Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hòa Bình có 976.699 dân (tháng 12/2018). Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa Bình chỉ có 786.964 người.
Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. 21% dân số sống ở đô thị và 79% dân số sống ở nông thôn.
Hòa Bình là một trong chín tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.
Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tới Hòa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình.
Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quý để phát triển du lịch công động và bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Hiện nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hàng đầu ở Hòa Bình.
Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người Mường, người Dao. Người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống với người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang phục thì người Tày ở Đà Bắc giống người Thái trắng thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La).
Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Người H'mông sống tập trung ở xã Hang Kia và Pà Còcủa huyện Mai Châu. Trước đây hai dân tộc này sống du canh du cư, nhưng từ những năm 70-80 đã chuyển sang chế độ đinh canh, định cư và đã đạt được những thành tựu đáng kể về phương diện kinh tế - xã hội.
Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 51, ngày 11/12/2015 của Liên Bộ: Y tế - Nội vụ về việc sáp nhập Bệnh viện Đa khoa huyện với Trung tâm y tế (TTYT) dự phòng huyện thành TTYT, tỉnh đã ra Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế. Trên cơ sở đó, bắt đầu từ ngày 1/1/2017, 11 TTYT huyện, thành phố được thành lập trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng các bệnh viện đa khoa với TTYT dự phòng tuyến huyện thành TTYT. Các TTYT mới sẽ có chức năng vừa thực hiện công tác dự phòng vừa khám - chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hiện nay tỉnh ta có 11 TTYT huyện, thành phố được thành lập. TTYT là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở Y tế về tổ chức, biên chế và hoạt động; chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên ngành cấp trên. Theo đó, các TTYT huyện, thành phố bao gồm phòng gồm 4 phòng chức năng và 15 khoa chuyên môn về dự phòng và điều trị. Năm 2006, theo chủ trương chung, TTYT huyện Cao Phong cũng như 10 TTYT của các huyện, thành phố trong tỉnh tách ra làm 2 đơn vị là TTYT dự phòng và Bệnh viện Đa khoa. Khi còn là Bệnh viện đa khoa, đơn vị có 3 phòng chức năng, 7 khoa lâm sàng và cận lâm sàng với 76 cán bộ, y, bác sỹ. Từ ngày 1/1/2017, khi sáp nhập, đơn vị đã sắp xếp lại bộ máy hoạt động về nhân sự, thành lập tổ chức lại các khoa, phòng gồm 4 phòng chức năng, 11 khoa chuyên môn về điều trị và dự phòng, trên 100 cán bộ, y, bác sỹ.
Mục đích của việc sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy y tế cơ sở, tập trung được cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác dự phòng và điều trị, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời việc sáp nhập TTYT dự phòng với Bệnh viện Đa khoa sẽ giảm kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng với đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi khám - chữa bệnh. Việc sáp nhập này thuận lợi cho công tác quản lý, nhất là đối với các huyện trong điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực y tế còn khó khăn. Hơn nữa, cán bộ quản lý đơn vị hoàn toàn có thể chủ động, linh hoạt trong điều động nhân viên, khi cần thiết phải ưu tiên cho hoạt động khám, chữa bệnh hoặc công tác dự phòng trong những thời điểm nhất định.
Thời gian qua, ngành y tế chú trọng hỗ trợ các DN đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thẩm định, cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh (KCB); đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động y tế. Các DN phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động như: việc thanh quyết toán chi phí KCB theo bảo hiểm y tế (BHYT) chưa kịp thời; người bệnh đến điều trị tại bệnh viện tư không được hỗ trợ như bệnh viện công; hợp đồng KCB BHYT với cơ sở đủ điều kiện vẫn còn vướng mắc; công tác đấu thầu thuốc và vật tư y tế còn nhiều khoảng cách giữa Nhà nước và doanh nghiệp y tế tư nhân…hoạt động của các DN ngành y tế góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa các loại hình y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp kinh tế cho tỉnh Hòa Bình.
Định hướng phát triển của tỉnh Hòa Bình trong tương lai là xây dựng, phát triển y tế theo hướng dịch vụ, phục vụ du khách đến du lịch, nghỉ dưỡng. tỉnh Hòa Bình đã chú trọng phát triển y tế chuyên sâu, trong đó có nhiều kỹ thuật tiến bộ được áp dụng, đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, nâng cao. Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cũng thừa nhận, hiện còn nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết trong lĩnh vực này.Đó là tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế, cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao; tình trạng thiếu bác sĩ ở một số cơ sở…Chính vì thế, trong tương lai, đề nghị DN y tế tư nhân tiếp tục hỗ trợ, hiến kế, mạnh dạn đề xuất những đóng góp trong lĩnh vực y tế; đồng thời có sự hợp tác tốt trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của thành phố về phát triển y tế. Ngoài ra, lãnh đạo thành phố đề nghị ngành y tế chủ động, tích cực cải cách
hành chính, hỗ trợ tối đa các DN tư nhân trong việc tiếp nhận, thụ hưởng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực này.
Trên 11 doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thì có 5 doanh nghiệp kinh doanh thuốc tại thành phố Hòa Bình. Còn 6 doanh nghiệp tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Doanh nghiệp ngành Y tế đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
STT Doanh nghiệp ngành Y tế đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Thành phố Hòa Bình
1 Công ty Cổ phần dược Trang thiết bị Y tế Hòa Bình 2 Công ty Cổ phần Dược phẩm Hòa Bình
3 Công ty Cổ phần Y dược học dân tộc 4 Công ty Cổ phần Y dược học cổ truYền 5 Công ty TNHH Dược phẩm Hà Việt
Huyện Lương Sơn
6 Công ty Cổ phần Dược phẩm Lương Sơn
Huyện Kỳ Sơn
7 Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn
Huyện Yên Thủy
8 Công ty Cổ phần Dược phẩm Yên Thủy
Huyện Kim Bôi
9 Công ty Cổ phần Phát triển Dược
Huyện Lạc Sơn
10 Công ty TNHH Dược phẩm Trí Đức
Huyện Tân Lạc
11 Công ty Cổ phần Dược liệu dược phẩm Tân Lạc