Số lượng Doanh nghiệp tham gia ký thỏa ước lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 46 - 53)

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 BQ

DN Tham gia ký kết thỏa ước lao động

Doanh

nghiệp 8 9 11 112,5 122,2 117,4 Tỷ lệ % 72,7 81,8 100,0 112,5 122,2 117,4

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy Công đoàn ngành đã phối hợp với chủ doanh nghiệp ký kết các TƯLĐTT với nhiều điểu khoản có lợi hơn cho người lao động như Lương, thời gian làm việc, ăn ca và các chế độ cho người lao động. Năm 2016 có 8/11 DN ký TƯLĐTT đạt 72,7% còn 1 số DN mới thành lập chưa ký TƯLĐTT như Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn, Công ty Cổ phần Dược phẩmYên Thủy, Công ty Cổ phần DLDF Tân Lạc đến năm 2018 Công đoàn ngành đã phối hợp và ký kết đủ 11/11 DN ký TƯLĐTT các DN có giao kết TƯLĐTT tại các DN Số lao động nơi khác tại các doanh nghiệp hoạt động trong các DN ngành Y tế năm 2016 chiếm 72,7% tổng số DN có xu hướng tăng về cơ cấu và số lượng, năm 2017 là 81,8%, năm 2018 là 100% tổng số lao động nơi khác đang làm việc trong các khu công nghiệp. Tốc độ tăng bình quân là 117,3%. Như vậy, vai trò của tổ chức CĐ trong các DN NQD chưa được khẳng định rõ nét, vẫn còn tồn tại những khó khăn chưa giải quyết được giữa các bên chủ thể của quan hệ LĐ trong quá trình áp dụng

pháp luật về thương lượng, ký kết thoả ước tập thể và ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ.

Theo kết quả khảo sát nhằm nâng cao vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc ký kết TƯLĐTT, Công đoàn ngành tiếp tục chỉ đạo các tổ Công đoàn, Công đoàn bộ phận tập trung xây dựng quy chế hoạt động, xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, tổ chức lấy ý kiến người lao động về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể để tổng hợp kiến nghị và sửa đổi bổ sung nội dung TƯLĐTT cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Đồng thời tích cực tuyên truyền chế độ chính sách đến người lao động, phát huy trí tuệ tập thể trong xây dựng TƯ LĐTT và được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số người lao động có ý kiến về vai trò của ký kết lao động tập thể tại các Doanh nghiệp

Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Lao động N=164 Người sử dụng lao động N=23 Tính chung N=187

2 Việc làm và bảo đảm việc làm 100,0 100,0 100,0 3 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 80,5 100,0 82,9 4 Tiền lương, tiền thưởng, ăn ca và phụ

cấp lương 100,0 95,7 99,5

5 Định mức lao động 41,5 69,6 44,9 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018

Qua bảng 4.2 ta thấy: Người sử dụng lao động và người lao động đều rất quan tâm đến Việc làm và bảo đảm việc làm và Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Tiền lương, tiền thưởng, ăn ca và phụ cấp lương chiếm Ngoài ra Định

mức lao động vẫn ở mức thấp.

Qua điều tra có thể thấy thực trạng khi Tham gia ký kết lao động tập thể tại các Doanh nghiệp ngành Y tế

*Ưu nhược điểm khi Tham gia ký kết lao động tập thể

- Ưu điểm:

Công đoàn đã lãnh đạo, tập hợp, tổ chức người lao động tham gia quá trình thương lượng và đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết

thỏa ước lao động tập thể. Nhiều bản thỏa ước lao động tập thể đã có những thoả thuận cụ thể, bao gồm nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động Thông qua việc thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể, quYền dân chủ, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người lao động ngàY càng được nâng cao, người lao động tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua do Công đoàn cơ sở phát động.

- Nhược điểm:

Việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ở khu vực doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có tỷ lệ cao và chất lượng còn hạn chế. Phần lớn các bản thỏa ước chỉ là sự sao chép lại các quy định của pháp luật; hoặc có thỏa ước nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết, thực chất là vi phạm pháp luật. Cán bộ Công đoàn cơ sở có biết việc vi phạm nhưng họ cũng là người lao động sợ mất việc làm không dám đấu tranh. Thực tế nhiều điều khoản đã được thỏa thuận và thực hiện như tiền ăn, tiền xe, tiền nhà, tiền chuyên cần nhưng không có doanh nghiệp nào ghi vào thỏa ước. Điều này thể hiện sự chi trả của chủ doanh nghiệp như là việc ban ơn, ban phát của họ, đồng thời dùng nó làm phương tiện quản lý lao động (tiền chuyên cần), khi cần thiết có thể cắt bỏ mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

4.1.2. Tham gia kỷ luật Lao động và xử lý kỷ luật lao động

Như chúng ta đã biết, đại diện tập thể người lao động hay nói cách khác là tổ chức Công đoàn cơ sở có thể coi tổ chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm hại theo quy định của pháp luật về lao động hiện hành, cụ thể là Bộ luật Lao động 2012.

Theo đó, theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 123, Bộ luật Lao động 2012 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật người lao động thì khi tiến hành xử lý kỷ luật người lao động thì phải có mặt của địa diện tập thể người lao động tại cơ sở, ở đây có thể được hiểu là tổ chức Công đoàn cơ sở. Tức là, khi xử lý kỷ luật người lao động thì sự có mặt của đại diện tập thể người lao động hay nói cách khác là tổ chức Công đoàn cơ sở là điều kiện cần để tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động.

Ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 123, Bộ luật Lao động 2012 thì sự có mặt của đại diện tập thể người lao động hay nói cách khác là tổ chức Công

đoàn cơ sở cũng được coi là điều kiện cần để tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động. Như vậy, theo quy định tại Khoản 1, Điều 30, Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.

Việc tham gia kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động trong các DN ngành Y tế đánh giá qua bảng số liệu thu thập thông tin bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3. Số người và số thành viên tham gia kỷ luật Lao động và xử lý kỷ luật lao động trong các DN ngành Y tế

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

Số vụ được sử lý kỷ luật Vụ 14 11 17 Số thành viên BCH CĐCS tham gia xử lý Người 30 9 23 Số lao động bị xử lý Người 35 42 29

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018

Qua bảng 4.3 ta thấy: Do DN ngành Y tế có số lượng ít và chỉ Yếu là kinh doanh và bán thuốc chỉ có 2 DN có thực hiện sản xuất: Công ty Cp Y dược học dân tộc và Công ty CP Trang thiết bị Y tế lên việc vi phạm kỷ luật là rất thấp. Chủ yếu tâp trung tại Công ty CP Trang thiết bị Y tế do vân đề liên quan đến BHXH dẫn đến tâm lý người lao động bị dao động và xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật. CĐN đã có công văn tuyên truyền và vận động người lao đọng lên tình hình vi phạm đã giảm

Các lỗi người vi phạm thường là lỗi nhẹ phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, hoặc theo Nôi quy lao động và Thỏa ước lao động nếu có quy định. Ban chấp hành CĐCS Là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Như vậy, với những quy định trên của pháp luật về lao động hiện hành sẽ giúp cho người lao động bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, cũng như nâng cao vị thế của người lao động đối với người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

- Khi tham gia xử lý kỷ luật lao động người lao động, Công đoàn cơ sở có những quyền và trách nhiệm sau:

- Tham gia cuộc họp xét kỷ luật người lao động, phát biểu và bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản xử lý kỷ luật.

- Được người sử dụng lao động tham khảo ý kiến khi tạm thời đình chỉ công việc của người lao động.

- Được hỏi ý kiến khi người sử dụng lao động sa thải người lao động là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

- Được người sử dụng lao động gửi quyết định kỷ luật người lao động. - Thay mặt người lao động (nếu người lao động yêu cầu) khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền, khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo luật định.

- Trong trường hợp không nhất trí với người sử dụng lao động kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải người lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở phải kịp thời báo cáo Công đoàn cấp trên để có những giải pháp tiếp theo. Cùng với trách nhiệm tham gia xử lý kỷ luật lao động để bảo đảm cho người lao động không bị kỷ luật oan, không bị kỷ luật sai; Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục người lao động chấp hành nghiêm chỉnh nội quy lao động, không phát sinh hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong quá trình lao động.

Việc tham gia ý kiến về việc kỷ luật Lao động và xử lý kỷ luật lao động trong các DN ngành Y tế được đoàn viên và người lao động đánh giá qua bảng số liệu thu thập thông tin bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4. Số người tham gia ý kiến về việc kỷ luật Lao động và xử lý kỷ luật lao động trong các DN ngành Y tế Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Lao động N=164 Người sử dụng lao động N=23 Tính chung N=187

1 Tham gia hội đồng kỷ luật 39,0 100,0 46,5 2

Được người sử dụng lao động tham

khảo ý kiến, phát biểu và bảo lưu ý kiến. 47,6 100,0 54,0 3

Thay mặt người lao động khiếu nại đến

cơ quan có thẩm quyền 54,3 0 47,6 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2018

Qua bảng 4.4 ta thấy: Người lao động đều không đánh giá cao đến Tham gia hội đồng kỷ luật và bảo đảm việc làm và Thời giờ làm việc Được người sử dụng lao động tham khảo ý kiến, phát biểu và bảo lưu ý kiến, còn người sử dụng lao động rất quan tâm đến vấn đề này, ngoài ra Người lao động còn Thay mặt người lao động khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Qua điều tra có thể thấy thực trạng khi việc kỷ luật Lao động và xử lý kỷ

luật lao động trong các DN ngành Y tế

* Ưu nhược điểm khi Tham gia kỷ luật Lao động và xử lý kỷ luật lao động - Ưu điểm:

+ Đảm bảo được quyền lợi của người lao động

- Nhược điểm:

Trên thực tế, không phải người lao động nào cũng có hiểu biết về quyền khiếu nại và việc thực hiện quyền này còn nhiều khó khăn bởi những vướng mắc về thủ tục hành chính. Do đó, nếu muốn quyền, lợi ích hợp pháp của mình được đảm bảo thì người lao động cần có sự tìm hiểu nhất định, và đặc biệt, phải tuân thủ nội dung kỷ luật do doanh nghiệp đã phổ biến. người sử dụng lao động cũng cần có sự hiểu biết và thực hiện theo những quy định pháp luật ban hành để tránh rơi vào rắc rối về mặt pháp lý trong quá trình xử lý kỷ luật lao động.

4.1.3. Bảo đảm an toàn lao động – vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội.

4.1.3.1. Bảo đảm an toàn lao động – vệ sinh lao động

Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn luôn là một nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về cải thiện điều kiện lao động. Tiến hành nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ngành Y tế:

Tuy ở các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung các doanh nghiệp thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động tốt. Một số nội dung các doanh nghiệp thực hiện khá tốt như: trang bị phương tiện bảo vệ các nhân cho NLĐ, chăm lo cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện lao động: máy móc thiết bị, không gian, độ thoáng, độ sáng, chống ồn,… nhà xưởng, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ Y tế cho NLĐ; hầu hết các DN đều có tủ thuốc, trang bị phương tiện sơ cấp cứu tại chỗ và có nhân viên Y tế trực theo ca sản xuất, một số DN có phòng Y tế; các máy móc thiết bị có yêu cầu

nghiêm ngặt về an toàn đều được kiểm định và đăng ký; NLĐ được hướng dẫn về an toàn lao động.

Điều 10, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau: 1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.

3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp.

5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ Công đoàn và người lao động.

7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.

8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)