiện sau: Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010; Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2005; Báo cáo về việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.
Đại hội X của Đảng họp vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã trải qua 20 năm đổi mới. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới. Chủ đề của Đại hội là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển" [9, tr.12].
Tại Đại hội này, BCH TW đã trình ra 6 văn kiện sau: Báo cáo chính trị; Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010; Báo cáo công tác xây dựng Đảng; Báo cáo về một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và dự thỏa Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi); Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII trên lĩnh vực đấu tranh phịng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong nhiệm kỳ Đại hội IX và Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCHTW Đảng khóa IX.
Đại hội lần thứ XI của Đảng được tổ chức vào lúc toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc thắng lợi 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991 – 2011) và 25 năm đổi mới. Đại hội có
nhiệm vụ bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991), quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010), kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng, của đất nước trong 5 năm tới. Trước những nhiệm vụ đặt ra, BCHTW khố X đã trình Đại hội 5 văn kiện sau: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị; Báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCHTW Đảng khoá X.
Từ các văn kiện trình ra các kỳ Đại hội trên có thể thấy, tại các Đại hội đã thơng qua các văn kiện quan trọng của đất nước, định hướng đất nước phát triển trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn văn kiện mang tính dài hạn như Cương lĩnh chính trị (thường trong vịng 20 năm), văn kiện trung hạn như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (thường trong vòng 10 năm) và văn kiện ngắn hạn như Báo cáo chính trị (trong vịng 5 năm). Cũng chính vì vậy mà ở kỳ Đại hội nào cũng thông qua Báo cáo chính trị, cịn cứ khoảng 10 năm thơng qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và cứ khoảng 20 năm thơng qua Cương lĩnh chính trị.
Căn cứ vào Mục lục hồ sơ phân phơng BCHTW từ khố V đến khố X, chúng tôi thống kê được nhiềuc cuộc họp do Trung ương tổ chức để cho ý kiến vào từng văn kiện. Điều này được chúng tôi thống kê thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng tổng hợp số lần họp các Hội nghị ở Trung ương để góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội [44]
Stt Các văn kiện trình tại các Đại hội Số lần họp Hội nghị BCHTW BCT BBT HN cán bộ HN thường trực BCT HN giữa nhiệm kỳ 1 Đại hội VI 4 17 4 1 0 0
2 Đại hội VII 7 23 21 1 0 1
3 Đại hội VIII 5 22 3 1 3 0
4 Đại hội IX 7 23 6 3 0 0
5 Đại hội X 5 26 2 1 0 0
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy: Trung ương rất quan tâm đến việc chuẩn bị văn kiện trình Đại hội. Thường một nhiệm kỳ của BCHTW có khoảng 12 – 14 lần họp Hội nghị thì theo như thống kê ở trên, có đến gần 1/2 số lần họp nội dung có bàn đến vấn đề chuẩn bị văn kiện trình Đại hội. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã giành khá nhiều lần họp bàn về vấn đề này. Điều này chứng tỏ các văn kiện trình Đại hội luôn được Trung ương quan tâm, chú trọng.
Chúng ta biết đến Cương lĩnh năm 1991 với tên đầy đủ là Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ qúa độ lên CNXH khi đã được Đại hội VII thông qua cả về tên
gọi, bố cục và nội dung nhưng ít ai biết được rằng q trình xây dựng bản Cương lĩnh này như thế nào. Có phải ngay từ đầu tên gọi của Cương lĩnh đã là như vậy hay không? Và nếu đã qua nhiều lần đổi tên thì tên gọi Cương lĩnh qua các lần đó như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi đã nghiên cứu các bản dự thảo Cương lĩnh và biết được rằng: Cương lĩnh đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau, cụ thể như:
Khi phác thảo Đề cương lần 1 (vào tháng 12 năm 1987), Ban biên tập thuộc Tiểu ban soạn thảo Cương lĩnh năm 1991 đã dự kiến lấy tên Cương lĩnh là: “Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH” [24, tr.16].
Đến bản Đề cương tháng 03 năm 1988 (không rõ lần thứ mấy) để trình Bộ Chính trị cho ý kiến trong kỳ họp ngày 20, 21/04/1988, Tiểu ban Cương lĩnh đã lấy tên Cương lĩnh là “Cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời lỳ quá độ” [24, tr.31].
Đến bản dự thảo lần thứ 6 Đề cương Cương lĩnh (tháng 02 năm 1990), Cương lĩnh năm 1991 có tên là: “Cương lĩnh Cách mạng XHCN” [25, tr.80]
Dự thảo các lần 8, 9 ,10, 13 tên Cương lĩnh là: “Cương lĩnh xây dựng CNXH
trong thời kỳ quá độ” [26, tr.19]
Đến bản dự thảo lần thứ 14 (04/1991) tên Cương lĩnh là: “Cương lĩnh xây dnựg
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” [27, tr.34] theo đa số ý kiến góp ý. Và đây
cũng là tên gọi của Cương lĩnh khi trình ra Đại hội VII để Đại hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến.
Cũng theo như nghiên cứu của chúng tôi, trong quá trình dự thảo Cương lĩnh, Tiểu ban dự thảo Cương lĩnh đã có rất nhiều ý kiến đề xuất về hướng xử lý các tên gọi của Cương lĩnh.
Ví dụ: Trong Tờ trình của Tiểu ban dự thảo Cương lĩnh ngày 10/04/1991 về việc tiếp thu và xử lý những ý kiến đóng góp vào dự thảo Cương lĩnh có đoạn viết:
“Về tên gọi Cương lĩnh: Mới tập hợp sơ bộ đã có tới 138 tên gọi Cương lĩnh khác nhau được đề xuất, có thể quy vào bốn loại cơ bản:
1- Loại thứ nhất: về thực chất không khác với quan điểm dự thảo, song diễn đạt cách khác nhau hoặc muốn làm chính xác thêm như: “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, hoặc “Cương lĩnh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam”, v.v…
2- Loại thứ hai: đề nghị đặt tên là “Cương lĩnh xây dựng đất nước giàu mạnh” hoặc “Cương lĩnh dân giàu nước mạnh” v.v…Loại ý kiến này có nhược điểm lớn: khơng rõ dân giàu nước mạnh theo con đường nào, mục tiêu xây dựng chế độ xã hội gì?
3- Loại ý kiến thứ ba: đề nghị đặt tên là “Cương lĩnh xây dựng đất nước giàu mạnh, quá độ lên CNXH” (chứ không dùng khái niệm thời kỳ qúa độ). Tiểu ban cho rằng: khái niệm thời kỳ qúa độ có nội dung khoa học về lý luận và thực tiễn; nếu chỉ nói “q độ” thì chưa rõ q độ từ đâu đến đâu? Khơng rõ nội dung và thời gian bao quát của Cương lĩnh; do đó khó xác định rõ được chỗ đứng, các nhiệm vụ và mục tiêu. 4- Loại thứ tư: đề nghị lấy tên “Cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân”. Ý kiến này cũng khơng chấp nhận được vì nước ta đang ở giai đoạn cách mạng XHCN chứ khơng cịn ở giai đoạn dân chủ nhân dân.
Khi thảo luận các đề xuất trên, Tiểu ban đưa ra 3 tên gọi để phân tích, lựa chọn: - Cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Cương lĩnh xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh từng bước đi lên CNXH. Đa số thành viên Tiểu ban nhất trí đề nghị lấy tên gọi “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên CNXH”. Tên gọi này phản ánh tương đối đầy đủ hơn bản chất của Cương lĩnh; nó giữ được khái niệm thời kỳ quá độ, xác định được xã hội mà ta xây dựng là CNXH; đồng thời tên gọi này cũng mềm dẻo hơn, đỡ tranh cãi hơn. Đây cũng là tên gọi được nhiều nơi đề xuất nhất”[27, tr. 52, 53].
Và cuối cùng, khi trình ra Đại hội, tên gọi của Cương lĩnh đã được Đại hội quyết định. Trong bản Báo cáo kết quả thảo luận và biểu quyết của Đại hội VII về các
văn kiện trình Đại hội do Đồn Chủ tịch trình bày có đoạn viết: “Về tên gọi Cương lĩnh: Đã có khá nhiều tên gọi khác nhau được đề xuất. Tại Đại hội này cũng có một số