Cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tới việc nâng cao vai trò của tổ chức Công

4.2.1. Cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm

Trình độ học vấn của cán bộ Công đoàn DN NQD được phân chia theo: Đại học và Sau Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp. Cụ thể trong bảng 4.18 sau:

Bảng 4.18. Tình hình cán bộ CĐ phân theo trình độ học vấn

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 BQ Tổng số cán bộ CĐ Người 342 352 339 102,9 96,3 99,6

1. Đại học, trên ĐH Người 126 158 168 125,4 101,2 113,3 Tỷ lệ % 36,8 44,9 49,6 122,0 110,5 116,3 2. Cao đăng Người 89 112 111 125,8 99,1 112,5 Tỷ lệ % 26,0 31,8 32,7 122,3 102,8 112,6 3. Trung cấp Người 85 53 42 62,4 79,2 70,8 Tỷ lệ % 24,9 15,1 12,4 60,6 82,1 71,4 4. Sơ cấp Người 42 29 18 69,0 62,1 65,6 Tỷ lệ % 12,3 8,2 5,3 66,6 64,6 65,6

Nguồn: Công đoàn ngành Y tế (2018)

Qua bảng số liệu 4.18 ta thấy: cán bộ CĐ chủ yếu có trình độ Đại học và Sau Đại học và tăng qua các năm. Năm 2016 là 126 người (36,8%), năm 2017 là 158 người (44,9%), năm 2018 là 168 người (49,6%). TĐPTBQ là 116,3%. Lực lượng cán bộ này chủ yếu được bố trí vào các bộ phận lãnh đạo, quản lý (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thường vụ CĐ). Cán bộ CĐ có trình độ Cao đẳng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, bình quân khoảng 112,6%. Tỷ lệ cán bộ CĐ có trình độ Trung cấp và Sơ cấp rất ít và giảm dần qua các năm.

Với trình độ học vấn của CBCĐ tương đối cao như vậy là điều kiện rất thuận lợi để CBCĐ áp dụng những kiến thức đã học tham gia vào quá trình hoạt động, giúp nâng cao hiệu quả của công tác CĐ trong DN.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn.

Song song với xây dựng kế hoạch, đề ra chỉ tiêu, phân công thực hiện, CĐN ngành Y tế Hòa Bình cũng chỉ đạo, định hướng cụ thể về nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cho các CĐCS trong các Doanh nghiệp. Trong đó CĐN ngành Y tế Hòa Bình tập trung triển khai những nội dung cơ bản như: Bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cơ bản về công tác CĐ, bồi dưỡng kỹ

năng hoạt động theo các chuyên đề và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ CĐ các cấp đáp ứng tình hình mới hiện nay; Tập huấn tác động của CPTPP đến tổ chức CĐ; những điểm mới của pháp luật liên quan đến cán bộ CĐ và người lao động; tập huấn các kỹ năng giải quyết tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng, kỹ năng giải quyết tranh chấp về kỷ luật lao động, giải quyết tranh chấp vụ án lao động về xử lý kỷ luật sa thải người lao động; kỹ năng tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp; kỹ năng thu kinh phí CĐ doanh nghiệp ngoài nhà nước qua 01 tài khoản của Tổng LĐLĐ Việt Nam... cho cán bộ CĐ cấp trên cơ sở và cán bộ CĐCS được thể hiện qua bảng 4.19.

Bảng 4.19. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác CĐ

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 BQ Nội dung đào tạo Người 342 352 339 115,0 108,0 111,4

1. Luật CĐ Số lượng Người 279 327 318 117,2 109,5 113,3 Tỷ lệ % 81,6 92,9 93,8 113,8 100,9 107,4 2. Bộ luật LĐ Số lượng Người 258 301 312 116,7 103,7 110,2 Tỷ lệ % 75,4 85,5 92,0 113,4 107,6 110,5 3. Kỹ năng thương lượng, đàm phán, ký kết TƯLĐTT

Số lượng Người 125 144 156 115,2 108,3 111,7 Tỷ lệ % 36,5 40,9 46,0 112,1 112,5 112,3 4. Kỹ năng giải quyết tranh chấp LĐ và đình công

Số lượng Người 136 158 183 123,5 108,9 116,0 Tỷ lệ % 39,8 44,9 54,0 112,8 120,3 116,6 5. Kỹ năng tuyên truyền

Số lượng Người 213 249 274 116,9 110,0 113,4 Tỷ lệ % 62,4 70,7 80,8 113,3 114,3 113,8 6. Kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào

Số lượng Người 206 242 258 117,5 106,6 111,9 Tỷ lệ % 60,2 68,8 76,1 114,3 110,6 112,5 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng số liệu 4.19 ta thấy: nhìn chung cán bộ CĐ đều được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về về Luật CĐ, Bộ Luật LĐ, kỹ năng tuyên truyền, vận động, tổ chức các hoạt động phong trào chiếm tỷ lệ tương đối cao cao và ổn định qua các năm. Tuy nhiên, kỹ năng thương lượng, đàm phán, ký kết TƯLĐTT và kỹ năng giải quyết tranh chấp, đình công chiếm tỷ lệ cao (bình quân là 112,3% và 116,6%). Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn.

Do đặc điểm phổ biến của đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở khu vực NQD là kiêm nhiệm, thời gian đầu tư cho công tác CĐ bị hạn chế, số lượng luôn biến động qua các kỳ Đại hội và ngay cả trong công việc chuyên môn, gây khó khăn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên kỹ năng hoạt động CĐ của cán bộ CĐ cơ sở còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)