Sự tham gia ủng hộ của Công đoàn viên và người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 80 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tới việc nâng cao vai trò của tổ chức Công

4.2.4. Sự tham gia ủng hộ của Công đoàn viên và người lao động

Theo tổng hợp và xử lý số liệu điều tra 110 NLĐ tại 11 DN NQD năm 2018 đánh giá về tổ chức Công đoàn qua bảng 4.22:

Qua bảng số liệu 4.22 trên ta thấy: tổ chức CĐ tại một số DN NQD cơ bản đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định và hiệu quả đạt được ở mức Tốt còn chiếm tỷ lệ thấp: công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNLĐ đạt 71,2%; công tác tuyên truyền giáo dục đạt 81,2%; công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh đạt 75,0%; Thương lượng, đàm phán, ký kết TƯLĐTT, giải quyết tranh chấp LĐ và đình công đạt 81,2%. Tổ chức CĐ tại các DN làm tốt công tác

tổ chức các phong trào thi đua (đạt 76,9%), vì các phong trào thi đua luôn gắn với năng suất lao động, hiệu quả SXKD, lợi nhuận của DN nên được NLĐ và người sử dụng LĐ quan tâm.

Bảng 4.22. Đánh giá của NLĐ đối với tổ chức Công đoàn (N= 160)

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Mức độ Tốt Khá Trung bình Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1. Công tác bảo vệ quyền, lợi ích cho

CNLĐ 114 71,2 36 22,5 10 6,3 2. Công tác tuyên truyền, giáo dục 130 81,2 25 15,6 5 3,2 3. Công tác phong trào thi đua 123 76,9 30 18,8 7 4,3 4. Công tác phát triển đoàn viên, xây

dựng tổ chức CĐ vững mạnh 120 75,0 25 15,6 15 9,4 5. Thương lượng, đàm phán, ký kết

TƯLĐTT 130 81,2 25 15,6 5 3,2 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Từ các phân tích, đánh giá trên, có thể khái quát hoạt động CĐ cơ sở tại các DN NQD hoạt động trong thời gian qua có những thuận lợi, hạn chế sau:

Thuận lợi:

Công đoàn tại các DN NQD đã cơ bản khẳng định được vai trò của mình trong việc đại diện chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Phối hợp có hiệu quả với người sử dụng LĐ thương lượng, ký kết TƯLĐTT, thực hiện đúng quy định pháp luật về LĐ; hướng dẫn giúp đỡ CNLĐ ký giao kết HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật; tham gia với DN các biện pháp thực hiện, chiến lược SXKD, giải quyết việc làm cho CNLĐ.

Đã thường xuyên quan tâm tới các hoạt động đời sống tinh thần cho CNLĐ. Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động dã ngoại, thăm quan, nghỉ mát cho CNLĐ trong DN, góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho đoàn viên, CNLĐ. Phối hợp với người SDLĐ tổ chức thăm hỏi, tặng quà và phần thưởng cho con CNLĐ có thành tích cao trong học tập, hỗ trợ NLĐ khi ốm đau, gia đình gặp khó khăn đột xuất, tích cực, tham gia hưởng ứng các hoạt động công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho CNLĐ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ. Người sử dụng LĐ đã có sự quan tâm, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động Công đoàn, phối hợp, chủ động tham gia với nười SDLĐ thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doang nghiệp, thực hiện tốt vai trò là nhịp cầu nối giữa NLĐ và người SDLĐ tạo được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp đảm bảo cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như đảm bảo về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Khó khăn, hạn chế:

Đội ngũ cán bộ Công đoàn, tuy nhiệt tình nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm, còn hạn chế về trình độ, năng lực, kỹ năng, bản lĩnh, kinh nghiệm hoạt động, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, vì vậy khi NLĐ có những bức xúc về chế độ, chính sách thì họ lúng túng, không có sự giải thích rõ ràng, khiến NLĐ thiếu niềm tin vào tổ chức Công đoàn.

Lực lượng CNLĐ do trình độ học vấn thấp, chủ yếu học hết trung học cơ sở, làm lao động phổ thông, lại xuất thân từ nông thôn là chủ yếu, lên nhận thức về chính trị và pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhiều CNLĐ còn trẻ tuổi, làm các công việc giản đơn, chưa có tác phong công nghiệp; trình độ học vấn, tay nghề nên dễ bị kích động, lôi kéo tham gia ngừng việc tập thể khi bị đụng chạm đến quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng, điều kiện LĐ...

Mặt khác, đời sống NLĐ còn nhiều khó khăn nên họ cần làm việc bằng mọi giá, chấp nhận tăng ca, tăng giờ quá quy định trong khi chỉ hưởng mức thù lao thấp, không tương xứng với mức LĐ mà họ bỏ ra. Bên cạnh đó, giá cả sinh hoạt (lương thực, thực phẩm, tiền thuê nhà trọ, các dịch vụ thiết yếu khác) tăng nhanh hơn so với mức tăng tiền lương, nên thu nhập thực tế của NLĐ bị giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của NLĐ; đời sống tinh thần của NLĐ cũng hết sức khó khăn. Tình trạng không có khu vui chơi, giải trí sau giờ làm việc, thiếu các thiết chế văn hóa, nơi giữ trẻ, nhà ở cho công nhân

Quan hệ LĐ ngày càng trở nên phức tạp, trong khi đó, hoạt động Công đoàn chưa thực sự đổi mới, tổ chức và phương thức hoạt động còn đơn điệu, chưa phát huy dân chủ của đoàn viên, CNLĐ, nội dung hoạt động còn dàn trải, mang tính hình thức. Công đoàn chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ với người SDLĐ nên chưa phát huy có hiệu quả vai trò đại diện cho NLĐ.

Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm quyền lợi của NLĐ tại các DN NQD hiện nay vẫn còn diễn ra như: trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, BHYT cho NLĐ; chưa quan tâm đến cải thiện điều kiện ATVSLĐ; chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ lương, thưởng, làm thêm giờ, ốm đau, thai sản… một bộ phận NLĐ không được ký HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật.

Các quy định của Nhà nước về chế tài áp dụng đối với người sử dụng LĐ khi họ vi phạm Luật chưa đi vào thực tế cuộc sống. Vì thế có DN chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Công đoàn, phát triển đoàn viên và tổ chức hoạt động. Nhiều chủ DN cho rằng khi được thành lập CĐ, NLĐ phải đóng các khoản phí CĐ và các khoản đóng góp khác nên không mặn mà với vấn đề này. Vì thế, trên địa bàn huyện nhiều DN có đủ điều kiện nhưng không thành lập được tổ chức CĐ hoặc viện lý do để né tránh, khước từ.

Bên cạnh đó, vẫn còn Công đoàn chỉ hoạt động mang tính hình thức, chưa thực sự là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Một số DN sau khi thành lập, hoạt động không hiệu quả, gặp khó khăn về kinh phí, nhân sự… dẫn đến tạm ngưng hoạt động.

Cơ chế chính sách bảo vệ, đãi ngộ cán bộ CĐ chưa thích ứng với điều kiện hoạt động. Thiếu chế tài bảo vệ cán bộ chủ chốt, nên nhiều cán bộ Công đoàn bảo vệ tốt quyền lợi của NLĐ lại bị người sử dụng LĐ sa thải. Nguồn tài chính của CĐ cơ sở trong các DN NQD còn hạn hẹp, chưa ổn định về nguồn thu cả về kinh phí CĐ và đoàn phí, đặc biệt đối với những CĐ có số lượng đoàn viên thấp.

Vai trò tổ chức cơ sở Đảng ở DN NQD chưa thực sự được phát huY, nhiều DN còn chưa có tổ chức cơ sở Đảng. Hoạt động CĐ trong các DN NQD còn nhiều bất cập, quan hệ giữa Đảng uỷ và tổ chức CĐ tại các DN NQD còn chưa được chặt chẽ, chưa có sự phối hợp hiệu quả.

4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH Y TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)