Số lượng các vụ tai nạn tại các doanh nghiệp ngàn hY tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 53)

Nội dung Đơn vị tính 2016 2017 2018

Số vụ tai nạn lao động Vụ 3 2 4 Số người chết Người 0 0 0 Số người bị thương Người 5 3 8

Nguồn: Công đoàn ngành Y tế (2018)

Qua bảng 4.5 ta thấy: Bên cạnh các DN ngành Y tế thực hiện khá tốt tác an toàn - vệ sinh lao động. Từ những thực tế ở trên Công đoàn ngành Y tế và Công đoàn các DN luôn chú trọng trong công tác an toàn vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp cụ thể như sau:

- Có 100% cán bộ Công đoàn cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm trang bị những kiến thức giúp cho người lao động biết cách tự bảo vệ mình, xây dựng đội ngũ báo cáo viên Công đoàn các cấp, duy trì tốt hoạt động tư vấn pháp luật, kiện toàn mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV), hoạt động tuyên truyền được ưu tiên cho người lao động trực tiếp tại doanh nghiệp

trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ năm 2016 - 2018, Công đoàn ngành Y tế với chuyên môn tổ chức tuyên truyền được 43 lớp, cho 748 lượt người, căng treo 68 băng zôn, khẩu hiệu; Trang bị tủ sach pháp luật về An toàn vệ sinh lao động qua bảng 4.6:

Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về quản lý hoạt động của Công đoàn cơ sở về điều kiện làm việc của người lao động (N= 164)

Đơn vị tính: %

Điều kiện làm việc Lựa chọn (Người)

Tỷ lệ (%)

Tham gia tổ chức tập huấn về An toàn vệ sinh lao động 164 100 Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế

hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm An toàn vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động.

164 100 Công tác tuyên truyền, giáo dục 164 100 Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề

liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về An toàn vệ sinh lao động.

145 95 Kiến nghị với người sử dụng lao động các biện pháp bảo đảm

An toàn vệ sinh lao động. 150 97

Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác An toàn vệ sinh lao động.

110 100 Nguồn: Kết quả khảo sát (2018)

- Qua bảng 4.6 ta thấy: 100% cán bộ Công đoàn cơ sở tham tập huấn về ATVSLĐ: Tập huấn ban chấp hành CĐCS để họ nắm chắc kiến thức về ATVSLĐ. Từ đó có thể giải đáp những vướng mắc khi CNLĐ hỏi và đòi hỏi quyển lợi cho NLĐ khi chủ doanh nghiệp chưa thực hiện đúng pháp luật về ATVSLĐ. 100% cán bộ Công đoàn tham gia công tác kiểm tra, đánh giá ATVSLĐ: Công đoàn ngành Y tế chỉ đạo CĐCS phối hợp với giám đốc doanh nghiệp tổ chức huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho người lao động, thực hiện công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ của các tổ đội phân xưởng sản xuất,...

- Thực hiện phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, hàng năm Công đoàn ngành Y tế có văn bản chỉ đạo CĐCS thực hiện công tác tự kiểm tra,

chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện phong trào, biểu dương khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc đã có 2 tập thể, 3 cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen; 3 tập thể, 6 cá nhân được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”. 97% cán bộ Công đoàn cơ sở tham gia vào hoạt động thương lượng với chủ lao động về điều kiện làm việc, không gian làm việc tại cơ sở đánh giá qua bảng số liệu thu thập thông tin mức độ hài lòng của người lao động qua bảng 4.7 sau:

Bảng 4.7. Mức độ hài lòng của Người lao động về hoạt động của Công đoàn cơ sở (N= 164)

Đơn vị tính: %

Điều kiện làm việc Rất hài lòng Hài lòng BT

Không hài lòng Rất không hài lòng

Tham gia tổ chức tập huấn về ATVSLĐ 10 55 21,6 2,5 1,2 Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát

việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ cải thiện điều kiện lao động.

5,4 14,6 40,6 29,6 9,5 Công tác tuyên truyền, giáo dục 5,0 12,3 44,7 25,5 12,3 Đối thoại với người sử dụng lao động để

giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về ATVSLĐ.

25,0 32,3 25,6 11,9 5,0 Kiến nghị với người sử dụng lao động

các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ. 4,1 12,7 50,2 26,9 5,9 Phối hợp với người sử dụng lao động tổ

chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ.

9,4 42,5 30,9 10,3 6,7 Nguồn: Kết quả khảo sát (2018)

Qua bảng 4.7 ta thấy: Hàng năm, CĐ trong các DN cơ sở theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện việc đảm bảo An toàn vệ sinh lao động (số lượng và chất lượng) và khó khăn, vướng mắc phát sinh; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, huyện thanh - kiểm tra việc thực hiện pháp luật LĐ; các đoàn công tác phụ trách cơ sở của LĐLĐ tỉnh kiểm tra, đôn đốc. Nhờ đó,

việc đảm bảo An toàn vệ sinh lao động được đảm bảo hơn.

Mặc cùng đã có nhiều lỗ lực trong công tác đảm bảo An toàn vệ sinh lao động tuy nhiên hoạt động quản lý cũng gặp phải không ít những hạn chế bất cập cụ thể:

Hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động hiện đang được quy định trong nhiều văn bản luật và nhiều văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành; hệ thống quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động chậm được rà soát chuyển đổi và ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới; đối tượng điều chỉnh trong Bộ luật lao động hiện nay chỉ điều chỉnh, áp dụng đối với hoạt động lao động có quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Trong khi đó, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến cả những đối tượng không thuộc phạm vi trên.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu và yếu, bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ. Tổ chức bộ máy của Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động của Nhà nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ Thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng; thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động nằm trong Thanh tra chung nên còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động ngày càng ít, có địa phương không có; việc quản lý môi trường lao động, quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động còn rất hạn chế, số nơi làm việc, người lao động trong diện quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với người sử dụng lao động, người lao động không chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động.

Việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà nước. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động của các địa phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn; công tác quản lý huấn luYện còn

lỏng lẻo; việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động không còn phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp mới.

4.1.3.2. Bảo hiểm xã hội

Hằng năm, Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện trong các Công đoàn cơ sở trong các Doanh nghiệp ngành Y tế về BHXH, BHYT. Nhiều Công đoàn cơ sở trong các Doanh nghiệp ngành Y tế đã có kế hoạch cụ thể, phối hợp với BHXH tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các Ban, ngành của địa phương... để truyền thông, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT... động viên đoàn viên, người lao động tham gia BHXH, BHYT.

Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình và các cấp Công đoàn luôn xem công tác truyền thông là điều kiện hết sức quan trọng để bảo vệ quyền lợi và nâng cao ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi pháp luật cho đoàn viên và người lao động. Thường xuyên chỉ đạo các cấp Công đoàn quan tâm tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về pháp luật lao động nói chung và pháp luật BHXH, BHYT nói riêng cho đoàn viên, người lao động tham gia. Đặc biệt, những năm gần đây khi Luật BHXH 2014, Luật BHYT 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2014, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ được ban hành khá đầy đủ, kịp thời, đồng bộ thì công tác pháp luật của các cấp Công đoàn nói chung và hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật lao động, BHXH, BHYT cho cán bộ, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nói riêng càng có nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt. Công đoàn ngành Y tế Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị thông tin đại chúng của tổ chức Công đoàn mở các chuyên trang, chuyên mục và đăng tải các tin, ảnh, bài viết truyền thông các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT. Biên soạn, in ấn và phát hành các tờ gấp, cẩm nang dành cho cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; giúp cán bộ Công đoàn thuận lợi trong việc truyền thông vận động đoàn viên, người lao động tham gia BHXH, BHYT. Tổ chức hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, các cuộc tọa đàm, hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách, pháp luật với người lao động về BHXH, BHYT, các cuộc tuyên truyền pháp luật lưu động cho công nhân khu nhà trọ thông qua tổ tự quản công nhân... Các hội nghị tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực cho đại biểu là cán bộ Công đoàn các cấp, trang bị cho họ các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT; trình tự, thủ tục trong giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho

người lao động; vai trò của Công đoàn, kỹ năng của cán bộ Công đoàn trong tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT... Những kiến thức, kỹ năng đó đã giúp đội ngũ cán bộ Công đoàn trong việc truyền thông, phổ biến, tư vấn pháp luật, hướng dẫn người lao động về các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT; góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động và phát triển đối tượng tham gia BHXH tại đơn vị mình. Các hội nghị đối thoại chính sách, pháp luật BHXH, BHYT với người lao động, các cuộc truyền thông cho công nhân lao động khu nhà trọ... được doanh nghiệp và người lao động đánh giá cao, thu hút đông đảo người lao động tham gia. Bên cạnh việc được nắm bắt các chính sách, quy định của pháp luật về BHXH, BHYT và các vấn đề có liên quan, người lao động được trực tiếp trao đổi, giải đáp những vướng mắc, những tồn tại, khó khăn ngay tại hội nghị. Người sử dụng lao động hiểu rõ các nghĩa vụ của mình, quan tâm thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật có liên quan về BHXH, BHYT trong đó chú trọng việc tham gia BHXH, BHYT cho các đối tượng theo quy định, thực hiện đóng đủ, kịp thời BHXH, BHYT cho người lao động, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Các câu hỏi, các ý kiến phản hồi của người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ nhân sự doanh nghiệp tại các hội nghị đối thoại đã cung cấp thêm cho các chuyên gia xây dựng chính sách, các báo cáo viên của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, BHXH và Công đoàn những giải pháp hữu ích trong việc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định, Thông tư sát với tình hình thực tiễn ở cơ sở.

Công đoàn cơ sở trong các Doanh nghiệp ngành Y tế tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, các cuộc đối thoại chính sách nói chung và các cuộc tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT nói riêng; đăng tải các tin, bài, phóng sự về công tác BHXH, BHYT trên Bản tin nội bộ và trên các Trang tin điện tử của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, góp phần thực hiện tốt các chính sách, quy định của pháp luật về BHXH, BHYT...

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật nói chung và tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT của các cấp Công đoàn nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Nhận thức, ý thức trách nhiệm và sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với một số cơ quan, đơn vị ở địa phương, với người sử dụng lao động trong doanh nghiệp về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực sự đầy đủ và chưa tương

xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này; việc huy động nguồn lực cho công tác tuyên truyền chưa được tiến hành đồng bộ và rộng khắp. Đội ngũ cán bộ Công đoàn thực sự am hiểu, có kiến thức pháp luật nói chung, pháp luật về BHXH, BHYT nói riêng còn mỏng và hầu hết là kiêm nhiệm, chưa toàn tâm, toàn ý đầu tư thời gian và trí tuệ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật còn hạn hẹp, nhất là ở cơ sở dẫn đến hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật trong đoàn viên, người lao động.

Việc Đảm bảo quyền lợi về BHXH trong các DN ngành Y tế đánh giá qua bảng số liệu thu thập thông tin bảng 4.8 sau:

Bảng 4.8. Số người lao động được ký HĐLĐ và được đóng BHXH từ năm 2016-2018 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 BQ Tổng CNLĐ tại DN Người 370 375 365 109,8 119,1 116,4 1. Số lao động được ký HĐLĐ Người 357 365 362 115,0 121,1 118,0 Tỷ lệ % 93,8 94,7 97,3 101,1 101,7 101,4 2.Số lao động được đóng BHXH Người 354 360 361 104,7 105,9 105,3 Tỷ lệ % 91,2 92,6 96,3 104,7 105,9 105,3

Quả bảng số liệu 4.8 về Tình hình CNLĐ tham gia BHXH số Số lao động được ký HĐLĐ đều tăng qua từng năm và đạt cao nhất năm 2018 đạt 97,3% và số lao động được đóng BHXH đạt 96,3. Do CĐN Y tế đã phối hợp với lãnh đạo DN đã tuyên truyền vận động cho người LĐ thấy được lợi ích của BHXH.

Niềm tin của một bộ phận người lao động đối với chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT chưa thực sự rõ nét. Hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT (trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT của một bộ phận người sử dụng lao động…) xảy ra còn nhiều, việc giải quyết các chế độ, quyền lợi của người lao động đôi lúc chưa kịp thời... cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng, niềm tin của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)