Đảm bảo tiền lương và thu nhập của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh

4.3.5 Đảm bảo tiền lương và thu nhập của người lao động

Thực tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang thực hiện chế độ cho cán bộ Công đoàn theo Quy định 1439/QĐ-TLĐ ngày 14/12/2011 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc quy định chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn cơ sở, phụ cấp cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở để cán bộ công đoàn yên tâm công tác qua bảng 4.23.

Qua bảng 4.23 ta thấy: Tuy nhiên, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ CĐCS quy định trích từ nguồn kinh phí của CĐCS, nếu chi phụ cấp cho cán bộ CĐCS đầy đủ thì không còn kinh phí để CĐCS hoạt động, nên nhiều đơn vị không thực hiện được. Bên cạnh đó có thể nói, mức quy định cho chế độ đãi ngộ cán bộ công đoàn cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đặc biệt là đối với khối ngoài nhà nước: lương chuyên môn hiện hưởng cao hơn nhiều lần mức độ phụ cấp công đoàn vì vậy

không đủ động lực để cán bộ công đoàn đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động

Bảng 4.23. Phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở

TT Đối tượng Hệ số phụ cấp Dưới 150 LĐ Từ 150 đến dưới 500LĐ Từ 500 đến dưới 2000 LĐ Từ 2000 đến dưới 4000 LĐ 1 Chủ tịch CĐCS 0,2 0,25 0,3 0,4 2 Phó chủ tịch CĐCS 0,15 0,2 0,25 0,3 3 Ủy viên BCH CĐCS 0,14 0,15 0,18 0,21 4 Tổ trưởng tổ CĐ 0,12 0,13 0,13 0,13 5 Ủy viên UBKT CĐCS,

Chủ tịch CĐ bộ phận 0,12 0,13 0,15 0,18 6 Kế toán CĐCS 0,14 0,15 0,18 0,21 7 Thủ quỹ CĐCS 0,12 0,13 0,13 0,13

Phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu CĐCS đang thu kinh phí công đoàn).

Nguồn: Tổng LĐLĐ Việt Nam (2011)

Do đó phải nâng cao Phụ cấp của cán bộ Doanh nghiêp để đảm bảođể cán bộ công đoàn đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động

Để nâng cao đời sống người lao động trong các doanh nghiệp, cần đảm bảo thực hiện tốt một số giải pháp sau: Thứ nhất, về tổng thể, phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, quan tâm đến người lao động, coi người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp. Thứ hai, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tiền lương nhất là quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2017 theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP. Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về tiền lương khu vực doanh nghiệp, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm. Thứ tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thương lượng, tham vấn, giám sát và tham gia kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về tiền lương.

Công đoàn đã xác định chủ đề hoạt động là “Năm vì lợi ích đoàn viên”. Vì vậy, việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)