Nâng cao ký kết lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh

4.3.1. Nâng cao ký kết lao động tập thể

Quá trình xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp cùng với việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TULĐTT) là cơ sở pháp lý để tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân lao động. Việc ký kết TULĐTT nhằm nâng cao vị thế người

lao động, tạo ra sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Năm 2016 Công đoàn ngành Y tế đã thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao kỹ năng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp.

Tính đến hết năm 2018 Công đoàn ngành Y tế cơ bản đã thực hiện ký kết 100% DN ký kết TƯLĐTT.

Theo khảo sát của Công đoàn ngành Y tế tỉnh Hòa Bình tại 1 số doanh nghiệp ở TP. Hòa Bình, thời gian làm việc của công nhân lao động trong một ngày là 8 giờ (chiếm 84,93%). Tuy nhiên, vẫn có những bộ phận do đặc thù công việc nên làm việc trên hoặc dưới 8 giờ; thường xuyên làm thêm giờ tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất. Có 94,52% công nhân trả lời có việc làm ổn định, thường xuYên. Số liệu khảo sát cho thấy, doanh nghiệp và công nhân ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn chiếm 62,33%; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng chiếm 34,25%. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt 99% công nhân lao động; tuy nhiên trên thực tế có nhiều doanh nghiệp còn nợ tiền cơ quan bảo hiểm xã hội, nên việc thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… cho người lao động chưa được kịp thời. Công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp đã bước đầu được quan tâm, với 85% các đơn vị được trang bị đầy đủ và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động. Hầu hết công nhân lao động khi vào doanh nghiệp làm việc đều được ký hợp đồng lao động, được biết về chế độ tiền lương của mình và thời gian làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp và Công đoàn của công ty duy trì được chế độ thăm hỏi khi công nhân lao động bị ốm đau, gia đình có việc hiếu, hỷ....Tuy vậy, gần 70% công nhân lao động chưa có nhà ở ổn định, chủ yếu là những người có tuổi cao và thâm niên công tác lâu năm. Thu nhập của công nhân trong các DN bình quân từ 3,5-4,5 triệu đồng. Ngoài lương, công nhân được doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn ca, tiền thưởng chuyên cần hàng tháng, được hỗ trợ trượt giá, tiền đi lại và tiền nhà ở. Các loại trên tùy từng doanh nghiệp và theo các mức khác nhau, được công khai tại mỗi doanh nghiệp.

Từ những thực trạng về đối thoại, thương lượng, ký kết TULĐTT và thực hiện TULĐTT trong các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cho thấy, muốn xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp thì việc

thương lượng, ký kết TULĐTT đóng vai trò rất quan trọng. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên và người lao động. Vì vậy, để nâng cao vị thế người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc cho người lao động, hạn chế nguy cơ đình công, lãn công, cùng chung sức xây dựng doanh nghiệp thì tổ chức Công đoàn cơ sở và người lao động khi ký TULĐTT, cần phải có những kỹ năng đối thoại, thương lượng bình đẳng để đi đến thống nhất, tránh hình thức. Đồng thời thành lập các Tổ tư vấn pháp luật tại các Công đoàn cấp trên cơ sở, nhằm đáp ứng nhu cầu pháp luật và trang bị kỹ năng đàm phán, thương lượng và kiến thức pháp luật để Công đoàn cơ sở tiến hành tham gia đàm phán, thương lượng tập thể có hiệu quả nhất và ký kết TULĐTT đúng với quy định của pháp luật. Công tác chuẩn bị để ký kết TULĐTT cũng rất có ý nghĩa, bởi TULĐTT phải đảm bảo nội dung có lợi hơn cho người lao động, đồng thời phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, vì vậy, người đại diện cho tập thể người lao động phải có đủ tư cách đại diện, hai bên phải có thiện chí thương lượng, có đủ kỹ năng, năng lực và kiểm soát thì mới đem lại hiệu quả của TULĐTT.

4.3.2. Tham gia kỷ luật Lao động và xử lý kỷ luật lao động.

Kỷ luật lao động thể hiện trong bảng nội quy của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành. Tuy nhiên, người lao động lại là đối tượng chủ yếu phải thực hiện bản nội quy ấy. Công đoàn với tư cách là đại diện tập thể người lao động có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng dự thảo nội quy lao động. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp (khoản 2 Điều 82 Bộ luật lao động). Việc xử lý kỷ luật lao động mặc dù thuộc thẩm quyền của người sử dụng lao động song do việc xử lý kỷ luật lao động là một việc hệ trọng có liên quan đến danh dự, việc làm của người lao động. Đồng thời để bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động và nâng cao hiệu quả giáo dục người vi phạm, pháp luật lao động quy định khi xem xét kỷ luật bắt buộc phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp và cũng yêu cầu người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động trước khi tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Để bảo vệ cho cán bộ Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp, pháp luật quy định trong trường hợp người sử dụng lao động sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thì phải có thoả

thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; nếu sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thì phải có thoả thuận với tổ chức Công đoàn cấp trên.

Khi tham gia xử lý kỷ luật lao động người lao động, Công đoàn cơ sở có những quyền và trách nhiệm sau:

- Tham gia cuộc họp xét kỷ luật người lao động, phát biểu và bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản xử lý kỷ luật.

- Được người sử dụng lao động tham khảo ý kiến khi tạm thời đình chỉ công việc của người lao động.

- Được hỏi ý kiến khi người sử dụng lao động sa thải người lao động là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

- Được người sử dụng lao động gửi quyết định kỷ luật người lao động. - Thay mặt người lao động (nếu người lao động yêu cầu) khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền, khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo luật định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)