- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
2.2.5.3. Về lĩnh vực về văn hóa, xã hộ
Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng là nguồn sử liệu nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về văn hóa – xã hội. Điều này được thể hiện thông qua một số vấn đề như sau:
Tại Đại hội VI, Đảng ta tập trung bàn luận và đề ra các chủ trương, định hướng về vấn đề đổi mới nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, đổi mới tư duy kinh tế là trọng tâm còn nội dung đổi mới về văn hóa mới chỉ nêu được ý tưởng ban đầu mang tính gợi mở. Đại hội đặt ra yêu cầu đối với hoạt động văn hố, văn nghệ đó là “Cơng tác văn hố, văn học, nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng. Mỗi hoạt
động văn hoá, văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ XHCN và trình độ thẩm mỹ của nhân dân” [3,
tr. 91]. Đến Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Văn học, nghệ thuật là một bộ
phận quan trọng trong nền văn hố, gắn bó với đời sống nhân dân và sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo” [4, tr. 83]. Cũng trong Đại hội VII, vai trò của việc xây dựng
gia đình văn hố được thể hiện khá rõ. Đại hội khẳng định “Xây dựng gia đình văn hố mới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống…” [4, tr. 83]. Cụ thể hoá tư tưởng tại Đại hội VII, Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã thể chế hoá sự đổi mới tư duy của Đảng về vai trị, vị trí của văn hố, nêu rõ quan điểm chủ đạo của Nhà nước ta về văn hoá. Đại hội VIII khẳng định “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội [7, tr. 110]
Báo cáo Chính trị của BCHTW khóa VII tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII khẳng định đường lối: “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Báo cáo khẳng định“Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và
phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh cho sự phát triển xã hội” [7, tr. 110, 111]. Cụ thể hoá đường lối của Đại
hội VIII, Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII đã ban hành Nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể khẳng định đây là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về văn hố trong thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy về văn hoá của Đảng ta.
Tiếp tục thực hiện đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta chủ trương hướng mọi hoạt
động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, động viên và phát huy sức mạnh của tồn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Văn kiện Đại hội IX nhấn mạnh: “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội” [8,
tr. 114]. Tiếp đó, Đảng ta đã cụ thể hóa với những tiêu chí rõ ràng hơn: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo... phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [8, tr. 114]. Văn kiện định hướng
việc đẩy mạnh phong trào“Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” [8, tr. 116] và tư tưởng này được Đại hội X và Đại hội XI kế thừa và tiếp tục phát triển “Tiếp tục
củng cố và xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả” [10, tr. 41].
Đặc biệt lần đầu tiên trong văn kiện Đảng đề cập đến vấn đề “Bảo vệ và phát
huy giá trị của tài liệu lưu trữ” [9, tr. 107]. Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội X, ngày
02/03/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và đến ngày 11/11/2011, Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ. Qua đó, cơng tác lưu trữ của các cơ quan, đơn vị được tăng cường, phát triển và ngày càng chuyên sâu. Tổ chức bộ máy lưu trữ được kiện toàn; trình độ cơng chức, viên chức làm công tác lưu trữ ở các cấp các ngành có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Qua 25 năm đổi mới, lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hoá – xã hội đã đạt được những kết quả quan trọng. Những tiến bộ trong giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; sự khởi sắc trong hoạt động văn hố, văn nghệ, truyền thơng đại chúng, bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá; sự tăng cường các thiết chế văn hoá cơ sở… làm cho đời sống tinh thần của con người, xã hội từng bước được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”, “Xây dựng nơng thơn mới” và các phong trào xố đói, giảm nghèo đền ơn đáp nghĩa… đạt những kết quả tích cực, tạo mơi trường tốt để nuôi dưỡng, phát huy những giá trị nhăn văn của dân tộc. Nguồn lực Nhà nước, của xã hội đầu tư cho văn hoá được nâng lên; hệ thống thiết chế văn hoá từ Trung ương đến cơ sở được xây dựng, từng bước hoàn thiện và phát huy tác dụng. Giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá được mở rộng, bước đầu góp phần làm phong phú hơn đời sống văn hố trong nước và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài.
Nếu như ở Đại hội VI, Đảng ta đặt nội dung giáo dục với tư cách là một bộ phận của chính sách xã hội thì tại Đại hội VII, Đảng ta đặt nội dung giáo dục gắn liền với khoa học, văn hóa, chính sách xã hội. Bên cạnh đó, đổi mới giáo dục - đào tạo còn
được thể hiện rõ trong các quan điểm hiện đại hóa một bước nội dung, phương pháp giáo dục; đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại hình trường lớp; từng bước hình thành loại hình đào tạo và loại hình trường lớp; từng bước hình thành những trường bán công, dân lập, tư thục [4, tr.79, 82].
Quán triệt mục tiêu giáo dục - đào tạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã nêu rõ các quan điểm chỉ đạo: Thứ nhất, cùng với khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo phải là quốc sách hàng đầu. Thứ hai, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thứ ba, giáo dục - đào tạo phải gắn với yêu cầu của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại. Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức đào tạo và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2006) đã chủ trương: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Định hướng bao trùm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Tuy những nội dung thay đổi tư duy về văn hoá – xã hội chưa được thể hiện nhiều trong các văn kiện, nhưng đây là những quan điểm, những định hướng mang tính chỉ đạo, là căn cứ để Nhà nước ban hành văn bản cụ thể để phát triển, bảo tồn và quản lý về các hoạt động văn hố. Nếu như nghiên cứu dưới góc độ chủ trương, định hướng thì trong văn kiện đã thể hiện rất rõ cịn nếu nghiên cứu dưới góc độ chính sách cụ thể, nhiệm vụ cụ thể và những kết quả đạt được như lĩnh vực kinh tế thì phải nghiên cứu ở tài liệu các phông khác như phân phông BCHTW, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương… Văn hoá – xã hội là một vấn đề khá nhảy cảm, khơng có một chuẩn mực hay thước đo nào có thể đo, đếm được giá trị văn hoá cũng như chuẩn mực đạo đức của con người. Chính vì vậy, khi nghiên cứu nguồn sử liệu này dưới góc độ văn hố – xã hội, người nghiên cứu cần nghiên cứu thêm nhiều nguồn sử liệu khác để có cái nhìn tổng qt hơn về sự thay đổi tư duy của Đảng ta trên lĩnh vực văn hoá, xã hội.