- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
2.2.3. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng CNXH ở Việt Nam
Để xây dựng thành cơng CNXH khơng những cần có quan niệm đúng đắn về CNXH mà còn cần phải tìm ra con đường đi lên CNXH cụ thể theo đúng quy luật phát triển, phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi dân tộc [71, tr.424]. Đối với nước ta, trước khi đổi mới, chúng ta đã xác định được các nguyên tắc chung như phải thực hiện Đảng
lãnh đạo, không đa nguyên đa đảng, phải ra sức phát triển dân chủ XHCN, phải xem cơng nghiệp hố XHCN, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ… [71, tr.425]. Quá trình đổi mới, mở đầu từ Đại hội VI,
Đảng ta đã phân tích sâu sắc các sai lầm, khuyết điểm của mô hình cũ và xác định ngày càng rõ hơn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đó là con đường của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng, phát triển sáng tạo trong tình hình cụ thể ở nước ta.
Tại Đại hội VI, Đảng ta đã xác định cần xúc tiến xây dựng một cương lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộc cách mạng trong thời kỳ quá độ. Đại hội chỉ rõ việc “Thảo ra
một cương lĩnh cách mạng hoàn chỉnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là sự kiện chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự chỉ đạo cách mạng trong một thời kỳ tương đối dài, đặt nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội” [3, tr.41]. Từ sự định hướng trên, Trung ương Đảng đã chỉ đạo
biên soạn Cương lĩnh và 5 năm sau kể từ khi Đại hội VI kết thúc, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã được thông qua tại Đại hội VII.
Cương lĩnh là tun ngơn chính trị của Đảng, mang tầm định hướng chiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước từng bước quá độ lên CNXH; là nền tảng lý luận nền tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay cũng như trong những thập kỷ tới [1a, tr.9, 10].
Tại Cương lĩnh năm 1991 đã đưa ra bảy phương hướng xây dựng CNXH để thực hiện sáu đặc trưng mà Cương lĩnh năm 1991 đã đưa ra, bảy phương hướng đó là:
(1) Xây dựng Nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; (2) Phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm; (3) Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu; phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; (4) Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hố; (5) Thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hồ bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; (6) Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; (7) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh [5, tr.9, 10].
Từ bảy phương hướng xây dựng CNXH trên, con đường đi lên CNXH ở nước ta tiếp tục được các Đại hội sau định hướng. Đại hội X tiếp tục khẳng định “Để đi lên
CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [9, tr.69].
Đặc biệt, tại Đại hội này một tư tưởng mới, một cơ hội mới đã được mở ra cho các đảng viên khi muốn làm chủ doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, đó là Đảng chủ trương cho “Đảng viên làm kinh tế tư nhân” với điều kiện “phải gương mẫu chấp hành pháp
luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của BCHTW” [9, tr.302]. Để có chủ trương trên, Đảng ta nhận thấy rằng “trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đất nước còn nghèo, phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Muốn thế, phải huy động mọi nguồn lực, khai thác mọi tiềm năng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của mọi thành phần kinh tế. Đảng viên phải lãnh đạo và gương mẫu thực hiện chủ trương này, một
mặt làm giàu cho bản thân và gia đình bằng lao động chính đáng của mình, mặt khác phải góp phần làm giàu cho xã hội, cho đất nước” [9, tr.358].
Vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân là một vấn đề chính trị - tư tưởng rất nhạy cảm và hệ trọng vì nó liên quan đến quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng. Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng ghi “đa số ý kiến nhất trí cao đối với vấn đề đảng viên làm
kinh tế tư nhân” [9, tr.356] và “đó là một bước tiến quan trọng trong nhận thức của chúng ta sau 20 năm đổi mới. Tuy nhiên… đây là vấn đề rất hệ trọng, nhạy cảm, cho nên có những ý kiến khác nhau, thậm chí gay gắt là điều dễ hiểu” [9, tr.358]. Vì vậy,
Đảng chủ trương cho đảng viên làm kinh tế tư nhân, nhưng với những quy định bảo đảm vừa phát huy khả năng làm kinh tế của đảng viên vừa giữ được tư cách đảng viên, không làm biến chất Đảng. Đảng viên làm kinh tế tư nhân không chỉ làm theo pháp luật của Nhà nước như một cơng dân bình thường, mà còn phải làm theo nghĩa vụ, trách nhiệm của đảng viên, phải chấp hành Điều lệ và những quy định cụ thể của Đảng.
Thực hiện theo tinh thần Đại hội X, tại Hội nghị lần thứ 3 BCHTW khoá X đã ban hành Quy định số 15-QĐ/TW ngày 28/08/2006 về đảng viên làm kinh tế tư nhân.
Trong Cương lĩnh sửa đổi bổ sung năm 2011 được thông qua tại Đaị hội XI, từ
bảy phương hướng ở Cương lĩnh năm 1991 đã phát triển thành tám phương hướng.
Tám phương hướng đó là: (1) Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước gắn
liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; (2) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; (3) Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; (5) Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; (6) Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; (7) Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; (8) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh [10, tr.72].
Quá trình trình nhận thức của Đảng ta về xây dựng CNXH ở Việt Nam qua tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XI được thể hiện rõ nhất qua các văn kiện Đại hội, đặc biệt là trong Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011. Ngồi ra chúng ta có thể nghiên cứu vấn đề này trong bản Báo cáo chính trị của BCHTW các khố trình tại Đại hội. Đây đều là những văn kiện Đảng cực kỳ quan trọng, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Đảng
đối với đất nước ta. Nguồn tài liệu này đều đã được xuất bản thành các tập văn kiện Đảng và trên các phương tiện thông tin đại chúng để đông đảo quần chúng nhân dân cũng như tất cả ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu đều có thể được đáp ứng.
2.2.4. Nguồn sử liệu phản ánh sự kiên định của Đảng về mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam