Khái niệm sử liệu và phương pháp sử liệu học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 42)

- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:

2.1.1. Khái niệm sử liệu và phương pháp sử liệu học

Sử liệu: Theo nhà sử học Ba Lan Tôpôn ski định nghĩa: “Sử liệu là mọi nguồn gốc

của nhận thức lịch sử (trực tiếp và gián tiếp), tức là mọi thông tin về quá khứ xã hội bất kỳ chúng nằm ở đâu, cùng với những gì mà chúng truyền đạt bằng kênh thông tin”.

Phương pháp sử liệu học: là cách thức để chứng minh tính xác thực, độ tin cậy của tài liệu thơng qua đặc điểm bên ngồi và nội dung bên trong của tài liệu. Đặc điểm của tài liệu thể hiện tài liệu đó được sản sinh vào thời kỳ nào thơng qua văn phong, kỹ thuật chế tác, phương tiện mà nó truyền tải… tài liệu đó được viết trên giấy gì, chất liệu ra sao, tài liệu đó cũng có thể được viết trên vỏ cây, lá cây hay được khắc trên đá, viết trên tường như thời xa xưa… Thông qua đặc điểm của tài liệu, người nghiên cứu lịch sử sẽ biết được giá trị nội dung thông tin và giá trị về hình thức bên ngồi của tài liệu đó đến đâu.

Chúng tơi sử dụng phương pháp này trong luận văn để chứng minh tài liệu các phông lưu trữ Đại hội Đảng đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương là một trong những nguồn sử liệu gốc có độ tin cậy và độ chính xác cao thơng qua chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu, bút tích sửa trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước… Cũng qua phương pháp sử liệu học, chúng tôi nhận thấy một số văn bản của phông Đại hội VI và Đại hội VII còn chưa đầy đủ yếu tố thể thức như: chưa có số, ký hiệu, thời gian hình thành tài liệu, tác giả văn bản, đặc biệt là một số văn bản thiếu dấu và chữ ký…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)