- Các cơ quan khi Đại hội diễn ra:
2.3. Một số đặc điểm của nguồn sử liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trên đây chúng tơi đã phân tích những giá trị của nguồn sử liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng, tuy nhiên để khai thác, sử dụng nguồn sử liệu này thì cần chú ý một số đặc điểm cơ bản sau đây:
2.3.1. Về nội dung, thành phần tài liệu của từng phông
Trong Kho Lưu trữ Trung ương hiện đang lưu giữ tương đối đầy đủ nội dung, thành phần tài liệu hình thành trong quá trình tổ chức từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng như: tài liệu về chuẩn bị, diễn biến và kết thúc Đại hội. Được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo cũng như lãnh đạo các cơ quan có trách nhiệm giúp Đại hội từ khâu chuẩn bị đến tiến hành Đại hội nên tài liệu đã được thu thập ngay sau khi Đại hội kết thúc, với đầy đủ từ bản dự thảo các văn kiện (qua các lần dự thảo) đến khi ban hành
chính thức, từ đơn thư góp ý đến thư, điện chúc mừng Đại hội, từ tài liệu phản ánh về quá trình chuẩn bị nhân sự Đại hội đến tài liệu phản ánh về việc bầu cử và kết quả bầu cử bộ máy lãnh đạo Đảng giữa hai kỳ Đại hội… được thu thập khá đầy đủ (trừ một số ít tài liệu vì lý do khách quan nên chưa thu được hết như chúng tơi đã trình bày ở phần Mức độ hồn chỉnh của phơng ở Chương I của Luận văn). Và hiện tại các tài liệu này đều đã được tổ chức khoa học và tổ chức khai thác sử dụng cho các nhu cầu khác nhau của độc giả.
2.3.2. Về độ chính xác của các tài liệu gốc với các xuất bản phẩm được cơng bố
Trong q trình thực hiện viết luận văn này, chúng tôi đã đối chiếu nội dung các văn kiện ĐHĐBTQ của Đảng được xuất bản với các bản dự thảo cuối cùng (sau khi đã tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến góp ý tại từng kỳ Đại hội) và chúng tôi thấy rằng: Về cơ bản các cuốn văn kiện xuất bản là trùng khớp nội dung với các bản dự thảo gốc.
Ví dụ: Trong bản Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 (văn kiện trình tại Đại hội XI): Phần chú thích ở trang 104 của Văn kiện Đảng lần thứ XI do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011 là đã được sửa theo đúng nguyên bản gốc, cụ thể: trong bản dự thảo cuối cùng, câu đó như sau: “Khơng kể số giường bệnh của các trạm xá cấp xã” [35, tr. 94], từ trạm xá đã được Tổng bí thư sửa thành trạm y
tế và điều này đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sửa chữa theo đúng như bản
dự thảo gốc: “Không kể số giường bệnh của các trạm y tế cấp xã” [10, tr.104]. Hay
như ở trang 141, 142 của Văn kiện trên, trong bản dự thảo là: “Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [35, tr. 114]. Sau đó đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sửa: bỏ từ “rành mạch”, từ “chặt chẽ, có hiệu quả” được thay bằng từ “và kiểm soát”. Sau khi sửa câu trên được viết lại như sau: “Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” đúng như trong cuốn Văn kiện xuất bản.
Để có được kết quả trên theo chúng tơi là do sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nên các tài liệu được thu thập rất đầy đủ. Nếu khơng có sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, Cục Lưu trữ sẽ rất khó có thể tiến hành thu thập được đầy đủ và nhanh chóng như vậy. Sự đầy đủ của tài liệu sẽ giúp nhà nghiên cứu thấy được sự vật hoàn chỉnh hơn, phản ánh vấn đề đầy đủ và chính xác hơn. Sự quan tâm của lãnh đạo được thể hiện bằng việc văn bản hoá thành quy định về thu thập tài
liệu và thành lập các phông lưu trữ tài liệu Đại hội. Từ Đại hội VII trở đi, ngay sau khi Đại hội kết thúc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều ban hành các Quyết định về việc tập trung tài liệu để lập Phông lưu trữ cho từng Đại hội. Trong các quyết định này quy định rất rõ về việc giao trách nhiệm cho Văn phòng TW thu thập tài liệu, văn kiện để thành lập phông Lưu trữ Đại hội; quy định các tiểu ban chuẩn bị văn kiện, chuẩn bị nhân sự, tổ chức phục vụ, các cơ quan tham gia phục vụ Đại hội phải lập hồ sơ về phần việc được Trung ương phân công và giao nộp những hồ sơ đó cho Văn phịng Trung ương; đồng thời trong Quyết định còn quy định cụ thể các phông lưu trữ này được bảo quản tại Văn phòng Trung ương.
2.3.3. Về văn phong của tài liệu
Tài liệu lưu trữ thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng là những tài liệu thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với đất nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Qua chủ trương, đường lối của Đảng sẽ được cụ thể hoá bằng các văn bản như Cương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết, Báo cáo… đây đều là những văn bản mang tính chính thống, nó quyết định vận mệnh đất nước, định hướng đất nước. Đất nước phát triển ra sao, phát triển như thế nào là do sự định hướng của Đảng. Do đó văn bản của Đảng sử dụng văn phong chính luận. Cũng chính vì tầm quan trọng của nó mà trước khi trình Đại hội thơng qua các văn kiện thì các bản dự thảo văn kiện này đã được thảo luận, góp ý qua rất nhiều cấp khác nhau, từ Trung ương đến địa phương, từ đông đảo quần chúng nhân dân đến các đội ngũ trí thức, Việt kiều ta ở nước ngồi… và BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Ban Bí thư cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc góp ý kiến vào các bản dự thảo văn kiện này để bổ sung, hồn chỉnh làm cho các văn kiện trình Đại hội thật sự là kết tinh trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân, đồng thời để chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn cho phù hợp.
Thông qua định hướng của Đảng tại Đại hội mà các cơ quan Nhà nước cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đường lối của Đảng và quản lý đất nước. Do đó, văn phong trong các văn kiện phải cơ đọng, xúc tích, mang tính định hướng cao và đặc biệt phải rất chính xác.
Chẳng hạn như: Đại hội VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (gọi tắt là Cương lĩnh 1991). Trong bản Cương lĩnh năm 1991 đã xác định rõ nội dung và tính chất của thời đại và làm nổi bật hai nội dung cơ bản. Một là: Quan niệm tổng quát về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Hai là: Những phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH ở nước ta. Cương lĩnh đã thể hiện những nhận thức mới của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước
ta, đặt cơ sở cho sự phát triển nhận thức lý luận về CNXH ở Việt Nam trong các nhiệm kỳ đại hội sau đó, nhất là Đại hội X và Đại hội XI của Đảng. Thể chế hoá Cương lĩnh năm 1991, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 1992 để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng của nước ta trong một giai đoạn nhất định. Do đó văn phong được sử dụng trong Cương lĩnh phải cực kỳ chính xác.
Thông qua văn phong được sử dụng trong các văn kiện Đại hội cịn thể hiện q trình phát triển nhận thức của lãnh đạo Đảng ta. Chẳng hạn như thuật ngữ “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” xuất hiện trong văn kiện Đại hội VII [4, tr. 96] là do
có sự kế thừa và phát triển từ thuật ngữ “Đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”
lần đầu tiên xuất hiện ở Đại hội VI [3, tr.124]. Đến Đại hội VII đã điều chỉnh thành
“Đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách công tác”. Chúng ta có thể hiểu,
Phương thức lãnh đạo là thuộc về tổ chức đảng, cịn phong cách cơng tác là thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng tức là đòi hỏi phải xác định cách lãnh đạo thích hợp đối với hệ thống chính trị và tồn xã hội.
Trong cuốn “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội XI của Đảng” do các tác giả Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên) đã chỉ rõ: “Phương thức lãnh đạo của Đảng là những cách thức, hình thức, biện pháp gắn với
những quan điểm và nguyên tắc xác định, được các tổ chức đảng, các cấp uỷ đảng lựa chọn và sử dụng để tác động vào những đối tượng lãnh đạo của Đảng, với tính chất là chỉ đường, hướng dẫn cho những đối tượng đó thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Cịn phong cách cơng tác (hay tác phong) là lề lối làm việc, cung cách, cách thức, phong thái của một cán bộ, đảng viên, thể hiện trong những hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao”. [70, tr.124].
Như vậy có thể thấy nếu dùng thuật ngữ “Phong cách lãnh đạo” sẽ khơng
chính xác bằng thuật ngữ “phương thức lãnh đạo”. Sự thay đổi câu chữ trên cho
chúng chúng ta thấy rằng: từng câu, từng chữ trong văn kiện đều được lựa chọn và cân nhắc rất kỹ để sao cho thật đúng và chính xác.
2.3.4. Về mức độ hồn chỉnh của phơng
Mặc dù, công tác thu thập tài liệu sau khi Đại hội kết thúc đã được thực hiện tương đối tốt nhưng vẫn cịn tình trạng thiếu một số nhóm tài liệu trong phơng do xác định ranh giới tài liệu giữa các phông chưa rõ ràng. Ngồi nhóm tài liệu phơng Đại hội VI, Đại hội VII còn thiếu do đang nằm ở một số phơng khác trong Kho (như đã trình bày ở phần mức độ hồn chỉnh của phơng ở Chương 1) thì cịn thiếu một số bản dự thảo Cương lĩnh năm 1991 hay như Quyết định thành lập Tiểu ban sửa đổi, bổ sung Điểu lệ Đảng ở Đại hội VI.
Ngoài ra, khi nghiên cứu nguồn sử liệu này độc giả cũng cần so sánh, đối chiếu giữa
Như đã nói ở trên, chúng tơi dùng từ “về cơ bản…” chứ không khẳng định là tất cả đều đúng với bản dự thảo gốc là do trong q trình nghiên cứu, chúng tơi thấy đơi chỗ trong các văn kiện khác vẫn còn sự khác nhau giữa văn kiện xuất bản với bản dự thảo gốc. Điều này được thể hiện ở một số ví dụ cụ thể như:
Ví dụ 1: tại trang 267 của văn kiện Đại hội XI xuất bản công khai, bản Báo cáo tiếp thu giải trình của Đồn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các Đại biểu đối với các văn kiện Đại hội XI của Đảng bên dưới có dịng chữ “Do đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính
trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khố X trình bày ngày 18 tháng 1 năm 2011”
[10, tr.267]. Và khi chúng tôi đối chiếu với bản gốc cuối cùng mang đi in thì câu này nguyên bản như sau: “do đồng chí Trương Tấn Sang trình bày ngày 18 tháng 01 năm 2011”,
Cũng ở chính văn bản trên, câu: “Một số ý kiến cho rằng, nhiều chỉ tiêu cụ thể đề ra là
do cao quá, khó thực hiện trong điều kiện phải phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền
vững, nâng cao chất lượng tăng trường” ở bản dự thảo gốc [35, tr. 202], nhưng trong văn
kiện xuất bản câu đó như sau: “Một số ý kiến cho rằng, nhiều chỉ tiêu cụ thể đề ra là do cao
quá, khó thực hiện trong điều kiện vừa phải phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, vừa phải nâng cao chất lượng tăng trường;” [10, tr. 285]. Trong bản gốc dự thảo văn
kiện thì từ “vừa” và “vừa phải” đã được gạch bỏ, nhưng trong văn kiện Đảng Đại hội XI khi xuất bản cơng khai vẫn có.
Ví dụ 2: Trong bản dự thảo gốc Báo cáo của BCHTW tại Đại hội VI về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986 – 1990 có đoạn viết:
“Bước vào 5 năm này, bên cạnh những thành tựu quan trọng về phát triển sản xuất,… Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng quá chậm so với yêu cầu và khả năng thực tế” [21, tr.147], từ
“quá chậm” sau đó đã được người có trách nhiệm sửa thành “tăng thấp” [21, tr.147] nhưng trong bản Văn kiện xuất bản cơng khai từ đó là “tăng chậm” [3, tr.148].
Chính vì vậy, khi nghiên cứu độc giả phải sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau và rất cần các bản tài liệu gốc để so sánh đối chiếu.
Tiểu kết chương 2
Từ việc phân tích giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ Đại hội, chúng tôi thấy rằng, đây là khối tài liệu thực sự cần thiết và rất có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, lịch sử từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng nói riêng. Thơng qua khối tài liệu này các nhà nghiên cứu có thể dựng lại bức tranh tồn cảnh về quá trình tổ chức một kỳ ĐHĐBTQ của Đảng bất kỳ một cách dẽ dàng và đầy đủ. Trong thực tiễn các nhà nghiên cứu lịch sử hay các độc giả thường hay khai thác khối tài liệu này để phục vụ chính cơng việc hàng ngày của mình, cũng như phục vụ chính cho các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng sau và trong đó có một số yêu cầu khai thác phục vụ chính việc viết lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy có thể nói, giá trị sử liệu của các tài liệu lưu trữ này bước đầu đã được mọi người nhìn nhận và quan tâm. Vậy với những giá trị mà những tài liệu này phản ánh thì cơng tác phát huy giá trị của chúng trong thời gian qua như thế nào, chúng đã phát huy tối đa giá trị của mình hay chưa?. Vấn đề này sẽ được chúng tơi trình bày tại Chương 3 của luận văn.
Chương 3