Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành
4.1.3. Bảo đảm an toàn lao động – vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội
4.1.3.1. Bảo đảm an toàn lao động – vệ sinh lao động
Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn luôn là một nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về cải thiện điều kiện lao động. Tiến hành nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ngành Y tế:
Tuy ở các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung các doanh nghiệp thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động tốt. Một số nội dung các doanh nghiệp thực hiện khá tốt như: trang bị phương tiện bảo vệ các nhân cho NLĐ, chăm lo cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện lao động: máy móc thiết bị, không gian, độ thoáng, độ sáng, chống ồn,… nhà xưởng, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ Y tế cho NLĐ; hầu hết các DN đều có tủ thuốc, trang bị phương tiện sơ cấp cứu tại chỗ và có nhân viên Y tế trực theo ca sản xuất, một số DN có phòng Y tế; các máy móc thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn đều được kiểm định và đăng ký; NLĐ được hướng dẫn về an toàn lao động.
Điều 10, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau: 1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ Công đoàn và người lao động.
7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật này; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì Công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 của Luật này để tiến hành điều tra.
9. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh.
10. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại điều này khi được người lao động ở đó yêu cầu.
Tỷ lệ tại nạn lao động ở các doanh nghiệp ngành Y tế. Theo báo cáo của Sở Lao động – TB và XH giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn có 09 vụ tai nạn lao động và được đánh giá qua bảng số liệu thu thập thông tin bảng 4.5 sau:
Bảng 4.5. Số lượng các vụ tai nạn tại các doanh nghiệp ngành Y tế
Nội dung Đơn vị tính 2016 2017 2018
Số vụ tai nạn lao động Vụ 3 2 4 Số người chết Người 0 0 0 Số người bị thương Người 5 3 8
Nguồn: Công đoàn ngành Y tế (2018)
Qua bảng 4.5 ta thấy: Bên cạnh các DN ngành Y tế thực hiện khá tốt tác an toàn - vệ sinh lao động. Từ những thực tế ở trên Công đoàn ngành Y tế và Công đoàn các DN luôn chú trọng trong công tác an toàn vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Có 100% cán bộ Công đoàn cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm trang bị những kiến thức giúp cho người lao động biết cách tự bảo vệ mình, xây dựng đội ngũ báo cáo viên Công đoàn các cấp, duy trì tốt hoạt động tư vấn pháp luật, kiện toàn mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV), hoạt động tuyên truyền được ưu tiên cho người lao động trực tiếp tại doanh nghiệp
trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ năm 2016 - 2018, Công đoàn ngành Y tế với chuyên môn tổ chức tuyên truyền được 43 lớp, cho 748 lượt người, căng treo 68 băng zôn, khẩu hiệu; Trang bị tủ sach pháp luật về An toàn vệ sinh lao động qua bảng 4.6:
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về quản lý hoạt động của Công đoàn cơ sở về điều kiện làm việc của người lao động (N= 164)
Đơn vị tính: %
Điều kiện làm việc Lựa chọn (Người)
Tỷ lệ (%)
Tham gia tổ chức tập huấn về An toàn vệ sinh lao động 164 100 Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế
hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm An toàn vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động.
164 100 Công tác tuyên truyền, giáo dục 164 100 Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề
liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về An toàn vệ sinh lao động.
145 95 Kiến nghị với người sử dụng lao động các biện pháp bảo đảm
An toàn vệ sinh lao động. 150 97
Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác An toàn vệ sinh lao động.
110 100 Nguồn: Kết quả khảo sát (2018)
- Qua bảng 4.6 ta thấy: 100% cán bộ Công đoàn cơ sở tham tập huấn về ATVSLĐ: Tập huấn ban chấp hành CĐCS để họ nắm chắc kiến thức về ATVSLĐ. Từ đó có thể giải đáp những vướng mắc khi CNLĐ hỏi và đòi hỏi quyển lợi cho NLĐ khi chủ doanh nghiệp chưa thực hiện đúng pháp luật về ATVSLĐ. 100% cán bộ Công đoàn tham gia công tác kiểm tra, đánh giá ATVSLĐ: Công đoàn ngành Y tế chỉ đạo CĐCS phối hợp với giám đốc doanh nghiệp tổ chức huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho người lao động, thực hiện công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ của các tổ đội phân xưởng sản xuất,...
- Thực hiện phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, hàng năm Công đoàn ngành Y tế có văn bản chỉ đạo CĐCS thực hiện công tác tự kiểm tra,
chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện phong trào, biểu dương khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc đã có 2 tập thể, 3 cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen; 3 tập thể, 6 cá nhân được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”. 97% cán bộ Công đoàn cơ sở tham gia vào hoạt động thương lượng với chủ lao động về điều kiện làm việc, không gian làm việc tại cơ sở đánh giá qua bảng số liệu thu thập thông tin mức độ hài lòng của người lao động qua bảng 4.7 sau:
Bảng 4.7. Mức độ hài lòng của Người lao động về hoạt động của Công đoàn cơ sở (N= 164)
Đơn vị tính: %
Điều kiện làm việc Rất hài lòng Hài lòng BT
Không hài lòng Rất không hài lòng
Tham gia tổ chức tập huấn về ATVSLĐ 10 55 21,6 2,5 1,2 Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ cải thiện điều kiện lao động.
5,4 14,6 40,6 29,6 9,5 Công tác tuyên truyền, giáo dục 5,0 12,3 44,7 25,5 12,3 Đối thoại với người sử dụng lao động để
giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về ATVSLĐ.
25,0 32,3 25,6 11,9 5,0 Kiến nghị với người sử dụng lao động
các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ. 4,1 12,7 50,2 26,9 5,9 Phối hợp với người sử dụng lao động tổ
chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ.
9,4 42,5 30,9 10,3 6,7 Nguồn: Kết quả khảo sát (2018)
Qua bảng 4.7 ta thấy: Hàng năm, CĐ trong các DN cơ sở theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện việc đảm bảo An toàn vệ sinh lao động (số lượng và chất lượng) và khó khăn, vướng mắc phát sinh; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, huyện thanh - kiểm tra việc thực hiện pháp luật LĐ; các đoàn công tác phụ trách cơ sở của LĐLĐ tỉnh kiểm tra, đôn đốc. Nhờ đó,
việc đảm bảo An toàn vệ sinh lao động được đảm bảo hơn.
Mặc cùng đã có nhiều lỗ lực trong công tác đảm bảo An toàn vệ sinh lao động tuy nhiên hoạt động quản lý cũng gặp phải không ít những hạn chế bất cập cụ thể:
Hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động hiện đang được quy định trong nhiều văn bản luật và nhiều văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành; hệ thống quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động chậm được rà soát chuyển đổi và ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới; đối tượng điều chỉnh trong Bộ luật lao động hiện nay chỉ điều chỉnh, áp dụng đối với hoạt động lao động có quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Trong khi đó, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến cả những đối tượng không thuộc phạm vi trên.
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu và yếu, bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ. Tổ chức bộ máy của Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động của Nhà nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ Thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng; thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động nằm trong Thanh tra chung nên còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động ngày càng ít, có địa phương không có; việc quản lý môi trường lao động, quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động còn rất hạn chế, số nơi làm việc, người lao động trong diện quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với người sử dụng lao động, người lao động không chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động.
Việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà nước. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động của các địa phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn; công tác quản lý huấn luYện còn
lỏng lẻo; việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động không còn phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp mới.
4.1.3.2. Bảo hiểm xã hội
Hằng năm, Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện trong các Công đoàn cơ sở trong các Doanh nghiệp ngành Y tế về BHXH, BHYT. Nhiều Công đoàn cơ sở trong các Doanh nghiệp ngành Y tế đã có kế hoạch cụ thể, phối hợp với BHXH tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các Ban, ngành của địa phương... để truyền thông, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT... động viên đoàn viên, người lao động tham gia BHXH, BHYT.
Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình và các cấp Công đoàn luôn xem công tác truyền thông là điều kiện hết sức quan trọng để bảo vệ quyền lợi và nâng cao ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi pháp luật cho đoàn viên và người lao động. Thường xuyên chỉ đạo các cấp Công đoàn quan tâm tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về pháp luật lao động nói chung và pháp luật BHXH, BHYT nói riêng cho đoàn viên, người lao động tham gia. Đặc biệt, những năm gần đây khi Luật BHXH 2014, Luật BHYT 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ được ban hành khá đầy đủ, kịp thời, đồng bộ thì công tác pháp luật của các cấp Công đoàn nói chung và hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật lao động, BHXH, BHYT cho cán bộ, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nói riêng càng có nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt. Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị thông tin đại chúng của tổ chức Công đoàn mở các chuyên trang, chuyên mục và đăng tải các tin, ảnh, bài viết truyền thông các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT. Biên soạn, in ấn và phát hành các tờ gấp, cẩm nang dành cho cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; giúp cán bộ Công đoàn thuận lợi trong việc truyền thông vận động đoàn viên, người lao động tham gia BHXH, BHYT. Tổ chức hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, các cuộc tọa đàm, hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách, pháp luật với người lao động về BHXH, BHYT, các cuộc tuyên truyền pháp luật lưu động cho công nhân khu nhà trọ thông qua tổ tự quản công nhân... Các hội nghị tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực cho đại biểu là cán bộ Công đoàn các cấp, trang bị cho họ các quy định của pháp luật về