- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
2.2.5.1. Về lĩnh vực chính trị
- Về hệ thống chính trị
Từ Hội nghị Trung ương 6 khố VI, Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm hệ
thống chính trị thay cho hệ thống chun chính vơ sản mà Đảng ta hay dùng trước đó.
Cương lĩnh năm 1991 khẳng định: “Tồn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [5, tr.19]. Báo cáo chính trị tại Đại
hội VII chỉ rõ: thực chất của cơng cuộc đổi mới và kiện tồn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới [4, tr.90].
Đại hội VIII của Đảng bắt đầu tổng kết những kinh nghiệm và bài học đầu tiên của việc đổi mới hệ thống chính trị. Đại hội chỉ ra rằng trong việc đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam, chúng ta đã đi những bước thận trọng và vững chắc, bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề cấp bách và chín muồi, nhưng phức tạp. Đó là những vấn đề đối nội và đối ngoại, đổi mới nhưng không được đổi mầu, xác định nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội, xác định rõ mỗi bước trưởng thành của hệ thống chính trị địi hỏi phải có sự cải tiến mạnh bạo, nhưng khơng sa đà, không được phép phạm sai lầm trong việc hoạch định đường lối, chính sách [7, tr. 71].
Đảng xác định hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể nhân dân (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
Đảng ta xác định: đổi mới hệ thống chính trị chính là thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ chính là xây dựng và hồn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN [4, tr.90]. Muốn đạt được điều đó thì bộ máy nhà nước cũng phải thay đổi cho phù hợp với đổi mới chính trị. Vấn đề đổi mới bộ máy nhà nước đã được Đại hội VI khởi xướng. Đại hội xác định “phương hướng” chung về xây dựng Nhà nước là “Xây dựng và thực hiện
một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp” [3, tr.118]. Đến Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục khẳng định cải cách bộ
máy nhà nước theo hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân [4, tr.91]. Tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII (năm 1994) đã nâng lên thành “Xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Đây là điểm mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển trong tư duy và nhận thức lý luận của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Đến Đại hội VIII tiếp tục đặt vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [7, tr. 129]. Bên cạnh đó, vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước được coi là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm
trước mắt. Báo cáo chính trị xác định: “cơng cuộc cải cách hành chính phải dựa trên
cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính” [7,
tr.131]. Đại hội lần thứ IX của Đảng vẫn tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức và phát triển thêm cải cách hoạt động của Nhà nước nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng [8, tr.131]. Và vấn đề này tiếp tục được Đại hội lần thứ X và lần thứ XI thực hiện và phát triển.
- Về công tác xây dựng Đảng
Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng chính bản thân mình, bởi lẽ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Từ lãnh đạo cách mạng trong điều kiện chưa có chính quyền đến khi trở thành Đảng cầm quyền và trở thành một chính đảng duy nhất; từ lãnh đạo chiến tranh là chủ yếu đến lãnh đạo xây dựng đất nước trong hồ bình, sự lãnh đạo của Đảng ln phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam chúng ta. Trong quá trình đổi mới đất nước, việc xây dựng Đảng diễn ra trong những điều kiện khác hẳn trước ở cả trong và ngồi nước. Chính vì vậy, ngay từ khi mở đầu thời kỳ đổi mới, Đại hội VI của Đảng đã nêu ra bốn nội dung cần đổi mới: “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới
tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đội mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác” [3, tr. 124]. Những nội dung đổi mới ấy đã được
thể hiện trong thực tiễn xây dựng Đảng trong những năm qua.
Với ý thức trách nhiệm vì dân, vì nước, tại Đại hội VI, Đảng đã dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của mình, nêu các nội dung đổi mới công tác xây dựng Đảng: “Sau ĐHĐBTQ của Đảng, cần có kế hoạch tiến hành cuộc vận động làm trong
sạch Đảng, khắc phục những hiện tượng hư hỏng trong bộ máy nhà nước, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội” [3, tr140].
Tại Đại hội VII, Đảng ta đã xác định ngày càng rõ hơn và đầy đủ hơn về nền tửng tư tưởng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
định khái niệm, nguồn gốc, nội dung, vị trị, vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại; là tài sản tinh thần vơ cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi [8, tr.84].
Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 chỉ rõ: Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên [10, tr. 66].