Tham gia ký kết lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 45 - 48)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành

4.1.1. Tham gia ký kết lao động tập thể

Về mặt khoa học pháp lý, bản thỏa ước lao động tập thể mà hai bên ký kết có thể bao gồm hai nhóm nội dung:

- Nhóm thứ nhất: là các nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể,

bao gồm các cam kết của hai bên về việc làm và những biện pháp bảo đảm việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp lương, định mức lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động, các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

- Nhóm thứ hai: bao gồm các nội dung khác mà trong quá trình thương

lượng thỏa thuận, hai bên đồng ý đưa vào bản thỏa ước, đó có thể là những vấn đề phúc lợi đối với người lao động, về đào tạo, về trách nhiệm của tập thể người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, về phương thức giải quYết khi có tranh chấp lao động.

Theo quy định của pháp luật lao động nước ta nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể gồm những cam kết sau đây:

- Việc làm và bảo đảm việc làm; - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Tiền lương, tiền thưởng, ăn ca và phụ cấp lương; - Định mức lao động;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Hàng năm Công đoàn ngành đều ký thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Tổ chức đối thoại giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động định

kỳ vào tháng 4 hàng năm. Tại đây, người sử dụng lao động báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, các chiến lược, kế hoạch của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Trưng cầu ý kiến người lao động về các việc lớn trong công ty, về các khoản đầu tư và phương hướng phát triển. Người lao động đưa ra các ý kiến về chính sách, chế độ, việc làm, những sáng kiến để cải thiện tình hình lao động… Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức đối thoại, lựa chọn các thành phần lao động phù hợp đi dự cuộc đối thoại, tư vấn cho đại thành viên tổ đối thoại về pháp luật lao động, Công đoàn, về chế độ chính sách đối với người lao động. Chuẩn bị trước nội dung đối thoại để đảm bảo quYền lợi cho người lao động, tạo ra những điều khoản tốt hơn, có lợi cho người lao động và vẫn đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động có việc làm thường xuyên và được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng Doanh nghiệp tham gia ký thỏa ước lao động

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 BQ

DN Tham gia ký kết thỏa ước lao động

Doanh

nghiệp 8 9 11 112,5 122,2 117,4 Tỷ lệ % 72,7 81,8 100,0 112,5 122,2 117,4

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy Công đoàn ngành đã phối hợp với chủ doanh nghiệp ký kết các TƯLĐTT với nhiều điểu khoản có lợi hơn cho người lao động như Lương, thời gian làm việc, ăn ca và các chế độ cho người lao động. Năm 2016 có 8/11 DN ký TƯLĐTT đạt 72,7% còn 1 số DN mới thành lập chưa ký TƯLĐTT như Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn, Công ty Cổ phần Dược phẩmYên Thủy, Công ty Cổ phần DLDF Tân Lạc đến năm 2018 Công đoàn ngành đã phối hợp và ký kết đủ 11/11 DN ký TƯLĐTT các DN có giao kết TƯLĐTT tại các DN Số lao động nơi khác tại các doanh nghiệp hoạt động trong các DN ngành Y tế năm 2016 chiếm 72,7% tổng số DN có xu hướng tăng về cơ cấu và số lượng, năm 2017 là 81,8%, năm 2018 là 100% tổng số lao động nơi khác đang làm việc trong các khu công nghiệp. Tốc độ tăng bình quân là 117,3%. Như vậy, vai trò của tổ chức CĐ trong các DN NQD chưa được khẳng định rõ nét, vẫn còn tồn tại những khó khăn chưa giải quyết được giữa các bên chủ thể của quan hệ LĐ trong quá trình áp dụng

pháp luật về thương lượng, ký kết thoả ước tập thể và ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ.

Theo kết quả khảo sát nhằm nâng cao vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc ký kết TƯLĐTT, Công đoàn ngành tiếp tục chỉ đạo các tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận tập trung xây dựng quy chế hoạt động, xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, tổ chức lấy ý kiến người lao động về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể để tổng hợp kiến nghị và sửa đổi bổ sung nội dung TƯLĐTT cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Đồng thời tích cực tuyên truyền chế độ chính sách đến người lao động, phát huy trí tuệ tập thể trong xây dựng TƯ LĐTT và được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số người lao động có ý kiến về vai trò của ký kết lao động tập thể tại các Doanh nghiệp

Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Lao động N=164 Người sử dụng lao động N=23 Tính chung N=187

2 Việc làm và bảo đảm việc làm 100,0 100,0 100,0 3 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 80,5 100,0 82,9 4 Tiền lương, tiền thưởng, ăn ca và phụ

cấp lương 100,0 95,7 99,5

5 Định mức lao động 41,5 69,6 44,9 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018

Qua bảng 4.2 ta thấy: Người sử dụng lao động và người lao động đều rất quan tâm đến Việc làm và bảo đảm việc làm và Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Tiền lương, tiền thưởng, ăn ca và phụ cấp lương chiếm Ngoài ra Định

mức lao động vẫn ở mức thấp.

Qua điều tra có thể thấy thực trạng khi Tham gia ký kết lao động tập thể tại các Doanh nghiệp ngành Y tế

*Ưu nhược điểm khi Tham gia ký kết lao động tập thể

- Ưu điểm:

Công đoàn đã lãnh đạo, tập hợp, tổ chức người lao động tham gia quá trình thương lượng và đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết

thỏa ước lao động tập thể. Nhiều bản thỏa ước lao động tập thể đã có những thoả thuận cụ thể, bao gồm nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động Thông qua việc thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể, quYền dân chủ, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người lao động ngàY càng được nâng cao, người lao động tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua do Công đoàn cơ sở phát động.

- Nhược điểm:

Việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ở khu vực doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có tỷ lệ cao và chất lượng còn hạn chế. Phần lớn các bản thỏa ước chỉ là sự sao chép lại các quy định của pháp luật; hoặc có thỏa ước nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết, thực chất là vi phạm pháp luật. Cán bộ Công đoàn cơ sở có biết việc vi phạm nhưng họ cũng là người lao động sợ mất việc làm không dám đấu tranh. Thực tế nhiều điều khoản đã được thỏa thuận và thực hiện như tiền ăn, tiền xe, tiền nhà, tiền chuyên cần nhưng không có doanh nghiệp nào ghi vào thỏa ước. Điều này thể hiện sự chi trả của chủ doanh nghiệp như là việc ban ơn, ban phát của họ, đồng thời dùng nó làm phương tiện quản lý lao động (tiền chuyên cần), khi cần thiết có thể cắt bỏ mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)