Tham gia giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 63 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành

4.1.4. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động

Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp, các cấp Công đoàn phát huy hơn nữa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Trước hết, đối với Công đoàn cơ sở phải tích cực phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tốt hội nghị dân chủ đầu năm, đặc biệt chú trọng hình thức

dân chủ đối thoại tại nơi làm việc để CNLĐ được phát huy dân chủ ngay tại nơi mình làm việc, từ đó sẽ giải quyết cơ bản những vấn đề về việc làm, tiền lương, BHXH và thực hiện các chế độ mà pháp luật quy định; Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động thông qua những quy định trong thực hiện dân chủ cơ sở và hoạt động Ban thanh tra nhân dân; phát huy tốt chức năng phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn; Quan tâm, chú trọng đến công tác xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh trong doanh nghiệp, cùng với chủ doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua, xây dựng doanh nghiệp ngày một lớn mạnh; Chủ động đề xuất người sử dụng lao động tiến hành thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp; Kịp thời kiến nghị Công đoàn cấp trên đề nghị người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết các ý kiến, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ tư vấn pháp luật ở các cấp Công đoàn. Thông quan hoạt động tổ tư vấn pháp luật để tuyên truyền các nội dung quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nơi công nhân đang làm việc, việc chấp hành các chế độ, chính sách cho người lao động, điều kiện làm việc, môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp.., từ đó yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật lao động. Thường xuyên hướng dẫn cán bộ Công đoàn cơ sở tiến hành thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động.

Nguyên nhân dẫn đến phản ứng, ngừng việc lao động tập thể chủ yếu do người sử dụng lao động vi phạm các quy định pháp luật về lao động (chủ yếu về quyền của người lao động ), ngoài ra còn vi phạm về lợi ích của người lao động : Thời gian làm thêm giờ, tăng ca khá phổ biến trong ngày, tuần, tháng. Tính bình quân một doanh nghiệp thường tăng từ 2 đến 3 giờ/ ngày ,1 tháng người lao động thường chỉ được nghỉ 1- 2 ngày chủ nhật. Hầu hết các cuộc đình công xảy ra trên địa bàn tỉnh chủ yếu ở những doanh nghiệp chưa ký hợp đồng lao động với đa số người lao động , điều kiện lao động không đảm bảo, lương thấp, chưa thành lập tổ chức Công đoàn, hoặc đã thành lập tổ chức Công đoàn nhưng hoạt động yếu,

mờ nhạt; xây dựng thỏa ước lao động tập thể chỉ là hình thức, mang tính chất đối phó, hoạt động không có hiệu quả.

Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động không đầy đủ như: Đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Vi phạm các quy định về hợp đồng lao động, an toàn vệ sinh lao động; Khám sức khỏe định kỳ hàng năm; tập huấn định kỳ cho người lao động, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bữa ăn ca, giữa ca không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm,… chế độ nâng lương, bậc hàng năm không thực hiện, có công nhân lao động đã làm việc từ 5-7 năm không được nâng lương, nâng bậc … Một số phản ứng lao động tập thể ngừng việc và đình công còn có nguyên nhân người lao động bị người sử dụng lao động xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hoặc bị kích động … Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan, một bộ phận người lao động trình độ chuyên môn, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhận thức về pháp luật, chính sách còn hạn chế, chưa hình thành tác phong công nghiệp trong lao động, sản xuất. Quá trình giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể trên địa bàn tỉnh thời gian qua, hầu hết được giải quyết tương đối ổn thỏa, nhanh chóng trên cơ sở hòa giải , thương lượng của các bên có sự tham gia giải quyết kịp thời của Công đoàn ngành và các cơ quan chức năng trong tỉnh.Thông thường khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể, Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn ngành là nơi đầu tiên được người lao động tìm đến. Sau khi nhận được tin báo về tranh chấp lao động, Công đoàn cấp trên cơ sở thường cử đại diện đến doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến phản ánh của người lao động, người sử dụng lao động và tìm hiểu nguyên nhân khách quan, hiểu rõ thực chất những mâu thuẫn, nguyên nhân cơ bản sâu xa . Thu thập thông tin đồng thời giải thích cho người lao động, Yêu cầu người lao động không manh động đập phá nhà xưởng, máy, thiết bị giữ an toàn tuyệt đối cho cán bộ quản lý, chủ sử dụng lao động. Với các động thái thiện chí, cán bộ Công đoàn, người sử dụng lao động đã nhanh chóng, tập hợp người lao động trực tiếp đối thoại với người lao động, đại diện của người lao động. Sau khi đã tập hợp các ý kiến cơ bản, cụ thể cán bộ Công đoàn và người sử dụng lao động kiên trì đàm phán, thương lượng, định rõ thời gian thực hiện… có tình, có lý trên cơ sở pháp luật. Nhiều cuộc tranh chấp lao động, trước sự chứng kiến của tổ chức Công đoàn, chính

quyền địa phương vẫn “ làm ngơ” như không hiểu luật. Nhờ nắm bắt được các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, và phương pháp vận động tuyên truyền của cán bộ Công đoàn chủ sử dụng lao động đã phải nhượng bộ, giải quyết dứt điểm từng nội dung, những yêu cầu chính đáng của người lao động, nhất là các yêu cầu về lợi ích của người lao động: Tiền lương , tiền thưởng, BHXH, Hợp đồng lao động, các điều kiện lao động … Sau đó cán bộ Công đoàn phải thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động cho đến khi chủ sử dụng lao động thực hiện các cam kết đã thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ hợp pháp chính đáng của người lao động và tập thể người lao động. Thông qua các cuộc phản ứng lao động tập thể, đình công trên địa bàn tỉnh cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương chưa thường xuyên, biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật chưa triệt để. Việc phối hợp giải quyết, thanh tra, kiểm tra “hậu” tranh chấp lao động tập thể và đình công chưa có kế hoạch cụ thể, sâu sát để hướng dẫn người sử dụng lao động, NLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, thể hiện tính chất nghiêm minh của pháp luật. Tổ chức Công đoàn cần, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho người lao động, cán bộ, đoàn viên Công đoàn; đặc biệt, cán bộ Công đoàn cơ sở cần được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, trách nhiệm và bản lĩnh, xử lý tình huống khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa giữa các cơ quan quản lý lao động địa phương và tổ chức Công đoàn tuyên truyền đến các chủ sử dụng lao động, phát triển mối quan hệ hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa tổ chức Công đoàn với các cơ quan: Đài phát thanh truyền hình, Báo, Công an, Tư pháp…. các văn phòng tư vấn pháp luật ở địa phương, từng bước nâng cao hiệu quả tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tập thể, đình công bảo đảm kịp thời, đúng pháp luật bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động./.

Phòng ngừa tranh chấp lao động là việc làm cả người sử dụng lao động, người lao động, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động và tổ chức Công đoàn quan tâm. Vì vậy, tổ chức Công đoàn phát huy vai trò, chức năng của mình để góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 4.13.

Bảng 4.11. Số lượng các vụ tranh chấp được Công đoàn cơ sở hòa giải giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: vụ STT Nội dung Số vụ tranh chấp Số vụ hòa giải của CĐCS 1 Lương, BHXH và thu nhập khác 7 6 2 Điều kiện an toàn lao động 4 4

3 Vệ sinh lao động 4 3

4 Thời gian lao động 6 6

5 Về các nguyên nhân khác 2 2

Từ bảng số liệu 4.13 trên cho thấy: Công đoàn tại cơ sở đã tham gia hòa giải được 21/23 cuộc tranh chấp. Trong đó có 7/6 vụ tranh chấp liên quan đến lương, BHXH và các chế độ khác. Điển hình, năm 2017 lao động tại Công ty CP trang thiết bị Y tế tranh chấp vì nợ BHXH với số tiền gần 1 tỷ 500 triệu đồng. Công đoàn ngành đã làm việc với công ty và BHXH. Công ty đã thanh toán hơn 1 tỷ đồng cho BHXH.

6/6 vụ tranh chấp về thời gian lao động được Công đoàn tham gia hòa giải và đạt kết quả. Về điều kiện an toàn lao động Công đoàn chỉ tham gia hòa giải được 4/4 vụ. Về tranh chấp về vệ sinh lao động là 4/3 vụ.

Số người tham gia khảo sát về vai trò của tổ chức Công đoàn liên quan đến Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với các doanh nghiệp của tỉnh Hòa Bình qua bảng 4.12.

Bảng 4.12. Số người được hỏi về Công đoàn cơ sở Tham gia giải quyết tranh chấp lao động Đơn vị tính: người STT Chỉ tiêu Lao động N=164 Người sử dụng lao động N=23 Tính chung N=187

1 Điều kiện an toàn lao động 100,0 100,0 100,0 2 Thời gian lao động 99,4 82,6 97,3 3 Lương, BHXH và thu nhập

khác 100,0 100,0 100,0

Qua bảng khác 4.12 ta thấy: Người lao động và người sử dụng lao động rất quan tâm đến vấn đề về Điều kiện an toàn lao động, thời gian lao động và lương, BHXH và thu nhập khác.

Qua điều tra có thể thấy thực trạng Tham gia giải quyết tranh chấp lao

động trong các DN ngành Y tế

* Ưu nhược điểm khi Tham gia giải quyết tranh chấp lao động. - Ưu điểm:

Công đoàn cơ sở đã có nhiều nỗ lực trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Khi có tranh chấp lao động xảy ra, Công đoàn đã chủ động gặp gỡ người sử dụng lao động để thương lượng tìm giải pháp dàn xếp mâu thuẫn. Nhờ sự tham gia tích cực của Công đoàn mà nhiều tranh chấp lao động đã được hòa giải thành. Qua đó đã góp phần làm giảm số lượng quy mô, cường độ của các vụ đình công. Không chỉ tham gia giải quyết tranh chấp lao động bằng thương lượng, hòa giải, Công đoàn còn chủ động phối hợp tham gia giải quyết tranh chấp lao động cùng tòa án nhân dân. Nhiều vụ tranh chấp với sự tham gia nhiệt tình, hiệu quả của Công đoàn nên đã được hòa giải thành ngay tại tòa án.

- Nhược điểm:

Tuy nhiên, hầu hết các công ty thường cố tình làm ngơ vì cán bộ Công đoàn cơ sở là người làm thuê và nhận lương từ giới chủ, nếu không được sự cho phép thì cũng không dám tự ý đấu tranh. Cán bộ Công đoàn cũng phải lo làm việc của công ty để nhận lương nên không có thời gian đầu tư cho công tác Công đoàn. Do vậy hiệu quả hoạt động này của Công đoàn cơ sở phần lớn phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)